Có Bầu Trám Răng Được Không? Nên Lưu Ý Những Điều Gì?
- Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
- Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
- Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
- Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm
Giải đáp: Có bầu có trám răng được không?
Có bầu có trám răng được không? Các chuyên gia ViDental nhận định:
Có bầu hoàn toàn trám răng được với điều kiện không sử dụng thuốc tê, thuốc giảm đau hoặc kháng viêm. Một số trường hợp bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm, cần dùng một lượng thuốc tê nhỏ vẫn được cho phép thực hiện.
Trong giai đoạn mang thai, cơ thể mẹ trở nên nhạy cảm hơn, do đó những phương pháp phục nha thẩm mỹ là không cần thiết. Hơn nữa, các loại thuốc tê hoặc thiết bị hỗ trợ như máy chụp X-quang, máy chụp CT có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi.
Phụ nữ mang thai trám răng cần lưu ý gì?
Phụ nữ mang thai khi trám răng cần tuân thủ nghiêm các chỉ định sau:
Thời điểm trám răng
Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ mang thai không nên trám răng vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối chu kỳ. Bởi đây là giai đoạn cơ thể nhạy cảm nhất, do đó chỉ cần những tác động nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí có thể dẫn đến sảy thai hoặc lưu thai.
Thời điểm “vàng” để mẹ bầu trám răng là 3 tháng giữa thai kỳ (bắt đầu từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 18). Lúc này, bé đã phát triển ổn định trong cơ thể mẹ. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý lựa chọn bác sĩ chuyên khoa uy tín, có tay nghề và kinh nghiệm nhiều năm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé.
Vật liệu trám
Chất lượng vật liệu trám sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Do vậy, các mẹ bầu cần tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ trước khi chọn bất kỳ loại vật liệu trám nào. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều vật liệu trám khác nhau như composite, kim loại, amalgam, GIC, vàng, sứ… Giai đoạn mang thai, mẹ bầu nên lựa chọn composite bởi độ bền, tính thẩm mỹ và độ an toàn cao.
XEM CHI TIẾT: Trám Răng Composite Có Ưu Điểm Gì Nổi Bật?
Các chuyên gia cảnh báo, phụ nữ mang thai không nên trám răng bằng amalgam. Mặc dù được đánh giá cao về khả năng chịu lực nhưng trong amalgam có chứa một lượng nhỏ thủy ngân và một số hợp kim kim loại khác. Các chất này là nguyên nhân chính gây ra tình trạng trẻ bị sinh non, suy dinh dưỡng, dị tật bẩm sinh,…
Chăm sóc răng miệng
Theo thống kê hằng năm có hàng nghìn phụ nữ mang thai gặp các vấn đề về răng miệng. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc vệ sinh răng miệng sai cách. Để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu nên thiết lập chế độ chăm sóc răng miệng đúng chuẩn.
Bên cạnh việc đánh răng ngày 2 lần/ngày theo chỉ định, các mẹ có thể đầu tư một số thiết bị chăm sóc răng miệng hiện đại như máy tăm nước, bàn chải điện để làm sạch đối đa. Trong giai đoạn đầu sau khi trám răng, mẹ bầu nên kiêng các loại đồ ăn chứa lượng đường cao hoặc thực phẩm quá nóng, quá lạnh để tránh vết trám bị bong.
ĐỪNG BỎ QUA: Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Chăm Sóc Và Vệ Sinh Răng Miệng Đúng Khoa Học
Trên đây là tổng hợp thông tin và giải đáp thắc mắc “Có bầu trám răng được không?”. Hy vọng, qua bài viết trên mẹ Bầu sẽ cập nhật được những kiến thức cần thiết, từ đó lựa chọn địa chỉ trám răng an toàn, chất lượng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Trám Răng Có Đau Không? – Chuyên Gia Giải Đáp
- Trám Răng Có Bền Không? Sử Dụng Bao Lâu Cần Trám Mới?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!