Đứt Dây Cung Niềng Răng Do Đâu, Có Sao Không?
- Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
- Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM
- Chứng chỉ trồng răng Implant nha khoa do BV Răng Hàm Mặt TƯ TPHCM cấp
- Chứng chỉ cấy ghép toàn hàm tại Trung tâm Sagodent
- Chứng chỉ nâng xoang ghép xương
- Chủ nhiệm đề tài nghiên cữu về kỹ thuật nhổ răng khôn xâm lấn tối thiểu
Vì sao bị đứt dây cung niềng răng?
Tình trạng đứt dây cung niềng răng có thể xảy ra bởi các nguyên nhân sau:
- Va chạm mạnh: Đứt dây cung niềng răng thường xảy ra khi bạn gặp phải các va chạm mạnh, đặc biệt là trong các hoạt động thể thao, tai nạn giao thông hoặc khi vô tình va phải các vật cứng. Khi dây cung bị va chạm mạnh, lực tác động có thể khiến dây bị đứt hoặc bị lệch, gây ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh răng.
- Ăn uống sai cách gây đứt dây: Việc ăn các loại thức ăn cứng và dai như kẹo, xương, hạt, hoặc thực phẩm có độ cứng ca tạo ra lực tác động mạnh lên dây cung, khiến dây bị kéo căng và dễ bị đứt hoặc lỏng ra.
- Lực siết dây cung quá lớn: Nếu lực siết quá mạnh, sẽ làm tăng áp lực lên dây cung, dẫn đến nguy cơ dây cung bị đứt hoặc bị gãy.
- Dây cung kém chất lượng: Các loại dây cung này thường không được sản xuất với tiêu chuẩn cao, dễ bị gãy hoặc mất tính đàn hồi sau một thời gian sử dụng. Từ đó dễ xảy ra tình trạng đứt trong quá trình niềng.
- Vệ sinh răng miệng sai cách: Khi vệ sinh răng miệng với lực quá mạnh hoặc sử dụng các dụng cụ không phù hợp (như bàn chải cứng, chỉ nha khoa không đúng cách), lực tác động lên dây cung có thể gây ra sự giãn hoặc thậm chí đứt dây cung.
Tác hại khi bị đứt dây cung
Dây cung niềng răng bị đứt có thể gây ra các tác hại trực tiếp ảnh hưởng tới quá trình niềng và sức khỏe răng miệng như sau:
- Làm gián đoạn quá trình niềng răng: Khi dây cung bị đứt, quá trình niềng răng sẽ bị gián đoạn. Răng không thể di chuyển đúng hướng như kế hoạch ban đầu, khiến thời gian điều trị kéo dài hơn. Điều này làm mất thời gian và còn có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của việc niềng răng.
- Khó chịu và đau nhức: Dây cung bị đứt cũng có thể tạo ra những chỗ sắc nhọn, gây tổn thương cho nướu và mô mềm trong miệng, khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn và khó chịu. Đôi khi, dây cung còn làm biến dạng các mắc cài, gây khó khăn trong việc điều chỉnh.
Làm gì khi bị đứt dây cung?
Khi phát hiện dây cung bị đứt, bước đầu tiên cần làm là liên hệ ngay với bác sĩ niềng răng. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng hiện tại của bạn và có biện pháp điều chỉnh hoặc thay thế dây cung kịp thời.
Trong trường hợp bạn chưa thể đến gặp bác sĩ ngay lập tức, có thể cố gắng tạm thời cố định dây cung bằng cách dùng một miếng gạc sạch hoặc băng keo nha khoa, tránh làm tổn thương mô mềm. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời và cần được thay thế ngay khi có thể.
Để tránh làm tình trạng đứt dây cung trở nên nghiêm trọng hơn, hãy tránh ăn các thức ăn cứng hoặc dai. Điều này sẽ giúp bảo vệ các chi tiết của bộ niềng răng và không làm tăng nguy cơ bị đứt dây cung thêm lần nữa.
Như vậy, đứt dây cung niềng răng có thể xảy ra bởi cách chăm sóc răng miệng, kỹ thuật siết dây của bác sĩ hoặc do các va chạm ngoài ý muốn. Khi này phải xử lý ngay lập tức để không làm gián đoạn quá trình điều trị và tránh các biến chứng. Để tránh tình trạng đứt dây cung, bạn cần chăm sóc răng miệng đúng cách và tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!