Niềng Răng Bị Tiêu Xương Do Đâu? [Giải Đáp Từ Chuyên Gia]
- Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
- Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM
- Chứng chỉ trồng răng Implant nha khoa do BV Răng Hàm Mặt TƯ TPHCM cấp
- Chứng chỉ cấy ghép toàn hàm tại Trung tâm Sagodent
- Chứng chỉ nâng xoang ghép xương
- Chủ nhiệm đề tài nghiên cữu về kỹ thuật nhổ răng khôn xâm lấn tối thiểu
Vì sao niềng răng bị tiêu xương?
Có nhiều yếu tố góp phần vào việc niềng răng gây tiêu xương, trong đó một số nguyên nhân chính bao gồm:
- Lực kéo không đều hoặc quá mạnh: Lực kéo của các khí cụ niềng răng quá mạnh hoặc không được điều chỉnh đúng cách, nó có thể gây áp lực lên xương hàm, làm suy yếu và tiêu xương.
- Chăm sóc răng miệng không đúng cách: Khi niềng răng, việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn, dẫn đến việc vi khuẩn tích tụ và gây ra tình trạng viêm nhiễm. Viêm nướu hoặc nhiễm trùng răng có thể dẫn đến việc tiêu xương hàm và làm chậm quá trình niềng răng.
- Thời gian niềng quá dài: Khi quá trình điều trị kéo dài, áp lực lên xương hàm cũng gia tăng, gây ra hiện tượng tiêu xương dần.
- Mất răng hoặc xương hàm không ổn định: Nếu bệnh nhân có tình trạng mất răng hoặc xương hàm không ổn định, việc niềng răng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cấu trúc xương hàm, làm tăng khả năng tiêu xương.
Hậu quả khi niềng răng bị tiêu xương
Tiêu xương có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ của người bệnh, bao gồm:
- Răng dễ bị lỏng và di chuyển không đều: Khi xương hàm không đủ chắc chắn, răng sẽ khó di chuyển một cách chính xác và có thể trở nên lỏng lẻo.
- Hàm răng bị lão hóa sớm: Việc mất dần xương hàm có thể dẫn đến tình trạng lão hóa sớm ở khuôn mặt, khiến mặt người bệnh trông hốc hác và thiếu sức sống.
- Khó khăn trong việc ăn nhai: Xương hàm yếu sẽ làm giảm khả năng ăn nhai, gây khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn và làm giảm chất lượng cuộc sống.
Cách khắc phục vấn đề tiêu xương khi niềng răng
Khi niềng răng bị tiêu xương, bạn nên sớm áp dụng các biện pháp khắc phục sau:
- Thông báo cho bác sĩ: Ngay khi phát hiện dấu hiệu tiêu xương, hãy thông báo cho bác sĩ nha khoa để được kiểm tra và điều chỉnh phác đồ điều trị.
- Điều chỉnh lực kéo: Bác sĩ có thể giảm lực kéo hoặc thay đổi loại dây cung để giảm áp lực lên xương ổ răng.
- Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng: Chải răng đúng cách sau mỗi bữa ăn, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch răng miệng, ngăn ngừa viêm nhiễm.
- Sử dụng thuốc: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống viêm để hỗ trợ điều trị tiêu xương.
- Ghép xương: Nếu tình trạng tiêu xương nghiêm trọng, có thể cần phải ghép xương để phục hồi mật độ xương ổ răng.
Cách hạn chế nguy cơ niềng răng bị tiêu xương
Để giảm tối đa nguy cơ niềng răng bị tiêu xương, các bạn nên chú ý tới những vấn đề quan trọng sau:
- Lựa chọn bác sĩ nha khoa uy tín: Bác sĩ có chuyên môn cao, kinh nghiệm và tay nghề giỏi sẽ biết cách sử dụng lực kéo phù hợp, giám sát chặt chẽ quá trình niềng răng để hạn chế tối đa nguy cơ tiêu xương.
- Chải răng đúng cách sau mỗi bữa ăn, sử dụng bàn chải lông mềm, kem đánh răng chứa flour. Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng.
- Thăm khám và lấy cao răng định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
- Bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D qua thực phẩm như sữa, các loại đậu, rau xanh, cá hồi…
- Hạn chế đồ ăn ngọt, đồ uống có ga, thức ăn cứng, dai để bảo vệ răng và xương hàm.
- Massage nướu thường xuyên giúp kích thích tuần hoàn máu, giúp xương hàm chắc khỏe hơn.
Niềng răng bị tiêu xương là một vấn đề có thể khắc phục nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Hãy lưu ý chăm sóc răng miệng một cách khoa học để bảo vệ sức khỏe lâu dài của hàm răng và xương hàm của bạn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!