Tưa miệng khi mang thai có nguy hiểm không? Cách điều trị an toàn cho mẹ bầu

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ nội trú ĐH Y Hà Nội – Phạm Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
  • Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
  • Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
  • Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm

Tưa miệng khi mang thai có thể nhận biết qua các mảng bám màu trắng hoặc vàng nhạt trên lưỡi [1]. Đây là hiện tượng nhiều phụ nữ gặp phải, thường do nấm Candida albicans phát triển quá mức [2]. Tình trạng không nguy hiểm nhưng gây đau đớn và khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày [3]. Có nhiều phương pháp để xử lý tình trạng này, nhưng tốt nhất hãy đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn điều trị đúng cách [4].

Tưa miệng khi mang thai là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh

Quá trình mang thai là thời kỳ cơ thể của chị em phụ nữ trải qua nhiều biến đổi. Mẹ bầu phải đối mặt với nhiều vấn đề như: mệt mỏi, ốm nghén, đau đầu, buồn nôn, viêm nướu, viêm nha chu,… Bên cạnh các triệu chứng trên, một bệnh lý khác cũng gây ra nhiều phiền toái nhưng ít được chú ý tới chính là tưa miệng

Tưa miệng là bệnh lý do nấm Candida albicans trong miệng khi gặp điều kiện thuận lợi phát triển mạnh mẽ, vượt ra khỏi kiểm soát của niêm mạc miệng gây ra các triệu chứng tưa miệng. 

Tình trạng này không những gây khó chịu mà còn khiến mẹ bầu dễ bị mất vị giác, dẫn đến những khó khăn trong chuyện ăn uống. Khi mắc bệnh lý này, mẹ bầu sẽ có nồng độ pH trong khoang miệng thấp, nước bọt tiết không đủ gây khô miệng. 

Tưa miệng là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai
Tưa miệng là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai

Bệnh tưa miệng ở phụ nữ đang mang thai có những dấu hiệu rất đặc trưng, nên bạn có thể dễ dàng phát hiện bệnh từ sớm. Ngoài những thay đổi khác về nội tiết, những tổn thương trên lưỡi thì bệnh lý này còn có những triệu chứng như: 

  • Xuất hiện các mảng bám màu trắng hoặc vàng nhạt ở vùng lưỡi, hai bên má, amidan, lợi, ngoài môi. 
  • Tình trạng tưa miệng nặng còn gây khô da, bong tróc xung quanh niêm mạc miệng và khóe môi. 
  • Lưỡi của mẹ bầu có hiện tượng nứt, hơi ngứa hoặc có màu đỏ bất thường. Nhiều trường hợp chà sát nhẹ hoặc cào xước nhẹ lưỡi sẽ bị chảy máu. 
  • Mẹ bầu gặp khó khăn trong quá trình ăn nhai hay nuốt thức ăn. Lâu ngày cảm thấy mất vị giác, ăn uống không ngon miệng thậm chí là bỏ bữa không ăn. 
  • Đau nhức hoặc nóng rát ở bên trong miệng, đặc biệt là vùng lưỡi.

Trong trường hợp tình trạng bệnh nghiêm trọng, tổn thương có thể xâm nhập sâu vào thực quản hoặc ống tiêu hóa gây ra hiện tượng:

  • Cảm giác thức ăn luôn bị kẹt trong cổ họng hoặc giữa ngực rất khó chịu.
  •  Mẹ bầu bị ốm sốt nếu nhiễm trùng lan ra ngoài vùng thực quản
  • Tính tình cáu kỉnh, dễ bị kích động với mọi thứ xung quanh.

Bệnh lý tưa miệng gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và em bé trong bụng. Vì vậy, mẹ nên thường xuyên quan sát sức khỏe răng miệng của mình trong suốt giai đoạn thai kỳ. Nếu phát hiện mình đang mắc phải một trong những dấu hiệu bệnh tưa miệng ở trên cần sớm có biện pháp khắc phục kịp thời. 

Nguyên nhân gây tưa miệng ở mẹ bầu 

Tưa miệng và các bệnh nhiễm trùng nấm men ở phụ nữ mang thai là do sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans (C. albicans). Bình thường, một lượng nhỏ nấm Candida vẫn sinh sống trong miệng mà không gây hại. Tuy nhiên, khi hệ thống miễn dịch bị mất cân bằng hoặc tổn hại thì các vi khuẩn sẽ tấn công gây tưa miệng. 

Theo thống kê của hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ, hàng năm có khoảng 30% phụ nữ mang thai đều mắc bệnh lý tưa miệng. Nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này ở mẹ bầu gồm có: 

  • Thời kỳ mang thai phụ nữ có nhiều thay đổi bất thường về nội tiết tốt. Điều này khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm nhanh chóng, từ đó nấm Candida có điều kiện tăng sinh và gây bệnh tưa miệng.
  • Sử dụng một số loại thuốc trong thời kỳ mang thai với thời gian dài và liều lượng cao, làm số lượng vi sinh vật có lợi trong cơ thể bị giảm mạnh, chẳng hạn như thuốc kháng sinh. 
  • Mẹ bầu có tiền sử bị nhiễm trùng nấm âm đạo cũng là một trong những nguyên nhân khiến nấm Candida có điều kiện tốt hơn để tăng sinh. Nếu vệ sinh không sạch sẽ, nấm có thể theo đường tay để lên khoang miệng.
  • Miệng bị khô do bệnh lý hoặc tác dụng phụ của những loại thuốc mẹ bầu đang dùng.
  • Nhiều mẹ bầu không chăm sóc răng miệng tốt và có những thói quen không lành mạnh như: hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích cũng dễ mắc tưa miệng. 
Thay đổi nội tiết khi mang thai cũng là nguyên nhân gây tưa miệng
Thay đổi nội tiết khi mang thai cũng là nguyên nhân gây tưa miệng

Ngoài ra, nếu mẹ bầu đang điều trị các bệnh lý dưới đây cũng có nguy cơ bị tưa miệng khi mang thai rất cao. Cụ thể như sau: 

  • Dùng thuốc chứa Corticoid dạng đường miệng và đường hít kéo dài trong bệnh hen suyễn mãn tính.
  • Mắc bệnh tiểu đường khi mang thai khiến đường huyết cao, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm miệng phát triển.
  • Mắc các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch nghiêm trọng như: bệnh HIV/AIDS, bệnh bạch cầu…
  • Điều trị ung thư ác tính bằng các phương pháp hóa trị hay xạ trị, tiêu diệt các tế bào lành. 

Bệnh tưa miệng khi mang thai có gây nguy hiểm không?

Thực chất bệnh tưa miệng không phải là bệnh lý nguy hiểm và có khả năng điều trị khỏi nếu bạn có sức đề kháng khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi mang thai phụ nữ có hệ thống miễn dịch khá yếu khiến bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng, khó kiểm soát và hồi phục hơn. Bên cạnh đó, tưa miệng có thể gây đau đớn, khó chịu trong quá trình giao tiếp và ăn uống của mẹ bầu. 

Đặc biệt, trong trường hợp bệnh tưa miệng không được can thiệp điều trị sớm có thể tiến triển nặng hơn rất khó lường và tấn công vào màng ối. Điều này sẽ gây ra bệnh lý viêm màng ối cấp và dẫn đến vỡ màng ối trong tương lai rất cao. Nghiêm trọng hơn nữa, bệnh tưa miệng có thể lây nhiễm ngược sang các cơ quan khác trên cơ thể, gây chuyển dạ sớm và sinh non ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Về phía em bé, việc thai nhi phát triển trong thời gian mẹ nhiễm tưa miệng sẽ dễ bị lây khuẩn nấm từ mẹ khi chuyển dạ. Ngoài ra, sau khi được sinh ra trẻ cũng hay mắc phải các bệnh lý về da như viêm da, nấm lưỡi, nấm da, mốc da,… 

Có thể thấy, bệnh tưa miệng khi mang thai gây nhiều biến chứng xấu cho cả mẹ và bé. Do đó, ngay từ khi phát hiện ra triệu chứng bệnh bạn cần tới các bệnh viện uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh từ sớm giúp đảm bảo sức khỏe trong suốt thai kỳ.

Cách chữa tưa miệng khi mang thai

Mẹ bầu bị tưa miệng nên ăn gì? Hay tưa miệng khi mang thai phải làm sao? là thắc mắc của rất nhiều chị em đang mang thai nhưng không may mắc phải tưa miệng. Bệnh lý này gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe, mẹ bầu có thể tham khảo các giải pháp điều trị sau:

Mẹo chữa tưa miệng cho mẹ bầu tại nhà 

Khi tình trạng tưa miệng còn nhẹ, bạn có thể thể khắc phục bằng các nguyên liệu tự nhiên có sẵn tại nhà. Thường những mẹo dân gian điều trị tưa miệng cho mẹ bầu được áp dụng phổ biến gồm có: 

Ăn sữa chua

Chắc hẳn đây là món ăn khoái khẩu của rất nhiều mẹ bầu, nhưng mọi người thường không biết đến công dụng hỗ trợ chữa bệnh nấm miệng của loại thực phẩm này. Trong sữa chua có lượng lớn lợi khuẩn rất tốt cho cơ thể người bệnh qua đường tiêu hóa, lấy lại sự cân bằng của hệ vi sinh. 

Ăn sữa chua không đường rất tốt cho mẹ bầu
Ăn sữa chua không đường rất tốt cho mẹ bầu

Bên cạnh đó, những vi sinh vật có trong sữa chua còn giúp ngăn chặn sự phát triển của nấm Candida Albicans. Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ bầu nên ăn 1 – 2 hộp sữa chua không đường hàng ngày.

Súc miệng bằng nước trà xanh

Trà xanh từ lâu đã được biết đến là một loại nguyên liệu tự nhiên có công dụng chống viêm, kháng khuẩn rất hiệu quả. Do đó, mẹ bầu chỉ cần sử dụng nước đun từ lá trà xanh có khả năng diệt nấm Candida gây nấm miệng. Cách làm rất đơn giản:

  • Rửa sạch 1 năm lá trà xanh, cho vào nồi nước cùng vài hạt muối rồi đun sôi.
  • Bảo quản nước trà xanh trong tủ lạnh và dùng súc miệng 2 – 3 lần/ngày để làm sạch mảng bám và vi khuẩn gây hại có trên lưỡi.  

Trị tưa miệng bằng dầu dừa

Tinh chất trong dầu dừa được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng chống lại những vi khuẩn nấm gây hại trong khoang miệng. Nguyên liệu này vô cùng an toàn, mẹ bầu có thể áp dụng để loại bỏ tưa miệng theo hướng dẫn sau: 

  • Mẹ bầu bôi trực tiếp dầu dừa lên lưỡi, chờ khoảng 10 phút khi dầu dừa thấm sâu thì nhẹ nhàng lấy tăm bông chà lên để loại bỏ tưa miệng. 
  • Hoặc có thể súc miệng bằng tinh dầu dừa pha loãng từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Sau khoảng 1 tháng mẹ sẽ thấy tình trạng tưa miệng khi mang thai của mình thuyên giảm hẳn.
Dầu dừa nguyên chất giúp chữa tưa miệng an toàn
Dầu dừa nguyên chất giúp chữa tưa miệng an toàn

Các biện pháp chữa bệnh nấm miệng trên đều rất dễ thực hiện, nhưng do là nguyên liệu tự nhiên nên hiệu quả diệt nấm thường không cao. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì áp dụng thời gian dài mới giúp tưa miệng cải thiện. 

Thuốc Đông y trị tưa miệng an toàn

Mặc dù hiện nay chữa bệnh răng miệng bằng Đông y không được ưa chuộng. Tuy nhiên, với phụ nữ đang mang thai đây vẫn là phương pháp chữa tưa miệng đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ và mang đến hiệu quả tốt. 

Bài thuốc Đông y chữa bệnh tưa miệng thường dùng các dược liệu như: Cam thảo đất, thanh đại, bạch chỉ, cỏ mực, trần bì, tế tân, hoàng liên diệp hạ châu, bồ công anh,…

Đông y sử dụng các dược liệu tự nhiên, điều chế bài thuốc với các thành phần linh hoạt tùy theo cơ địa và mức độ nặng nhẹ khác nhau của người bệnh. Chính vì thế, để đem lại hiệu quả cao, người bệnh nên tới các phòng khám, bệnh viện Y học cổ truyền uy tín để bác sĩ tiến hành thăm khám tình trạng tưa miệng cụ thể. Từ đó kê đơn thuốc cho mẹ bầu được chính xác và an toàn nhất. 

Chữa tưa miệng cho mẹ bầu bằng thuốc Tây y

Bệnh tưa miệng chẩn đoán khá dễ vì biểu hiện các triệu chứng ra bên ngoài rõ ràng. Trong một số trường hợp bệnh tiến triển nặng, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm tế bào không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó đưa ra chẩn đoán và giải pháp điều trị bệnh tưa miệng phù hợp.

Sử dụng thuốc Tây y chữa tưa miệng cần được bác sĩ kê đơn
Sử dụng thuốc Tây y chữa tưa miệng cần được bác sĩ kê đơn

Thông thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ bầu bị tưa miệng sử dụng một số loại thuốc đặc biệt như dạng tuýp bôi hoặc đặt. Những loại thuốc chữa tưa miệng an toàn và được kê cho mẹ bầu nhiều nhất chính là Miconazole và Clotrimazole.

Tuy nhiên, phụ nữ trong giai đoạn mang thai rất nhạy cảm và dễ bị kích thích bởi những yếu tố nhỏ. Vì thế, các chỉ định dùng thuốc biệt dược trong trường hợp này phải được bác sĩ chuyên khoa cân nhắc và tính toán rất cẩn thận. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc Tây y chữa nấm Candida nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ. 

Nếu có bất kỳ triệu chứng bệnh khác biệt nào xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc, mẹ nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Điều trị bệnh càng sớm sẽ giúp giảm nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm và mẹ bầu luôn được vui vẻ, mạnh khỏe trong suốt thai kỳ. 

Địa chỉ điều trị tưa miệng khi mang thai

Việc điều trị bệnh tưa miệng khi mang thai rất cấp thiết, nên được tiến hành càng sớm càng tốt. Nhưng mẹ bầu đã biết địa chỉ bệnh viện, phòng khám nào chữa bệnh an toàn và hiệu quả chưa? Dưới đây là một số các đơn vị khám chữa bệnh tưa miệng uy tín nhất trên cả nước mẹ bầu có thể tham khảo: 

Bệnh viện Răng hàm mặt TW thành phố Hà Nội

  • Địa chỉ: số 40B Tràng Thi, thuộc phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
  • Số điện thoại: 024.3928.5172
  • Giờ làm việc: Từ 7h30 – 16h từ thứ 2 – thứ 6. Thứ 7 và chủ nhật khám dịch vụ từ 7h30 phút đến 12h00.

Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương tại Hà Nội

  • Địa chỉ: Số 78 thuộc đường Giải Phóng, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
  • Số điện thoại: 024.3868.6050
  • Giờ làm việc: 7h00 – 16h30 thứ 2 – thứ 6 hàng tuần. Thứ 7 và chủ nhận khám đến 16h chiều.

Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, P. Phương Mai, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội.
  • Điện thoại: 0969.851.616
  • Giờ làm việc: Mở cửa từ 7h00 – 17h các ngày trong tuần. Thứ 7 và chủ nhật người bệnh có thể khám tại Khoa khám bệnh theo yêu cầu.

Bệnh viện RHM TW thành phố Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ: Số 201A trên đường Nguyễn Chí Thanh, P.12, Q.5, TP.Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 028.3855.6732
  • Giờ làm việc: 7h sáng đến 16h chiều, từ thứ 2 đến thứ 6. 

Bệnh viện Chợ Rẫy

  • Địa chỉ:  Trên đường Nguyễn Chí Thanh, thuộc quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 028.3855.4137
  • Giờ làm việc: Bệnh viện mở cửa làm việc từ 6h – 16h các ngày từ thứ 2 đến thứ 6. Thứ 7 và chủ nhật đóng cửa.
Hình ảnh bệnh Chợ Rẫy
Hình ảnh bệnh Chợ Rẫy

Bệnh viện Nhân dân Gia Định

  • Địa chỉ: số 1 Nơ Trang Long, thuộc phường 12, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0838.412.692
  • Giờ làm việc: Người bệnh đến thăm khám từ 7h – 16h ngày thứ 2 – thứ 6. Thứ 7. Chủ nhật khám theo yêu cầu từ 7h – 11h30 sáng. 

Phòng tránh tưa miệng khi mang thai

Bên cạnh các phương pháp điều trị tưa miệng chuyên sâu, mẹ bầu muốn ngăn ngừa bệnh tái phát hoặc không phòng tránh tưa miệng hay các bệnh tưa lưỡi, nấm lưỡi khi mang thai cần thực hiện một số lưu ý dưới đây: 

  • Chăm sóc và vệ sinh răng miệng thật tốt, chải răng hàng ngày với bàn chải mềm và kem đánh răng chứa lượng flour để giúp khoang miệng luôn sạch sẽ. 
  • Nên sử dụng thêm chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám và vụn thức ăn trên lưỡi, kẽ răng, ngăn chặn vi khuẩn nấm phát triển. 
  • Không quên súc miệng kháng khuẩn bằng nước muối sinh lý 2 – 3 lần.ngày để loại bỏ mọi vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. 
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh trong quá trình mang thai. 
  • Khi sử dụng thuốc Tây y chữa tưa miệng cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ tránh trường hợp làm suy giảm sức đề kháng và tình trạng bệnh dễ tái phát lại.
  • Giữ môi trường sống luôn được thoáng mát, sạch sẽ. Tránh để nơi sinh hoạt quá ẩm thấp sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Trong trường hợp mẹ bầu bị viêm nấm âm đạo do vi khuẩn Candida gây ra hãy điều trị dứt điểm bệnh trước khi sinh để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau khi sinh.
  • Để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, mẹ bầu hãy chú ý theo dõi những thay đổi của cơ thể để sớm phát hiện triệu chứng bệnh và chữa trị an toàn.
  • Mẹ bầu cần kiểm soát lượng đường và các chất men hấp thụ vào cơ thể trong suốt quá trình thai kỳ. Nên hạn chế các loại thực phẩm như: bánh mì, bánh kẹo ngọt, bia, rượu vang… vì chúng có thể làm tăng sự phát triển nấm gây tưa miệng.
  • Không chỉ thăm khám siêu âm thai nhi mà việc thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ cho mẹ bầu cũng vô cùng quan trọng. Đến gặp nha sĩ từ 3 – 6 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng thật tốt. 

Thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, có chế độ sinh hoạt cá nhân hợp lý là những lời khuyên giúp mẹ bầu nhanh chóng lấy lại sức khỏe, đánh bay triệu chứng tưa miệng khó chịu và tránh được các tác hại đến sức khỏe thai nhi.

Nên đọc: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện
Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện

Nội dung bài viếtTưa miệng khi mang thai là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnhNguyên nhân gây tưa miệng ở mẹ bầu Bệnh tưa miệng khi...

Mòn Men Răng - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị
Mòn Men Răng Là Gì: Nguyên Nhân, Phương Pháp Điều Trị

Nội dung bài viếtTưa miệng khi mang thai là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnhNguyên nhân gây tưa miệng ở mẹ bầu Bệnh tưa miệng khi...

Đau Răng Nổi Hạch Có Nguy Hiểm Hay Không Và Tư Vấn Chi Tiết

Nội dung bài viếtTưa miệng khi mang thai là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnhNguyên nhân gây tưa miệng ở mẹ bầu Bệnh tưa miệng khi...

Sâu Răng Nặng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa
Sâu Răng Nặng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Nội dung bài viếtTưa miệng khi mang thai là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnhNguyên nhân gây tưa miệng ở mẹ bầu Bệnh tưa miệng khi...


Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

messenger Messenger
zalo Zalo
phone Hotline
uudai Xem ưu đãi