Hỏng Men Răng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Giải Pháp
- Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
- Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
- Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
- Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm
Hỏng men răng nguyên nhân thường do thói quen sinh hoạt xấu, di truyền hoặc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Dấu hiệu men răng đã hỏng bao gồm đau nhức và nhạy cảm. Men răng hỏng không thể tự hồi phục, nên cần chú ý để ngăn chặn tình trạng trở nên nghiêm trọng. Để ngăn chặn hỏng men răng, quan trọng là duy trì một chế độ chăm sóc răng đúng cách và thăm bác sĩ nha khoa định kỳ.
Nguyên nhân gây hỏng men răng
Răng vốn được tạo nên với ba thành phần chính gồm tủy răng, ngà răng và lớp ngoài cùng là men răng. Khi răng không được chăm sóc đúng cách, cả ba bộ phận này đều có thể bị tổn thương. Trong đó, men răng thường dễ bị hư hại hơn cả bởi một số nguyên nhân như:
- Thói quen xấu: Những người có thói quen nghiến răng, cắn móng tay, dùng răng để cắn các vật cứng thường khiến men răng bị bào mòn, thậm chí làm sứt mẻ, gãy răng.
- Đánh răng không đúng cách: Việc đánh răng nhiều lần trong ngày hoặc sử dụng lực quá mạnh khi làm sạch răng cũng có thể làm mòn men răng hoặc tụt nướu.
- Di truyền: Trong một số trường hợp, hỏng men răng cũng có thể do yếu tố di truyền. Theo đó, nếu các thành viên trong gia đình như ông, bà, bố mẹ có men răng xấu thì khả năng men răng của trẻ kém sẽ là rất cao.
- Chế độ ăn uống: Các loại đồ uống, thực phẩm có tính axit cao như đồ uống có ga, cà phê đen, trà, rượu có thể là nguyên nhân làm mòn, phá hủy men răng.
- Ảnh hưởng của thuốc Tetracyclin: Phụ nữ đang cho con bú sử dụng nhiều Tetracyclin hoặc trẻ nhỏ dùng nhiều thuốc này sẽ khiến men răng tổn thương, có màu nâu từ nhẹ đến nặng.
- Tẩy trắng răng sai cách: Hiện nay, nhiều người có thói quen tẩy trắng răng tại nhà mà không biết rằng nếu lạm dụng thường xuyên và thực hiện không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến men răng.
Xem thêm: Răng Sứ Cercon: Ưu Điểm Và Các Loại Phổ Biến Hiện Nay
Dấu hiệu nhận biết men răng bị hỏng
Khi men răng bị hỏng, bạn có thể dễ dàng nhận biết tình trạng này thông qua một số dấu hiệu điển hình sau đây:
- Xuất hiện các đốm trắng trên răng: Nguyên nhân của tình trạng này là do men răng hỏng khiến vi khuẩn tích tụ trên bề mặt răng, làm răng biến màu. Nếu không có giải pháp khắc phục, người bệnh sẽ dễ bị sâu răng hoặc mắc phải một số bệnh lý thường gặp như viêm nhiễm mô, nướu…
- Ê buốt răng: Khi men răng bị tổn thương, những cơn ê buốt sẽ thường xuyên xuất hiện. Nguyên nhân là do vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào ngà răng, thậm chí là tủy răng gây kích ứng. Hiện tượng răng nhạy cảm, ê buốt không chỉ xuất hiện trong lúc ăn mà còn thường gặp khi thay đổi môi trường sống đột ngột hay khi đánh răng.
- Bị bong tróc: Tình trạng này thường xảy ra khi bạn ăn đồ ăn cứng. Bởi lẽ men răng là lớp khá mỏng, nhạy cảm. Khi hỏng men răng, lúc này răng khá yếu, dễ bị tổn thương dù chỉ với tác động nhẹ.
Giải pháp khắc phục tình trạng hỏng men răng
Men răng bị hỏng thường để lộ lớp ngà răng màu vàng nhạt ra bên ngoài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó, tình trạng này sẽ hạn chế phần nào khả năng ăn nhai nên việc khắc phục là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số giải pháp mà các bạn có thể lựa chọn:
Trám răng khắc phục hỏng men răng
Trám răng thường được chỉ định cho những trường hợp hỏng men răng ở mức độ nhẹ. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng hợp chất composite nha khoa có màu sắc tương đồng với men răng để trám lên bề mặt răng. Sau đó, bác sĩ tiếp tục sử dụng đèn laser hoặc đèn halogen để làm đông cứng composite, góp phần cố định vững chắc composite vào răng thật.
Có thể bạn quan tâm: Tìm Hiểu Công Nghệ CAD/CAM/CNC Trong Nha Khoa
Sau trám răng, bề mặt men răng sẽ được tái tạo hiệu quả, giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như ngăn chặn được tình trạng vi khuẩn tấn công vào lớp men răng đã hỏng, yếu. Nhờ đó sẽ bảo vệ răng trước sâu răng và các bệnh lý khác. Tuy nhiên, trám răng thường có tuổi thọ không cao, trung bình tuổi thọ dao động trong khoảng từ 7 – 9 năm.
Bọc răng sứ
Đây là một trong những kỹ thuật nha khoa phổ biến hiện nay, là giải pháp giúp khắc phục tình trạng hỏng men răng hiệu quả. Với những ưu điểm như tính thẩm mỹ cao, độ bền cao, răng không bị ố vàng, khả năng chịu lực tốt… bọc răng sứ còn được chỉ định trong những trường hợp răng có khiếm khuyết về mặt hình thể như răng gãy, sứt mẻ…
Hiện nay, các dòng răng sứ trên thị trường được chia thành hai loại chính gồm răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Trong đó, răng toàn sứ được ưa chuộng hàng đầu bởi đảm bảo tính thẩm mỹ và có thời gian sử dụng lâu dài.
Những lưu ý giúp bảo vệ men răng hiệu quả
Để chủ động bảo vệ sức khỏe răng miệng đặc biệt ngăn ngừa tình trạng hỏng men răng hiệu quả, các bạn cần áp dụng chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách, cụ thể:
- Đánh răng hai lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor để bảo vệ men răng.
- Khi chải răng cần thao tác nhẹ nhàng, không dùng lực quá mạnh để hạn chế làm mòn men răng.
- Không sử dụng tăm xỉa răng, thay thế bằng chỉ nha khoa để làm sạch răng hàng ngày để tránh hư hại men răng và tổn thương nướu.
- Hạn chế dùng các loại thực phẩm chứa nhiều axit hoặc sử dụng ống hút với đồ uống dạng lỏng để hạn chế răng tiếp xúc với dung dịch.
- Thăm khám nha khoa nếu có thói quen nghiến răng khi ngủ để ngăn chặn tình trạng này.
- Lấy cao răng 6 tháng/lần để làm sạch và bảo vệ răng hiệu quả.
Hỏng men răng thường gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai. Do đó, các bạn hãy chú ý thăm khám nha khoa định kỳ để phát hiện và có giải pháp khắc phục kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!