Nguyễn Thị Tuế
55 tuổi - Hà Nội
Khách Hàng Nguyễn Thị Tuế
- Khách hàng: Nguyễn Thị Tuế
- Tình trạng răng: Mất 2 răng số 6 và 7 hàm dưới
- Dịch vụ sử dụng: Trồng răng implant đơn lẻ
Cô Nguyễn Thị Tuế bị sâu răng đã lâu nhưng do chủ quan nghĩ rằng răng sâu cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe nên cô cũng ngại đến các cơ sở nha khoa. Điều cô không ngờ được là răng sâu có thể làm hỏng cả răng bên cạnh. Sau đó dù đã nhổ bỏ 2 răng nhưng vì chủ quan nên cô Tuế cũng không trồng răng mới luôn. Đến tận khi chồng cô gặp rất nhiều vấn đề vì để mất răng lâu năm cô mới quyết tâm cùng chồng đi trồng lại răng mới.
Chủ quan khi răng sâu dẫn đến hỏng liên tiếp 2 răng liền kề
“Tôi bị sâu răng lâu lắm rồi, ban đầu nó sâu răng số 7, lúc nào đau quá thì tôi cũng chỉ ra hiệu thuốc mua thuốc thôi. Lâu lâu sau khi thấy răng số 6 sâu theo tôi cũng không nghĩ là do răng số 7 sâu lâu ngày kéo theo hỏng cả răng bên cạnh đâu. Thế là tôi cũng kệ, thấy đau tôi lại ra hiệu thuốc mua thuốc dùng tạm. Có thuốc vào là hết đau liền nên tôi cứ tưởng thế là ổn.
Mãi cho đến một ngày cả 2 răng của tôi đau nhức quá, dùng thuốc cũng không đỡ. Chưa bao giờ tôi thấy răng mình buốt đến thế, phần lợi của tôi cũng sưng vù lên tôi mới hốt hoảng đến nha khoa. Điều tôi không ngờ đến là tôi phải nhổ bỏ cả 2 răng ngay ngày hôm đó” – cô Tuế chia sẻ.
Sau khi nhổ bỏ răng cũ cô Tuế chủ quan nghĩ răng chỉ mất 2 răng vẫn có thể ăn nhai bình thường thêm vào đó chi phí trồng răng implant cũng khá cao nên cô quyết định không trồng răng mới. Cô Tuế cũng cho biết sau khi mất răng cô gần như chỉ nhai bên còn lại. Một thời gian sau khi mất răng cô cũng thấy sức nhai của mình giảm.
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thái – bác sĩ điều trị chính cho cô Tuế cho biết thói quen nhai 1 bên hàm sẽ khiến toàn bộ răng nhanh chóng yếu đi vì răng bên nhai nhiều sẽ phải làm việc với cường độ nhiều hơn. Điều này khiến mặt nhai của răng bị bào mòn. Cô Tuế cho biết sau khi nhổ răng cô còn bị đau dạ dày. Tình trạng này xảy ra một phần là do việc nhai một bên khiến thức ăn chưa được nghiền nát tốt trước khi đưa vào dạ dày khiến dạ dày phải làm việc với cường độ cao hơn.
“Mất răng xong cô lắm bệnh lắm mà mình lại cứ nghĩ là do có tuổi. Mãi đến khi đi nha khoa khám mình mới biết. Nào là đau dạ dày, ăn uống thiếu chất, buồn nhất là 1 bên da mặt của cô chảy xệ đều do mất răng nhưng cô đâu có biết đâu. Thực ra nếu không phải vì chú nhà cô nghiện thuốc lá thành ra mất gần như toàn bộ răng thì cô cũng chẳng đi khám làm gì. Hôm đấy may thế nào đưa chú đến đây khám cô thấy cơ sở vật chất ở đây cũng tốt, các bạn nhân viên cũng nhiệt tình lại còn được khám miễn phí nên cô cũng thử xem sao. Ai ngờ đâu mất răng lại ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cô như thế” – cô Tuế cho biết.
Trên thực tế cũng có rất nhiều khách hàng giống như cô Tuế, đến nha khoa khi tình trạng răng của mình đã trở nặng và phần lớn đều do mọi người không nghĩ rằng mất răng lại gây ra nhiều hệ lụy đến vậy.
Xem thêm: Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thái – chuyên gia implant với hơn 25 năm kinh nghiệm
Cải thiện da mặt chảy xệ, cơ thể khỏe mạnh hơn chỉ sau 3 tháng trồng răng
Sau khi tiến hành chụp phim bằng Máy chụp phim CT Cone Beam 3D (CTCB) cho cô Tuế bác sĩ Thái cho biết dù bị tiêu xương do nhổ răng đã lâu nhưng cô Tuế vẫn có thể tiến hành trồng răng mà không cần ghép xương nhờ công nghệ trồng răng từ tính với cơ chế tạo lỗ chờ implant nhờ các xung động rung theo chiều dọc.
Cái khó nhất đối với trường hợp của cô Tuế là bệnh tiểu đường. Bác sĩ Thái cho biết, đối với bệnh nhân tiểu đường thời gian lành thương sẽ lâu hơn bình thường. Thậm chí còn có thể nhiễm trùng, răng cũng dễ bị viêm trong quá trình lành thương khiến trụ implant có nguy cơ bị đào thải.
Lý giải cho điều này, bác sĩ Thái chia sẻ thêm: “Đối với bệnh nhân tiểu đường lượng đường trong máu sẽ luôn cao. Điều này khiến hệ miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng tấn công vào bên trong cơ thể. Vì thế nếu bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát tốt bệnh của mình thì rất khó để có thể cấy ghép implant”. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho cô Thái, ngoài việc đánh giá tình trạng xương, phân tích dây thần kinh qua hình ảnh từ máy chụp phim CTCB cô Tuế cần làm thêm xét nghiệm để đánh giá lại lượng đường trong máu ở thời điểm hiện tại.
Bác sĩ Thái cho biết: “Trong trường hợp sức khỏe của cô Tuế không đủ điều kiện cấy implant tôi cũng đã tính đến phương án để cô Tuế dùng hàm tháo lắp. Tuy nhiên phương pháp này sẽ không khắc phục được tình trạng tiêu xương hàm. Vì thế tôi cũng như cô Tuế vẫn hy vọng cô có đủ điều kiện để trồng implant”.
May mắn do mới bị tiểu đường lại chịu khó kiêng khem và nghe theo các hướng dẫn của bác sĩ nên lượng đường của cô Tuế ở mức 10 mmol/lít, đủ điều kiện để cấy ghép implant. Đối với trường hợp vừa bị tiểu đường vừa tiêu xương lâu năm như cô Tuế thì công nghệ trồng răng từ tính chính là trợ thủ đắc lực giúp cô Tuế đảm bảo được tỷ lệ thành công đồng thời ngăn tình trạng viêm nhiễm hiệu quả.
Với việc sử dụng Máy từ tính Osseotouch bác sĩ Thái không cần khoan xương, rạch lợi như các phương pháp truyền thống mà vẫn có thể cấy ghép implant. Nhờ đó thiết bị không chỉ giảm sang chấn khi phẫu thuật mà còn rút ngắn thời gian lành thương.
Đặc biệt, bác sĩ Thái còn sử dụng kháng thể tự thân được lấy trực tiếp từ máu của cô Tuế để cấy ghép cùng trụ implant giúp tăng khả năng tái tạo các mô và mạch máu. Sự hỗ trợ của kháng thể tự thân cũng góp phần đẩy nhanh thời gian phục hồi cho cô Tuế.
“Đối với bệnh nhân tiểu đường càng rút ngắn thời gian lành thương càng đảm bảo thành công cho ca cấy ghép cũng như an toàn cho bệnh nhân. Vì thế tôi cùng các cộng sự của mình cố gắng tận dụng tối đa mọi phương pháp có thể để giúp cô Tuế nhanh chóng phục hồi sau khi cấy ghép.
May mắn là ca phẫu thuật của cô Tuế diễn ra rất thuận lợi. Cô Tuế cũng chỉ mất khoảng 4 tháng là đã có thể gắn mão sứ. Đến nay dù đã trồng răng một thời gian nhưng tôi nhận thấy răng implant vẫn hoạt động tốt, không phát hiện các vấn đề biến chứng, viêm nhiễm khác thường” – bác sĩ Thái cho biết.
3 tháng sau khi kết thúc quá trình cấy ghép implant cô Tuế cho biết cô hoàn toàn bất ngờ về khả năng ăn nhai của răng implant. Cuối cùng cô cũng có thể trở lại ăn uống bình thường. Quan trọng là cô Tuế thấy mình khỏe lên, bất ngờ hơn là phần mặt chảy xệ cũng được cải thiện đáng kể.
Xem thêm:
Trồng răng implant bằng công nghệ từ tính không khoan xương, không đau, không lo biến chứng hiệu quả
Cơ sở chính: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Chi nhánh Sài Gòn 1: 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM
Chi nhánh Sài Gòn 2: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!