Ê Buốt Răng Sau Khi Trám Có Nguy Hiểm Không? Cách Khắc Phục

Ê buốt răng sau khi trám là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều người. Lúc này, răng sẽ nhạy cảm hơn so với bình thường. Vậy nguyên nhân nào khiến răng bị ê nhức sau khi trám? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ những thắc mắc về vấn đề này để giúp người bệnh có thể khắc phục triệt để. 

Nguyên nhân bị ê răng sau khi trám là do đâu? 

Một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng bị ê răng sau khi trám là do quy trình trám răng không đáp ứng đầy đủ những yêu cầu kỹ thuật trong việc điều chỉnh nha khiến vùng trám bị kích ứng. Bên cạnh đó, trong quá trình trám không được đảm bảo, những lý do được cho là tác nhân gây ra hiện tượng này cần phải chú ý như sau: 

Vết trám hở lệch

Trong quá trình chỉnh nha, những thao tác của bác sĩ quá yếu khiến cho các vết trám không đảm bảo được độ khít hoàn toàn, bị vênh lệch và làm tổn hại đến nướu, chân răng. Một kích ứng nhỏ cũng có thể gây nên đau nhức kéo dài cho người bệnh.  

Một kích ứng nhỏ cũng có thể gây nên đau nhức kéo dài cho người bệnh
Một kích ứng nhỏ cũng có thể gây nên đau nhức kéo dài cho người bệnh

Lấy tủy không triệt để 

Có nhiều bệnh nhân cần phải lấy tủy và điều trị nội nha dứt điểm trước khi tiến hành trám răng. Nhưng do trong quá trình chữa tủy không được tiến hành triệt để gây ra những kích ứng lên hàm răng. Do đó, bệnh nhân thường cảm thấy răng ê nhức sau khi trám là bởi tủy chưa được hút sạch sẽ có thể gây hoại tử dẫn tới tình trạng đau nhức. Nguy hiểm hơn khi để tình trạng này kéo dài có thể khiến răng bị rụng và gây áp xe răng ở ổ xương răng. 

Trên răng xuất hiện những khoảng trống của vật liệu trám và răng thật 

Bệnh nhân khi trám răng sẽ được các bác sĩ sử dụng vật liệu trám phổ biến là Composite hoặc Amalgam thường có xu hướng chuyển từ nhão sang đông cứng co lại về phía đèn chiếu laser. Lúc này, phần mô răng thật tại vị trí trám không khít với chất liệu trám sẽ tạo ra một khoảng trống bởi áp suất của không khí, các dịch ngà răng tiết ra làm lấp đầy những khoảng trống đó. Chính vì thế, khi nhai chất lỏng làm ngà răng dịch chuyển gây ra cảm giác sau khi trám răng bị ê buốt.

Không loại bỏ sạch những vết sâu răng

Đối với những bệnh nhân bị sâu răng, trước khi tiến hành trám răng, các bác sĩ cần phải loại bỏ hết những lỗ sâu răng trước khi trám vật liệu nha khoa. Bởi vì nếu không nạo sạch toàn bộ những lỗ sâu thì vi khuẩn vẫn sẽ tồn tại bên trong và gây ra tổn thương khiến cho răng bị ê răng sau khi trám. Nguy hiểm hơn nếu người bệnh bị sâu răng bị bít kín bên trong sẽ thoải mái tấn công xuống tủy và gây kích ứng lên đầu tủy.

Sâu răng hoặc mẻ răng cũng gây ê răng khi ăn đồ nóng lạnh
Sâu răng hoặc mẻ răng cũng gây ê răng khi ăn đồ nóng lạnh

Vệ sinh răng miệng không tốt

Một chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách và sạch sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của phương pháp điều trị. Vật liệu sau khi trám rất dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với các thực phẩm. Nếu chải răng không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho các mảng bám vẫn sót lại trên răng. Tốt nhất không nên ăn uống 2 giờ sau khi trám để các vật liệu trám được đông đặc và khô cứng hoàn toàn. 

Những mức độ ê buốt răng sau khi trám răng

Ê buốt răng sau khi trám răng là điều hết sức bình thường trong khoảng từ 1 – 2 tuần đầu và sau đó sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu người bệnh vẫn cảm thấy khó chịu thì cần đến ngay cơ sở nha khoa để được khám và điều trị kịp thời. 

Dưới đây là những mức độ ê buốt răng sau khi trám thể hiện ở nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm: 

Đau khi cắn hoặc chạm hai răng với nhau

Người bệnh có thể cảm nhận thấy điều này sau khi hết tác dụng của thuốc tê. Trong trường hợp này là do kỹ thuật trám không đúng. Bạn cần đến cơ sở nha khoa để được định hình lại miếng trám. Nếu như hiện tượng này vẫn khiến bạn đau nhức và khó chịu thì cần phải điều trị tủy bổ sung. 

Ê buốt khi gặp thực phẩm/đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh

Sau khi trám, người bệnh thường cảm thấy răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh. Đây cũng là triệu chứng dễ gặp sau khi trám nhưng hiện tượng này sẽ biến mất sau đó. Nếu cơn đau vẫn tiếp tục kéo dài thì sẽ khiến cho dây thần kinh tủy răng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Đau nhói liên tục dọc thân răng

Trong trường hợp, bệnh nhân bị sâu và hàn trám nhưng trước đó không được kiểm tra và điều trị cẩn thận khiến sự phân rã ăn sâu vào bên trong khoang hàn, mô răng sẽ bị tổn thương. Lúc này bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị tủy trước khi biến chứng nặng hơn. 

Xem thêm: Ê răng sau khi cạo vôi nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục hiệu quả nhất

Hậu quả của răng bị ê nhức sau khi trám

Thông thường, răng bị ê nhức sau khi trám sẽ thường xảy ra khoảng từ 1 – 2 tuần đầu và sẽ hết sau thời gian đó. Nhưng nếu tình trạng đau nhức vẫn kéo dài và không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: 

  • Gây ra tình trạng viêm tủy răng và thậm chí nguy hiểm hơn có thể là mất răng. 
  • Người bệnh mỗi khi ăn uống sẽ có cảm giác bị cộm cấn khi ăn những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. 
  • Gây ra tổn thương mô răng và áp xe ổ răng. 
  • Răng bị ê nhức sau khi trám cũng là nguyên nhân gây ra những bệnh lý về răng miệng, hô hấp, tiêu hóa,…

Cách khắc phục tình trạng ê buốt răng sau khi trám 

Tình trạng sau khi trám răng bị ê buốt chắc chắn sẽ khiến cho nhiều người cảm thấy khó chịu. Để đối phó với tình trạng này bạn cần lưu ý cách khắc phục đơn giản tại nhà như sau: 

  • Súc miệng bằng nước muối vào mỗi buổi sáng sau khi đánh răng để ức chế hoạt động và sự phát triển của vi khuẩn, giúp hạn chế tính trạng răng bị ê nhức sau khi trám. 
  • Sử dụng túi chườm nóng hoặc chườm lạnh cũng giúp làm giảm cảm giác đau nhức và ê buốt. 
  • Giã tỏi hoặc gừng rồi đắp trực tiếp lên vùng răng đang bị ê buốt sẽ giúp giảm đi cảm giác đau nhức, khó chịu. 

Theo như các chuyên gia y tế, việc khắc phục tình trạng ê buốt răng sau khi trám răng tại nhà chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn. Chính vì vậy, nếu tình trạng không thuyên giảm thì bạn cần đến ngay cơ sở nha khoa để được thăm khám và điều trị triệt để. Tùy theo nguyên nhân gây ra răng bị ê nhức sau khi trám sẽ áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp. Chẳng hạn như sau: 

  • Nếu người bệnh bị sâu răng hoặc viêm tủy thì các bác sĩ sẽ phải mở miếng trám cũ để nạo sạch những vết sâu răng để lấy tủy sạch sẽ. Sau đó mới bắt đầu tiến hành trám lại răng. 
  • Nếu do không đúng kỹ thuật hoặc kích ứng khiến cong vênh, hở thì sẽ phải tháo miếng trám cũ và thay bằng miếng trám mới để có thể đảm bảo hiệu quả lâu dài. 

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý thêm để tránh tình trạng răng bị ê nhức sau khi trám lặp lại đó là: 

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ theo đúng hướng dẫn và sản phẩm mà bác sĩ chỉ định dành cho răng nhạy cảm trong thời gian đầu sau khi trám. 
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, cứng ngay sau khi tiến hành trám răng. 
  • Nếu tình trạng ê nhức không thuyên giảm, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc giảm đau theo đúng liều lượng mà bác sĩ kê toa. 
  • Tái khám theo lịch hẹn để đảm bảo hiệu quả sau khi trám răng.
Cần chăm sóc răng miệng trong thời gian này
Cần chăm sóc răng miệng trong thời gian này

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về vấn đề ê buốt răng sau khi trám. Nếu tình trạng lâu không thuyên giảm, bạn nên đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để quá trình thăm khám diễn ra an toàn và giảm thiểu tối đa được tình trạng kích ứng với vật liệu trám.

Gợi ý xem thêm: 

  • Bà bầu bị viêm nha chu điều trị như thế nào?
  • Viêm lợi trùm răng khôn có nguy hiểm không? Cách điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trám răng sâu
Trám Răng Sâu: Đối Tượng, Quy Trình Và Những Vấn Đề Liên Quan

Trám răng sâu là một trong những kỹ thuật nha khoa được sử dụng nhiều nhất hiện nay, giúp xử lý hiệu quả tình trạng...

Có Nên Trám Răng Sâu Lỗ To Không? Kỹ Thuật Và Bảng Giá Mới Nhất
Có Nên Trám Răng Sâu Lỗ To Không? Kỹ Thuật Và Bảng Giá Mới Nhất

Để bịt kín lỗ hổng do tình trạng sâu răng gây ra, thông thường, bác sĩ nha khoa thường khuyên người bệnh thực hiện trám...

Lưu Ý Trước Và Sau Khi Trám Răng Cần Nhớ Để Đảm Bảo An Toàn
Lưu Ý Trước Và Sau Khi Trám Răng Cần Nhớ Để Đảm Bảo An Toàn

Trám răng cũng là một trong những phương pháp phục hình răng xuất hiện phổ biến tại các cơ sở nha khoa hiện nay, có...

Trám Răng Cửa: Lựa Chọn Vật Liệu Nào Và Chi Phí Bao Nhiêu?
Trám Răng Cửa: Lựa Chọn Vật Liệu Nào Và Chi Phí Bao Nhiêu?

Răng cửa đều đẹp và trắng sáng sẽ mang đến tính thẩm mỹ và sự tự tin khi giao tiếp. Tuy nhiên vì một vài...


Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo