9 Dấu Hiệu Nhiễm Trùng Sau Khi Nhổ Răng Khôn Và Giải Pháp Xử Lý

bs-quanganh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Quang Anh
  • Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
  • Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM
  • Chứng chỉ trồng răng Implant nha khoa do BV Răng Hàm Mặt TƯ TPHCM cấp
  • Chứng chỉ cấy ghép toàn hàm tại Trung tâm Sagodent
  • Chứng chỉ nâng xoang ghép xương
  • Chủ nhiệm đề tài nghiên cữu về kỹ thuật nhổ răng khôn xâm lấn tối thiểu

Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn có thể bao gồm [1]:

  • Đau nhức kéo dài ở vị trí nhổ và xung quanh.
  • Chảy máu nhiều sau 48 giờ kể từ khi nhổ răng.
  • Nướu răng sưng và đau.
  • Răng sưng tấy trong thời gian dài.
  • Đau đớn và khó chịu.
  • Nước miếng có mùi kháng khuẩn.
  • Sưng, đau và có thể có mủ ở khu vực nhổ.
  • Vết thương không lành hoặc nhiễm trùng mở rộng.

Tình trạng nhiễm trùng có thể xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc sai sót kỹ thuật trong quá trình tiểu phẫu [2]. Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào trên, hãy thăm bác sĩ nha khoa ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời [3].

9 dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

Đối với những trường hợp răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm dưới nướu, việc nhổ bỏ rất phức tạp nên yêu cầu cao hơn về mặt kỹ thuật cũng như điều kiện chuyên môn, trang thiết bị điều trị.

Chính vì vậy, mặc dù chỉ là một cuộc tiểu phẫu loại bỏ răng số 8 nhưng tiềm ẩn rủi ro nhiễm trùng nếu không có kế hoạch thực hiện đúng cách. Sau đây là cảnh báo về các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn mà bạn cần lưu ý:

Các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

Cảm giác đau nhức, ê buốt răng là tình trạng bình thường xảy ra sau khi tiến hành nhổ răng. Tùy vào cơ địa của từng người và một phần tay nghề bác sĩ mà thời gian bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những cơn đau buốt răng cũng khác nhau. Thông thường hiện tượng chỉ kéo dài trong 1 - 3 ngày rồi biến mất hoàn toàn nên không ảnh hưởng quá nhiều tới hoạt động cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Tuy nhiên, một số trường hợp sau khi xử lý răng số 8, những cơn đau không có sự thuyên giảm mà kéo dài dai dẳng 1 tuần hoặc lâu hơn nữa. Đây có thể là tín hiệu cho thấy bạn đang gặp phải vấn đề viêm nướu chân răng, dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn dễ nhận biết nhất. Khi này, bạn cần đến trực tiếp phòng khám đã tiến hành loại bỏ răng khôn để bác sĩ thăm khám và xử lý nhanh chóng tình trạng, ngăn ngừa thương tổn lan rộng sang các vị trí xung quanh, gây biến chứng cục bộ nguy hiểm tới toàn hàm.

TÌM HIỂU THÊM: Ê Buốt Răng Sau Khi Nhổ Răng Khôn Xử Lý Như Thế Nào?

Bạn nên cảnh giác nếu tại vị trí răng khôn bị nhổ bỏ có hiện tượng viêm khiến mặt sưng phồng. Điều này xảy ra có thể xuất phát từ quá trình cơ thể phản kháng lại các tác nhân tấn công tới răng miệng gây ra tình trạng nhiễm trùng tại vị trí răng số 8 vừa được loại bỏ.

Nếu hiện tượng ngày càng trở nặng và không có dấu hiệu thuyên giảm, đi kèm các biểu hiện khác như sốt, đau nhức, mỏi hàm thì bạn cần đến ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Sưng viêm tại vị trí răng nhổ bỏ

Việc nhổ răng không đúng kỹ thuật tiềm ẩn nguy cơ khiến cho khớp cắn bị làm sai lệch. Điều này dẫn đến bệnh nhân khó nuốt, tức ngực và tạo áp lực khá lớn lên hệ thống hô hấp. Như vậy, kết quả bạn sẽ thấy như bị nghẹn hoặc có vật cản bên xung quanh cổ gây cảm giác khó thở vô cùng phiền toái, ảnh hưởng không tốt tới chất lượng cuộc sống cá nhân.

Đây là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn được cho là khá nguy hiểm. Không chỉ tác động trực tiếp tới sức khỏe cơ thể do thường xuyên cảm thấy khó nuốt, chán ăn mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý điều trị của người bệnh. Nếu tình trạng nhiễm trùng phát triển, các vấn đề sức khỏe ngày càng trở nên khó điều trị và thời gian xử lý cũng mất lâu hơn, hoàn toàn không tốt đối với sức khỏe và tâm sinh lý.

Bởi vì nhổ bỏ răng khôn cần tiến hành can thiệp, bóc tách nướu mới có thể thực hiện nên việc hình thành thương tổn là điều hiển nhiên. Mặc dù sau khi quá trình xử lý răng hoàn tất bác sĩ sẽ khâu kín lại vết thương nhưng máu vẫn sẽ chảy tại vị trí răng số 8 vừa loại bỏ. Thông thường, sau  40 - 60 phút, máu sẽ tự đông lại, bịt kín miệng vết thương và ngưng chảy. Một số trường hợp máu có thể chảy trong 24 giờ đầu nên cần có biện pháp cầm máu, giữ khô ráo, sạch sẽ vết thương răng.

Tuy nhiên, nếu sau ngày đầu tiên máu vẫn tiếp tục chảy thì bạn nên chuẩn bị sẵn sàng tinh thần điều trị biến chứng phát sinh bởi đây rất có khả năng là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn.

Miệng vết thương không lành, chảy máu quá nhiều

Trong quá trình chuẩn bị trước khi bắt đầu thực hiện nhổ răng, bác sĩ sẽ tiêm ủ tê giúp bệnh nhân không cảm thấy đau nhức, khó chịu xuyên suốt giai đoạn tiến hành. Tuy nhiên, thuốc sẽ chỉ có tác dụng trong khoảng 2 giờ, sau đó bạn bắt đầu cảm nhận được những cơn đau nhức nhẹ và xảy ra hiện tượng sưng mặt, sưng má. Cũng tương tự tình trạng răng đau nhức, ê buốt sau khi răng khôn bị nhổ bỏ, hiện tượng này hoàn toàn bình thường và chỉ diễn ra trong một vài ngày đầu.

Nhưng nếu mặt và má vẫn liên tục bị sưng không hết sau giai đoạn này, thì bạn nên đặt vấn đề trực tiếp với bác sĩ điều trị trong thời gian sớm nhất bởi có thể phần nướu đã bị viêm nhiễm, tiền đề gây ra dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bạn sưng mặt, sưng má kèm theo các đơn đau nhức mạnh kéo dài và cần có giải pháp xử lý trước khi biến chứng nghiêm trong phát sinh hoặc tình trạng nhiễm trùng chuyển biến nặng.

Sau khi nhổ bỏ răng khôn sẽ hình thành khoảng trống lớn tại điều kiện cho các mảnh vụn thức ăn kẹt lại trong quá trình sinh hoạt ăn uống hàng ngày. Bên cạnh đó, thời gian đầu vì vết thương còn yếu, chưa thực hiện vệ sinh răng miệng thông thường được mà chỉ có thể sử dụng nước muối súc miệng nên khả năng cao không thể loại bỏ hoàn toàn mảng bám. Từ đó, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Khi này, xung quanh vị trí răng khôn đã nhổ sẽ xuất hiện các thương tổn gây sưng đỏ nướu và hình thành mủ trắng.

Xung quanh vị trí răng khôn nhổ bỏ xuất hiện ổ mủ trắng

CHI TIẾT: Lỗ Sau Khi Nhổ Răng Khôn Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Trên thực tế, việc nhổ răng khôn hay bản chất răng số 8 không gây hôi miệng. Hiện tượng hơi thở có mùi nồng, khó chịu thực chất nguyên nhân xuất phát do người bệnh không chăm sóc và vệ sinh răng miệng cẩn thận sau khi nhổ răng. Điều này khiến răng miệng đối diện với các tình trạng viêm sưng, nhiễm trùng biến chứng khôn lường. Đặc biệt, nhiều trường hợp đến giai đoạn xuất hiện mủ còn gây ra mùi hôi vô cùng khó chịu trong khoang miệng mà các cách vệ sinh thông thường không thể loại bỏ hết được.

Các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn thường khiến răng miệng đau nhức trầm trọng trong thời gian dài. Điều này khiến cho việc hoạt động răng miệng trong lúc giao tiếp hay ăn uống cực kỳ khó khăn. Đặc biệt, do dưới răng có hệ thống dây thần kinh liên kết với xương hàm. Chính vì điều này mà nhiều trường hợp nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn có hiện tượng đau nhức xương hàm gần tai.

Một số trường hợp sau khi nhổ răng khôn có thể bị sốt, mức độ phụ thuộc nhiều vào cơ địa của tường người. Nhưng đừng quá lo lắng, tình trạng thường không quá nguy hiểm và cơ thể sẽ hồi phục sau 1 - 2 ngày. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không thuyên giảm và cơn sốt vẫn tiếp tục kéo dài thì đây có khả năng là lời cảnh báo cho thấy dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn cần có sự điều trị nhanh chóng từ bác sĩ nha khoa.

Nhổ bỏ răng khôn luôn được các bác sĩ nha khoa khuyến khích thực hiện nhằm đảm bảo sức khỏe cũng như ngăn ngừa những tác động không tốt tới cấu trúc răng miệng. Tuy nhiên, việc nhổ răng số 8 không hề đơn giản và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra nhiễm trùng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Do đó, nếu phát hiện một trong những dấu hiệu trên, hãy thực hiện tái khám để được bác sĩ hỗ trợ xử lý kịp thời.

Bị sốt triền miên trong nhiều ngày

ĐỌC THÊM: Nhổ Răng Khôn Có Đau Không Và Lưu Ý Để Tránh Cảm Giác Đau Nhức

Nhiễm trùng do vệ sinh răng miệng không cẩn thận

Nguyên nhân gây ra hiện tượng nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

Vệ sinh răng miệng kém: Nếu bạn không duy trì vệ sinh răng miệng tốt sau khi nhổ răng khôn, vi khuẩn trong miệng có thể tăng lên, gây nhiễm trùng. Bên cạnh đó việc không đánh răng đúng cách và không sử dụng nước súc miệng sau khi nhổ răng cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Sử dụng thuốc lá: Khi đưa thuốc lá vào trong cơ thể, khói thuốc tiếp xúc với vị trí răng khôn vừa nhổ ảnh hưởng tới quá trình vết thương hồi phục. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc lá cũng khiến cho lượng oxy bị giảm, không đủ cho quá trình tuần hoàn máu diễn ra. Điều này làm cho cục máu đông khó hình thành, gây gián đoạn vết thương lành lại.

Quy trình không đảm bảo, dụng cụ không được vô trùng trước khi nhổ răng khôn: Với mọi trường hợp nhổ răng khôn đều có những yêu cầu khắt khe về hệ thống máy móc, môi trường và dụng cụ vô trùng để đảm bảo tuyệt đối tính an toàn sức khỏe cũng như ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm chéo, nhiễm trùng xảy ra.

Bác sĩ chưa vững tay nghề: Tiểu phẫu nhổ răng khôn là một kỹ thuật nha khoa tương đối phức tạp. Chính vì thế, việc tiến hành yêu cầu rất nhiều về tay nghề điều trị, chuyên môn, sự am hiểu kỹ thuật cũng như kinh nghiệm đối với bác sĩ thực hiện. Nếu bác sĩ tay nghề không vững và không hiểu rõ về phương thức tiến hành thì khả năng rất dễ xuất hiện sai sót kỹ thuật. Từ đó có thể hình thành các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn.

Quy trình không đảm bảo, dụng cụ không được vô trùng trước khi nhổ răng khôn

GỢI Ý: TOP 15 Bác Sĩ Nha Khoa Giỏi Ở Hà Nội

Xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn cần xử lý thế nào?

Trong trường hợp xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn, bạn có thể xử lý tạm thời và làm giảm tình trạng bằng một số cách như:

  • Dùng nước muối khử khuẩn: Khi nhiễm khuẩn, răng miệng sẽ luôn ở trong tình trạng rất yếu và nhạy cảm. Khi này, việc cần làm là loại bỏ vi khuẩn gây hại và làm tình trạng phát triển thêm. Chính vì vậy, hãy sử dụng nước muối sinh lý để khử trùng tự nhiên và tiêu diệt hại khuẩn trong khoang miệng.
  • Giảm sưng đau bằng gel nha khoa: Nếu tình trạng gây ra những cơn đau nhức liên tục kéo dài khiến bạn cảm thấy khó chịu thì có thể cân nhắc tới việc tìm mua và dùng gel nha khoa tại các hiệu thuốc nhằm làm giảm đau và kiểm soát tình trạng nhiễm trùng chuyển biến xấu.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh làm chậm quá trình nhiễm trùng: Trong trường hợp này, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc kháng sinh với tác dụng làm giảm tốc độ vi khuẩn gây nhiễm trùng. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng không tự ý mua thuốc mà cần có chỉ định và hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ nha khoa để tránh hiện tượng xảy ra phản ứng phụ sau khi dùng thuốc.
Sử dụng thuốc kháng sinh làm chậm quá trình nhiễm trùng
Sử dụng thuốc kháng sinh làm chậm quá trình nhiễm trùng
  • Chườm đá lạnh: Một phương pháp khá đơn giản giúp bạn xử lý tạm thời các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn chính là chườm đá lạnh. Đá lạnh có khả năng làm co các mao mạch, giảm tình trạng đau nhức, viêm sưng nhanh chóng. Tuy nhiên chỉ có thể sử dụng trong thời gian ngắn, không hoàn toàn xử lý triệt để vấn đề nhiễm trùng.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Bên cạnh việc tuyệt đối không dùng thuốc lá, bạn cần chú ý tới việc hạn chế tối đa những thực phẩm quá cứng, quá dai hay đồ uống có cồn nhằm tránh gây ra thương tổn đến khoang miệng. Điều này là rất quan trọng vì khi nhiễm trùng, sức khỏe răng miệng rất yếu, chỉ phù hợp với đồ ăn, đồ uống mềm, dễ ăn, dễ nuốt và dễ tiêu hóa.
  • Tới phòng khám điều trị: Giải pháp tốt nhất nếu bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn chính là tới trực tiếp phòng khám để được bác sĩ thăm khám và xử lý nhanh chóng. Có thể quá trình răng miệng hồi phục sẽ bị kéo dài lâu hơn nhưng đảm bảo tuyệt đối rằng sẽ không có bất kỳ vấn đề phát sinh nào xảy ra nữa.

XEM THÊM:

Xem thêm

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng Và Những Điều Cần Biết
Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng: Lợi Ích Và Lưu Ý Quan Trọng

Lợi ích của việc kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ Việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ mang...

Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách
Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách

Máy tăm nước là gì? Ưu nhược điểm cụ thể Tăm nước là một thiết bị sử dụng dòng nước rung có áp suất cao...

Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện
Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện

Scan răng 3D là gì? Ưu điểm nổi bật Scan răng 3D còn được gọi là lấy dấu kỹ thuật số (Oral Scan) hay dịch...

Kỹ thuật chụp 3 chiều cho hình ảnh chất lượng cao
Chụp X-Quang Răng: 5 Điều Cần Biết Trước Khi Thực Hiện

Chụp X-quang răng là gì? Khi nào cần thực hiện? Chụp X quang răng là kỹ thuật giúp ghi lại rõ hình ảnh trong khoang...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Messenger zalo
0987.933.309