Niềng Răng Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Tốt Cho Sự Dịch Chuyển Của Răng?
- Bác sĩ CKII chuyên khoa Răng Hàm Mặt
- 1 trong 10 bác sĩ ĐẦU TIÊN tại Hà Nội đạt chứng chỉ Invisalign
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa - Cấp tại Los Angeles
- Chủ tịch Hiệp hội Nha khoa tư nhân Việt Nam
- Thành viên BCH Hiệp hội Nha chu Việt Nam
- Đại sứ thương hiệu Mylis Arrow Implants System
Đối với những người mới niềng răng, nên sử dụng thực phẩm mềm và bổ dưỡng để tránh gây ảnh hưởng đến hệ thống mắc cài hay khay niềng.
- Nên ăn: Thực phẩm mềm, sản phẩm từ sữa, trứng,...
- Nên kiêng: Bánh kẹo cứng, kẹo cao su, thịt dai,...
Vì sao cần chú ý niềng răng ăn uống?
Khi tiến hành niềng răng, toàn bộ cơ quan bên trong miệng như lưỡi, nướu, môi, má vẫn chưa thể thích ứng với những khí cụ gồm có dây cung và mắc cài nên sẽ cảm thấy khó chịu, vướng víu, cộm mỗi khi giao tiếp, ăn nhai.
Bên cạnh đó, với trường hợp dây cung tác động lực lên răng sau khi gắn mắc cài cũng khiến bạn cảm thấy đau nhức. Bạn sẽ chưa quen với lực kéo của dây cung niềng răng nên hiện tượng ê buốt, đau âm ỉ vẫn sẽ xảy ra.
Khi niềng răng, hàm và răng sẽ trở nên yếu hơn do dây cung, mắc cài được gắn trên răng sẽ co kéo để điều chỉnh răng. Do đó, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khi niềng răng cần phải được chú trọng và quan tâm. Điều này giúp bạn tránh được những tổn thương và giảm đau đớn trong thời gian đầu.
GỢI Ý: Cách Giảm Đau Khi Niềng Răng.
Người mới niềng răng nên ăn gì? Chú ý gì khi ăn uống?
Sau khi niềng răng nên ăn gì là điều băn khoăn của khá nhiều người. Khoảng 2-3 ngày đầu tiên răng sẽ phải chịu lực rất mạnh nên cảm giác căng tức, đau đớn sẽ xuất hiện dày đặc. Lúc này, bạn cần lựa chọn những món ăn đảm bảo yếu tố ít mảnh vụn, lỏng, mềm và đảm bảo dinh dưỡng. Hãy bổ sung những thực phẩm sau đây vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày:
- Sản phẩm từ sữa: Bạn nên bổ sung với các loại thức uống, bánh từ sữa hoặc sữa chua, món ăn từ bơ hoặc phô mai. Những thực phẩm từ bơ sữa sẽ có tác dụng trong việc bổ sung năng lượng, khắc phục hiện tượng sút cân hoặc hóp má khi niềng răng. Ngoài ra, chúng còn làm giảm áp lực mà hàm răng mới phải chịu đựng khi đeo mắc cài. Bạn có thể cân nhắc ăn kem để giảm bớt cơn đau khó chịu nhưng đừng nên dùng quá nhiều.
- Thực phẩm xốp mềm: Bạn có thể sử dụng những thực phẩm được chế biến từ ngũ cốc như đậu hũ, bột ngũ cốc, bánh bông lan, bánh mì, bánh xốp mềm… Tất cả đều giúp bổ sung dưỡng chất, tăng thêm sự ngon miệng, có lợi cho sức khoẻ mà không làm ảnh hưởng tới việc ăn nhai.
- Thức ăn mềm: Đây là sự lựa chọn lý tưởng nhất dành cho người đang niềng răng. Bạn có thể bổ sung các loại ngũ cốc như phở, bún, cơm mềm, soup, cháo… Ngoài ra, đừng quên chế biến rau củ quả, thịt cá ở dạng băm nhuyễn, dạng mềm, ninh nhừ để cơ thể không bị thiếu chất dinh dưỡng.
- Trái cây, nước ép: Ngoài việc chú ý tới vấn đề niềng răng thì nên ăn gì, bạn cũng nên bổ sung các loại sinh tố, nước ép giúp tăng cường vitamin cần thiết cho cơ thể.
Các loại thực phẩm vừa nêu ở trên đều rất dễ nhai, dễ ăn và có thêm nhiều chất dinh dưỡng bổ sung vào cơ thể. Tuy nhiên, trong việc ăn uống cũng cần chú ý những điều sau đây:
- Việc ăn nhai thế nào cũng là yếu tố gây ra những rủi ro làm hỏng mắc cài. Nếu nhai, cắn thức ăn với cách bình thường có thể khiến mắc cài bị vỡ hoặc rơi ra khỏi răng. Do đó, bạn cần phải cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ để kiểm soát số lần răng phải nhai thức ăn.
- Sau khi niềng răng, hàm răng rất nhạy cảm nên cần phải sử dụng răng hàm để ăn nhai. Chiếc răng này có cấu tạo tốt và dày hơn giúp việc nghiền thức ăn diễn ra hiệu quả và giảm cơn đau nhức tại răng cửa.
- Trong lúc nhai, cần tránh việc dứt hoặc xé thức ăn với răng cửa.
- Thực hiện ăn chậm, từng miếng nhỏ để thức ăn được nghiền nát tốt hơn. Nếu ăn nhai quá nhanh sẽ khiến răng bị viêm hoặc sưng đau do dây chằng và xương lúc này đang yếu nên lực tác động bị ảnh hưởng.
- Nếu thấy khó nhai, bạn có thể uống thêm nước khi ăn. Điều này cũng có tác dụng trong việc loại bỏ những cặn thức ăn bám dính trên mắc cài, dây cung.
Người niềng răng không nên ăn gì để tránh đau nhức?
Bên cạnh những thực phẩm có lợi, giúp hạn chế đau nhức bạn cũng cần kiêng một số thực phẩm để đảm bảo hiệu quả của việc niềng răng và tránh hư hỏng khí cụ chỉnh nha. Bạn cần hạn chế một số thực phẩm sau đây:
- Thức ăn quá dai chẳng hạn như bánh nếp, bánh dày, pizza, bánh mì Pháp.
- Thực phẩm quá giòn như kẹo cứng, nước đá, khoai tây chiên, bỏng ngô
- Thực phẩm quá dính như các loại kẹo cao su, kẹo caramel…
- Thực phẩm cứng như kẹo cứng hoặc các loại hạt…
Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều đồ ngọt, tinh bột như thức ăn nhanh, bánh kẹo. Trong thành phần chứa nhiều đường nên sẽ sinh ra axit và những mảng bám dẫn tới bệnh lý về lợi hoặc sâu răng. Đặc biệt, bạn cần hạn chế sử dụng cà phê, trà, kẹo, soda, hút thuốc lá… sẽ gây ra tác động xấu ảnh hưởng tới răng.
Cung cấp các giải pháp Niềng Răng chuẩn quốc tế
Giải đáp thắc mắc liên quan đến niềng răng nên ăn gì
Như phân tích ở trên, chế độ ăn nhai có tác động trực tiếp đến sức khỏe răng miệng và hiệu quả niềng răng về sau. Nếu không thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ, răng rất dễ thay đổi hướng dịch chuyển, về lâu dài sẽ không đạt được kết quả như mong đợi. Điều này vừa làm mất thời gian, vừa gây tốn kém chi phí niềng. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến chế độ ăn uống trong quá trình chỉnh nha:
Mới niềng răng có ăn cơm được không?
Theo chuyên gia, bệnh nhân hoàn toàn có thể ăn uống bình thường trong quá trình niềng răng. Tuy nhiên, ngay khi vừa mới gắn khí cụ, bạn nên ưu tiên sử dụng các thực phẩm dưới dạng lỏng như cháo, súp,… Bởi giai này răng vẫn còn yếu và dễ nhạy cảm, cơ thể cũng chưa thích nghi được với sự thay đổi trong khoang miệng. Sau 1 – 3 ngày, bệnh nhân có thể ăn cơm như bình thường nhưng cần chú ý đến việc ăn nhai để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha.
Chỉnh nha có ăn kem được không?
Trong quá trình niềng răng, bệnh nhân sẽ thường xuyên cảm thấy đau nhức, ê buốt răng do lực siết từ hệ thống khí cụ. Do vậy, việc ăn các loại thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng cũng không phải là giải pháp tối ưu trong giai đoạn này. Bạn nên hạn chế ăn kem để giảm thiểu tình trạng ê buốt chân răng.
Uống nước có ga trong quá trình chỉnh nha được không?
Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên hạn chế tối đa đồ uống có gas trong suốt quá trình chỉnh nha. Bởi các loại đồ uống này có tính axit cao và chứa nhiều đường sẽ phá hủy men răng và cấu trúc răng bên trong. Đồng thời làm hỏng khí cụ niềng, đặc biệt là mắc cài kim loại. Nếu sử dụng một lượng vừa phải, bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách để tránh ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.
Cách vệ sinh răng niềng sau khi ăn
Bên cạnh chế độ ăn uống thì vệ sinh răng niềng cũng là vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm. Bởi sau khi gắn khí cụ chỉnh nha lên răng, việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng sẽ trở nên khó khăn hơn. Vậy vệ sinh răng niềng sau khi ăn sao cho đúng? Dưới đây là một số chỉ định của bác sĩ mà bạn cần tuân thủ thực hiện:
- Lựa chọn bàn chải lông mềm, mảnh để có thể dễ dàng luồn vào kẽ răng. Nếu niềng răng bằng mắc cài thì bạn nên sử dụng loại bàn chải kẽ , vừa giúp loại bỏ mảng bám trên răng, vừa không ảnh hưởng đến khí cụ niềng.
- Đầu tư các thiết bị vệ sinh răng miệng chuyên dụng như: Máy tăm nước, bàn chải điện,… giúp làm sạch hoàn toàn cặn thức ăn thừa.
- Tuyệt đối không sử dụng tăm xỉa răng, thay vào đó bạn nên dùng chỉ nha khoa để lấy hết thức ăn thừa mắc trong kẽ răng sau khi ăn.
Nếu bạn không bị hạn chế về mặt tài chính thì nên thực hiện phương pháp niềng răng trong suốt Invisalign. Khay niềng này được thiết kế theo khuôn răng của từng khách hàng và có thể dễ dàng tháo lắp giúp việc ăn uống, vệ sinh răng niềng thuận lợi hơn. Ngoài ra, bề mặt khay niềng nhẵn mịn cũng làm giảm ma sát và hạn chế gây tổn thương đến các mô mềm xung quanh răng. Bên cạnh đó, niềng răng trong suốt còn sở hữu vô vàn những ưu điểm vượt trội, điển hình như tính thẩm mỹ cao và hạn chế cảm giác đau nhức, ê buốt cho người niềng. Mặc dù giá thành không hề rẻ nhưng niềng răng trong suốt vẫn là phương pháp chỉnh nha được nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn.
Trên đây là một vài thông tin liên quan tới niềng răng nên ăn gì và không nên ăn gì chi tiết. Hãy thật sự lưu ý trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp việc niềng răng đạt hiệu quả tốt nhất.
XEM THÊM:
- Các Loại Niềng Răng Hiện Nay Cùng Thông Tin Chi Tiết
- Niềng Răng Ở Đâu Tốt, Được Đánh Giá Cao?
Cơ sở chính: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Chi nhánh Sài Gòn 1: 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM
Chi nhánh Sài Gòn 2: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!