Quá Trình Mọc Răng Khôn Diễn Ra Như Thế Nào?
- Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
- Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM
- Chứng chỉ trồng răng Implant nha khoa do BV Răng Hàm Mặt TƯ TPHCM cấp
- Chứng chỉ cấy ghép toàn hàm tại Trung tâm Sagodent
- Chứng chỉ nâng xoang ghép xương
- Chủ nhiệm đề tài nghiên cữu về kỹ thuật nhổ răng khôn xâm lấn tối thiểu
Quá trình mọc răng khôn:
-
Thời gian mọc: Quá trình mọc răng khôn diễn ra trong khoảng thời gian nào không cố định và có thể kéo dài nhiều năm [1].
-
Triệu chứng & dấu hiệu nhận biết: Mọc răng khôn có thể gây ra các triệu chứng như đau nhức, khó chịu, và các vấn đề về sức khỏe nướu [2]
-
Giảm đau: Có các cách giảm đau răng khôn tại nhà như sử dụng lạnh, thuốc giảm đau, và vệ sinh nướu đúng cách.
Trong quá trình mọc răng khôn, hãy lưu ý đến vấn đề chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hằng ngày [3]. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời.
Quá trình mọc răng khôn khi nào? Diễn ra trong bao lâu?
- Không giống với các răng khác, răng khôn chỉ mọc trong độ tuổi trưởng thành (từ 17 - 25 tuổi), một số trường hợp có thể mọc sớm hoặc muộn hơn tùy vào cơ địa của mỗi người.
- Răng khôn không mọc liên tục mà chia thành nhiều đợt và kéo dài trong vài tháng. Ở mỗi giai đoạn mọc, phần nướu tại vị trí răng số 8 sẽ bị tách rộng ra để nhường cho một phần răng khôn nhú lên. Khi đó, lớp mô xung quanh sẽ trở nên sưng đỏ và đau nhức.
- Mặc khác, cơ địa của mỗi người không giống nhau nên trong một số trường hợp, quá trình mọc răng khôn có thể kéo dài lên đến 4 - 5 năm. Vì mọc khá muộn và chân răng sâu nên răng khôn thường có xu hướng mọc lệch, mọc nghiêng hoặc mọc ngầm.
Răng khôn mọc xuất hiện triệu chứng gì?
- Đau nhức: Đau nhức là triệu chứng đầu tiên bệnh nhân gặp phải trong quá trình răng số 8 mọc. Khi mầm răng bắt đầu nhú lên, va chạm với phần mô nướu bên trên làm kích thích các dây thần kinh xung quanh, gây ra cảm giác đau nhức nhẹ.
- Sưng lợi: Sưng lợi là triệu chứng phổ biến nhất khi răng khôn mọc. Triệu chứng này gây cộm và vướng víu trong quá trình ăn nhai.
- Sốt nhẹ: Trong quá trình mọc răng khôn, toàn bộ mô lợi xung quanh sẽ bị sưng viêm. Khi đó, cơ thể sẽ phản ứng lại gây ra hiện tượng sốt nhẹ.
- Một số triệu chứng khác: Ngoài những triệu chứng thường gặp trên, mọc răng khôn cũng có thể gây ra tình trạng chán ăn, mệt mỏi, đau nhức tai, chảy máu chân răng,...
Lưu ý quan trọng trong quá trình răng khôn mọc
Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình mọc răng khôn. Một số thói quen sinh hoạt không lành mạnh có thể khiến cơn đau nhức bùng phát nghiêm trọng hơn. Do đó, để hạn chế các biến chứng xấu xảy ra, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt và giàu dinh dưỡng vừa giúp cơ thể bổ sung dưỡng chất cần thiết, vừa hạn chế lực nhai mạnh ảnh hưởng đến răng. Đồng thời, cần tránh các món ăn chứa nhiều gia vị, đặc biệt là đồ cay, nóng,… và các loại thực phẩm dễ bám dính vào răng như gạo nếp, bột dẻo, bánh tráng,…
- Hạn chế tối đa các thực phẩm nhiều đường như bánh kem, kẹo dẻo,… để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh sâu răng hoặc viêm nướu. Nếu tình trạng này xảy ra trong quá trình mọc răng khôn, bệnh nhân sẽ phải chịu các cơn đau nhức dữ dội và gây nhiều khó khăn trong việc điều trị.
- Không uống rượu bia hoặc hút thuốc lá trong quá trình mọc răng khôn. Đây là các loại chất kích thích chứa thành phần gây hại đến răng và nướu. Bên cạnh đó, thói quen uống rượu bia còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tấn công khoang miệng, không chỉ gây ra viêm nhiễm tại vị trí răng số 8 mà còn lan rộng đến các răng xung quanh.
- Trong quá trình mọc răng khôn, bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng đau nhức khó chịu làm ảnh hưởng đến việc ăn nhai. Lúc này, bạn nên bổ sung các loại rau xanh, trái cây và uống nhiều nước để tránh tình trạng suy nhược cơ thể gây mệt mỏi, sốt cao và sưng hạch góc hàm.
- Nếu khoang miệng có mùi hôi khó chịu, bệnh nhân nên sử dụng các loại dược phẩm thiên nhiên như bạc hà, thì là, lá hương thảo, trà xanh,… để khử mùi và mang lại hơi thở dễ chịu hơn.
Như đã phân tích ở trên, có đến 85% trường hợp mọc răng khôn đều gặp phải các vấn đề như răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, lợi trùm răng khôn,… Tình trạng này không chỉ gây sốt và đau nhức nhẹ mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường hoặc đau nhức kéo dài, bệnh nhân nên đến cơ sở nha khoa để thăm khám và điều trị kịp thời. Tùy theo vị trí chân răng, hướng mọc và sức khỏe răng miệng của bệnh nhân, nha sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số biện pháp sau:
- Sử dụng thuốc: Trong trường hợp răng khôn mọc thẳng gây đau nhức và khó chịu nhẹ, bạn có thể sử dụng thuốc không kê toa.
- Cắt lợi trùm: Nếu răng khôn mọc kèm theo triệu chứng của viêm lợi trùm, nha sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm đau và tiến hành cắt lợi khi hết sưng. Khi đó, răng có thể thuận lợi chồi lên trên mà không gây kích thích mô nướu. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho răng số 8 mọc thẳng và không gây chèn ép, va chạm đến các răng còn lại trên cung hàm.
- Nhổ răng khôn: Nhổ răng khôn được áp dụng hiệu quả trong trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch,… Trong quá trình nhổ răng, bệnh nhân sẽ được gây tê để hạn chế cảm giác đau nhức, khó chịu. Đây là một ca tiểu phẫu khá đơn giản và chỉ mất khoảng 20 – 30 phút để hoàn thành.
Cơ sở chính: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Chi nhánh Sài Gòn 1: 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM
Chi nhánh Sài Gòn 2: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!