Trám Răng Cho Trẻ 4, 5 Tuổi: Chi Phí, Quy Trình, Lưu Ý Khi Thực Hiện

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ nội trú ĐH Y Hà Nội – Phạm Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
  • Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
  • Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
  • Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm

Có nên trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi không?

Trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi có thể thực hiện nhưng không được khuyến khích bởi thời điểm này bé vẫn đang mọc răng sữa, men răng chưa đủ chắc khỏe đẻ chịu những tác động trên răng. Bên cạnh đó, thực hiện trám răng quá sớm có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình răng vĩnh viễn mọc sau này.

Nên trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi bị sứt mẻ
Nên trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi bị sứt mẻ

Trường hợp nên và không nên trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi

Có thể thấy, nên trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng, loại bỏ nguy cơ hôi miệng, sâu răng về sau. Theo các chuyên gia, những trường hợp nên trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi đó là:

  • Răng trẻ bị sâu nhưng vẫn còn khả năng phục hồi.
  • Răng thưa hở kẽ.
  • Răng bị đau, nhiễm trùng và đã áp dụng nhiều biện pháp nha khoa.
  • Răng bị sứt mẻ, vỡ do chấn thương, tác động lực.

Bên cạnh đó, cần chú ý một số đối tượng không nên trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi là:

  • Răng bị sứt mẻ nhiều, mất gần hết răng.
  • Trẻ bị sâu răng mức độ nặng.
  • Các bé bị bệnh lý răng miệng nhưng chưa được điều trị triệt để.

TÌM HIỂU CHI TIẾT: Có Nên Trám Răng Sâu Lỗ To Không? Thực Hiện Điều Trị Thế Nào Hiệu Quả Nhất?

Răng bị sứt mẻ nhiều, mất gần hết răng không nên hàn
Răng bị sứt mẻ nhiều, mất gần hết răng không nên hàn

Phương pháp trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi

Trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi trong trường hợp răng sứt mẻ, thưa, sâu nhẹ được các bác sĩ khuyến khích thực hiện để bảo tồn răng thật, khôi phục chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng khác. Tùy từng trường hợp với những tổn thương trên răng khác nhau mà bác sĩ chỉ định phương pháp trám răng phù hợp, cụ thể:

Trám răng phòng ngừa

Đây là phương pháp được chỉ định cho đối tượng trẻ có vấn đề về men răng, răng sứt mẻ nhẹ hoặc sâu răng nhẹ. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sử dụng vật liệu trám sealant trên bề mặt răng nhằm bít kín lỗ hổng, rãnh sâu, phục hình mô răng đã bị tổn thương.

Theo chia sẻ của các chuyên gia, trám răng phòng ngừa sẽ bảo vệ thân răng, chống lại sự tấn công của vi khuẩn có hại gây ra những bệnh lý về răng miệng. Với những trẻ bị sâu răng, phương pháp này sẽ  ngăn chặn tình trạng mài mòn men răng khiến ổ sâu lan rộng và tác động đến những răng kế cạnh. 

Trám răng điều trị

Nếu trẻ 4, 5 tuổi gặp các vấn đề như sâu răng quá nặng, vết sứt mẻ, vỡ lớn, các tổn thương gây ảnh hưởng đến tủy sẽ được bác sĩ tư vấn trám răng điều trị. Với phương pháp này, bác sĩ tiến hành làm sạch hố răng bị sâu, điều trị tủy răng bị viêm, bị hỏng triệt để. Sau đó dùng vật liệu trám amalgam hoặc composite để trám bít vị trí sâu răng, răng nứt vỡ.

Trám bít điều trị với những vật liệu chất lượng này có thể ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, tấn công hoặc xâm nhập vào các răng khỏe kế cạnh, từ đó giảm được cảm giác đau nhức khó chịu, giúp các bé ăn nhai tốt, tránh tình trạng biếng ăn, mệt mỏi và hạn chế được nhiều bệnh lý răng miệng khác.

THAM KHẢO: Review Trám Răng Composite Có Tốt Không?

Trám răng điều trị giúp ngăn ngừa bệnh lý răng miệng
Trám răng điều trị giúp ngăn ngừa bệnh lý răng miệng

Quy trình thực hiện

Trám răng mặc dù là kỹ thuật khá đơn giản, ít xâm lấn tới cấu trúc xương và các mô mềm bên trong khoang miệng, tuy nhiên vẫn yêu cầu các bác sĩ tiến hành tỉ mỉ, cẩn trọng trong từng thao tác, đặc biệt phải tuân thủ đúng các bước theo Y khoa. Đây là yêu cầu quan trọng giúp ca trám thành công, tránh rủi ro, biến chứng và vật liệu trám duy trì được tuổi thọ lâu dài.

  • Bước 1 – Thăm khám và tư vấn: Đây là bước không thể thiếu trong quá trình thực hiện bất kỳ dịch vụ nha khoa nào. Bác sĩ tiến hành thăm khám tổng quát, có thể yêu cầu bệnh nhân chụp CT hoặc làm một số xét nghiệm liên quan để đánh giá chính xác tình trạng răng miệng, phát hiện vị trí bị sâu, viêm tủy hay những vấn đề khác. Qua đó bác sĩ tư vấn phương pháp hàn răng cùng vật liệu phù hợp cho bệnh nhân.
  • Bước 2 – Vệ sinh khoang miệng: Để đảm bảo răng miệng được sạch sẽ, không còn tồn tại mảng bám, thức ăn thừa, vi khuẩn và giúp quá trình hàn răng thuận lợi, tránh rủi ro, người bệnh được vệ sinh khoang miệng. Lúc này bệnh nhân được lấy cao răng, súc miệng bằng sản phẩm chuyên dụng.
  • Bước 3 – Gây tê: Với trường hợp trẻ bị sâu răng, bác sĩ cần gây tê với hàm lượng thuốc vừa đủ trước khi nạo vét mô răng sâu. Lý do là bởi trong quá trình thực hiện có thể tác động đến tủy, mô mềm khiến các bé đau nhức, khó chịu.
  • Bước 4 – Trám răng: Sau khi đã đủ những điều kiện về sức khỏe răng miệng, bác sĩ tiến hành lắp miếng trám vào vị trí đã xác định, làm mịn bề mặt để đảm bảo khách hàng cảm thấy thoải mái, không bị cộm vướng hay khó khăn khi ăn nhai.
  • Bước 5 – Hướng dẫn chăm sóc: Khi đã hoàn thành trám răng và khách hàng không gặp bất kỳ vấn đề bất thường nào, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám tiếp theo. Đồng thời lúc này phụ huynh cũng được hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng cho con tại nhà để duy trì tuổi thọ miếng trám lâu hơn, tránh biến chứng.

CHI TIẾT: Trám Răng Có Đau Không? Làm Gì Để Giảm Đau Trong Quá Trình Trám?

Bác sĩ hướng dẫn bé chăm sóc tại nhà sau trám răng
Bác sĩ hướng dẫn bé chăm sóc tại nhà sau trám răng

Trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi bao nhiêu tiền?

Khi tìm hiểu về dịch vụ trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi thì chi phí là vấn đề được phụ huynh quan tâm rất nhiều. Các chuyên gia cho biết, hàn răng trẻ em sẽ có chi phí thấp hơn nhiều so với dịch vụ của người lớn. Thông thường, hàn 1 răng sữa cho trẻ khoảng 100.000 – 1.500.000 đồng.

Bạn có thể tham khảo bảng dịch vụ được tổng hợp như sau:

 

Dịch vụ

Chi phí (đồng)

1

Hàn/trám răng sữa trẻ em

100.000

2

Hàn/trám răng vĩnh viễn

300.000

3

Hàn/trám răng thẩm mỹ

500.000

4

Hàn cổ răng

200.000

5

Điều trị tủy răng sữa

500.000

6

Điều trị tủy răng vĩnh viễn cho răng cửa

700.000

7

Điều trị tủy răng vĩnh viễn cho răng hàm nhỏ 

900.000

8

Điều trị tủy răng vĩnh viễn cho răng hàm lớn

1.200.000

9

Điều trị tủy bằng máy cho răng cửa

900.000

10

Điều trị tủy bằng máy cho răng hàm nhỏ

1.200.000

11

Điều trị tủy bằng máy cho răng hàm lớn

1.500.000

12

Dự phòng sâu răng trẻ em

400.000

Số tiền phụ huynh cần bỏ ra để trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi thường không cố định, có sự thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chính sách giá của nha khoa, tay nghề đội ngũ bác sĩ, trang thiết bị được sử dụng, vật liệu trám khách hàng lựa chọn. Ngoài ra, nếu khách hàng đang gặp vấn đề răng miệng, cần điều trị trước khi trám thì chi phí sẽ bao gồm dịch vụ này. Thêm vào đó, số lượng răng cần trám càng nhiều thì số tiền bỏ ra càng cao.

Tốt nhất phụ huynh nên liên hệ đến các cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ tư vấn, báo giá chi tiết và có sự chuẩn bị tốt nhất. 

XEM NGAY:

Chi phí trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi phụ thuộc nhiều yếu tố
Chi phí trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi phụ thuộc nhiều yếu tố

Lưu ý sau khi trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi

Sau khi trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi, mặc dù các khuyết điểm đã được xử lý, bao gồm tình trạng sâu răng, răng thưa, sứt mẻ, tuy nhiên bác sĩ vẫn khuyến cáo bệnh nhân chú ý đến chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc tại nhà để đảm bảo an toàn, loại bỏ nguy cơ gặp rủi ro, cụ thể:

  • Trong vòng 2 giờ đầu sau trám răng, không nên cho trẻ ăn uống bất kỳ thứ gì vì đây là thời điểm vật liệu trám cần có độ bám dính, tương thích với răng.
  • Những ngày đầu sau hàn răng, cho trẻ uống nhiều nước, ăn thực phẩm dạng lỏng, loãng như cháo, súp, canh, rau củ luộc mềm, những món ăn khác cần cắt, xé nhỏ để hạn chế lực nhai.
  • Không ăn thực phẩm quá nóng, quá lạnh, các loại bánh kẹo ngọt, đồ uống có gas, chứa phẩm màu vì chúng đều gây ảnh hưởng trực tiếp đến miếng trám.
  • Nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi để bảo vệ men răng, tăng cường sức khỏe răng miệng.
  • Tập cho con thói quen súc miệng bằng nước muối mỗi khi vệ sinh răng miệng để loại bỏ vi khuẩn và tác nhân gây sâu răng.
  • Phụ huynh cần lựa chọn loại kem đánh răng phù hợp với độ tuổi của trẻ, không nên cho con sử dụng sản phẩm của người lớn.
  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày, chải răng với bàn chải lông mềm, dùng lực vừa đủ và tránh tác động đến vị trí mới trám răng.
  • Trong trường hợp cơn đau nhức diễn ra liên tục và không có mức độ thuyên giảm, phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để cho con trẻ dùng thuốc giảm đau. 
  • Cho con thăm khám nha khoa và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần giúp loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa tích tụ ở chân răng, kẽ răng.

ĐỪNG BỎ QUA: Những Lưu Ý Trước Và Sau Khi Trám Răng Để Đạt Hiệu Quả Tốt Nhất

Phụ huynh nên hướng dẫn con vệ sinh răng miệng hàng ngày
Phụ huynh nên hướng dẫn con vệ sinh răng miệng hàng ngày

Một số thắc mắc liên quan

Sức khỏe răng miệng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Khi răng trẻ bị sâu, sứt mẻ, bác sĩ thường khuyến khích phụ huynh cho trẻ trám răng để bảo vệ răng thật, đảm bảo khả năng ăn nhai, thẩm mỹ, ngăn ngừa nguy cơ gặp biến chứng, rủi ro. Dưới đây là một số thắc mắc liên quan đến dịch vụ trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi:

Biến chứng gì có thể gặp khi trám răng cho trẻ?

Trám răng cho trẻ được đánh giá là có kỹ thuật khá đơn giản, được thực hiện nhanh chóng, không tác động đến mô mềm, cấu trúc xương nên độ an toàn cao. Tuy nhiên có không ít trường hợp vẫn gặp biến chứng khi bác sĩ thiếu kinh nghiệm, không tuân thủ đúng quy trình, vật liệu trám không chất lượng hoặc chăm sóc sai cách tại nhà:

  • Răng ê buốt, đau nhức kéo dài do bác sĩ không làm sạch mô răng bị sâu khiến vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây bệnh. Ngoài ra, kỹ thuật trám không chuẩn, miếng trám dày cộm gây tổn thương nướu, dẫn đến đau buốt.
  • Miếng trám bị bong tróc một thời gian ngắn sau đó vì chất lượng miếng trám không đảm bảo, không có độ kết dính, chỉ một tác động lực nhỏ cũng làm chúng bong ra.
  • Việc không xử lý triệt để ổ sâu, vi khuẩn gây hại hay phần tủy bị viêm sẽ tăng nguy cơ tái sâu răng cho khách hàng.
  • Nhiều trường hợp sau trám răng bị ảnh hưởng đến các răng kế cạnh vì vết trám sần sùi, nứt vỡ ở kẽ răng nhưng không nhận ra khiến thức ăn thừa mắc kẹt khiến vi khuẩn sinh sôi, tác động đến các răng kế cạnh gây viêm nhiễm, sâu hỏng.

LƯU Ý: Cảnh Báo 4 Tác Hại Trám Của Việc Trám Răng Có Thể Gặp Phải Nếu Sai Kỹ Thuật

Vật liệu nào thích hợp để trám răng cho trẻ?

Hiện nay tại các cơ sở nha khoa sử dụng rất nhiều vật liệu trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi, mỗi loại có những ưu điểm, hạn chế nhất định và phù hợp cho từng trường hợp. Phụ huynh nên cân nhắc thật kỹ để lựa chọn được miếng trám chất lượng cho con mình.

Nhiều nha khoa sử dụng Amalgam dù có độ bền cao nhưng lại có chứa thành phần thủy ngân, có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng của trẻ vì sức đề kháng của trẻ kém, thêm vào đó chất liệu này không đảm bảo tính thẩm mỹ.

Để đạt được kết quả tốt nhất, nên lựa chọn nhựa tổng hợp Composite vì độ lành tính cao, độ bền tương đối nhưng tính thẩm mỹ được đảm bảo và an toàn với khoang miệng. Đặc biệt chi phí vật liệu này cũng khá thấp.

Sử dụng vật liệu Composite vừa an toàn, vừa bền bỉ
Sử dụng vật liệu Composite vừa an toàn, vừa bền bỉ

Trám răng cho trẻ có đau không?

Như đã nói, trám răng là dịch vụ không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, không xâm lấn cấu trúc xương, mô mềm, quá trình thực hiện diễn ra nhanh chóng, thêm vào đó bác sĩ có thể cân nhắc dùng thuốc gây tê cho một số trường hợp nên không gây cảm giác đau nhức khó chịu.

Sau trám răng một vài ngày, nếu các bé cảm thấy đau nhức khó chịu, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc giảm đau, đồng thời chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vệ sinh để bảo vệ răng tốt nhất. Những trường hợp đau nhức kéo dài không thuyên giảm có thể do kỹ thuật của bác sĩ, cần nhanh chóng đưa trẻ đến nha khoa để được kiểm tra, xử lý.

Trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi được khuyến khích nếu răng có vấn đề như sâu, sứt mẻ để bảo tồn răng thật, đảm bảo chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng về sau. Phụ huynh nên tìm hiểu về chi phí, quy trình, phương pháp thực hiện để có sự chuẩn bị tốt nhất, đồng thời chú ý cách chăm sóc tại nhà giúp duy trì miếng trám bền bỉ trong thời gian dài.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trám răng có đau không
Trám Răng Có Đau Không? Những Lưu Ý Quan Trọng Cần Biết

Nội dung bài viếtCó nên trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi không?Trường hợp nên và không nên trám răng cho trẻ 4, 5 tuổiPhương...

Trám răng composite là gì
Trám Răng Composite Là Gì? Chi Phí Đắt Không?

Nội dung bài viếtCó nên trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi không?Trường hợp nên và không nên trám răng cho trẻ 4, 5 tuổiPhương...

Có Nên Trám Răng Sâu Lỗ To Không? Kỹ Thuật Và Bảng Giá Mới Nhất
Có Nên Trám Răng Sâu Lỗ To Không? Kỹ Thuật Và Bảng Giá Mới Nhất

Nội dung bài viếtCó nên trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi không?Trường hợp nên và không nên trám răng cho trẻ 4, 5 tuổiPhương...

Trám răng xong bị ê buốt
Trám Răng Xong Bị Ê Buốt: Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Nội dung bài viếtCó nên trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi không?Trường hợp nên và không nên trám răng cho trẻ 4, 5 tuổiPhương...


Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

messenger Messenger
zalo Zalo
phone Hotline
uudai Xem ưu đãi