Lợi Trùm Răng Khôn: Nhận Biết Và Cách Điều Trị Phổ Biến
- Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
- Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
- Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
- Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm
Lợi trùm là hiện trạng thường gặp ở răng khôn gây ra nhiều phiền toán và khó chịu cho người bệnh. Vậy những dấu hiệu nhận biết của lợi trùm răng khôn là gì và có cách điều trị nào giúp xử lý tình trạng dứt điểm không? Cùng tìm hiểu lời giải đáp những thắc mắc trên ngay trong bài viết dưới đây.
Thế nào là tình trạng lợi trùm răng khôn?
Lợi trùm là tình trạng phần lợi bao phủ toàn bộ hoặc một phần bề mặt của răng, cản trở răng phát triển một cách bình thường. Thông thường lợi trùm xuất hiện ở vị trí răng khôn gây ra tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy lợi nếu không chăm sóc, vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Hiện tượng lợi trùm răng khôn phổ biến hơn ở răng hàm dưới. Hầu hết các trường hợp gặp phải tình trạng này là bệnh nhân trong độ tuổi 18 – 26 tuổi, giai đoạn răng khôn đang bắt đầu hình thành. Khi này, nhóm răng khôn đang trong quá trình phát triển nhưng bị che lấp một phần hoặc hoàn toàn bởi lợi.
Phần bao phủ một phần răng được gọi là túi lợi. Đây là vị trí rất thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ, sinh sôi và phát triển gây ra các tình trạng nhiễm trùng, sưng tấy, viêm lợi. Các triệu chứng này luôn có xu hướng lan rộng và tiến triển nặng hơn nên sẽ dần che phủ toàn bộ bề mặt răng. Nhiều trường hợp nhiễm trùng do lợi trùm răng khôn có thể lây lan rộng ra phần má, cổ và góp phần hình thành một số bệnh lý nguy hiểm về đường máu, bệnh tim, viêm đường hô hấp, tiểu đường,…
Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra và đảm bảo sức khỏe răng miệng cũng như cơ thể an toàn, các chuyên gia, bác sĩ nha khoa luôn khuyến khích thực hiện loại bỏ phần túi lợi xung quanh răng. Việc loại bỏ hoàn toàn phần lợi bao trùm răng khôn giúp răng miệng được khỏe mạnh, chấm dứt hoàn toàn nỗi lo tình trạng khó chịu này.
Biểu hiện nhận biết lợi trùm răng khôn
Khi bị lợi trùm răng khôn, người bệnh thường có các biểu hiện bệnh lý như sau:
- Phần lợi bị sưng đỏ: Đây là dấu hiệu tình trạng bệnh dễ dàng nhận biết và phát hiện nhất ở mọi cấp độ lợi trùm răng khôn. Phần lợi bao phủ trên bề mặt răng số 8 bị sưng đỏ, căng phồng như chứa dịch bên trong. Khi tác động lực sẽ có cảm giác đau nhức, đôi khi xuất hiện chảy dịch, nước hoặc máu.
- Đau nhức vị trí răng khôn: Lợi trùm phần trên, ngăn cản răng phát triển một cách bình thường. Do đó, trong quá trình răng mọc, phần lợi liên tục bị cọ xát gây ra tình trạng đau răng kéo dài. Trong trường hợp xấu xảy ra, tại phần lợi có thể bị viêm nhiễm nặng, hình thành túi dịch mủ cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển. Nếu không được xử lý kịp thời, hệ quả không chỉ làm cho răng đau nhức mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe toàn hàm.
- Chảy máu răng: Lợi trùm răng khôn phát triển ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe răng miệng, răng bị suy yếu và dễ bị tác động gây tổn thương. Khi này, phần chân răng thường xuyên có hiện tượng bị chảy máu. Tình trạng đặc biệt trở nặng khi nhai cắn thực phẩm cứng hoặc tác động, cọ xát lực mạnh tới vị trí răng khôn. Đôi khi dù không tác động nhưng răng vẫn bị chảy máu.
- Xuất hiện hạch ở cổ: Một vấn đề xảy ra khi lợi trùm răng khôn phát triển tới mức độ nghiêm trọng chính là nguy cơ xuất hiện các nốt hạch ở cổ, dưới hàm kèm tình trạng sốt cao liên tục. Cơ thể sản sinh ra các hạch nhằm tạo dòng bạch cầu Lympho và kháng thể chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm. Từ đó khiến cơ thể có những phản ứng từ bên trong làm cho bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi.
- Hôi miệng: Bệnh tiến triển tới giai đoạn mãn tính khiến các ổ vi khuẩn, túi mủ phát triển quá mức. Từ đó, khiến người bệnh cảm giác đau nhức ê ẩm liên tục. Đồng thời, nước bọt và hơi thở cũng có mùi khó chịu vô cùng.
Tình trạng nếu không được xử lý và điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng chuyển biến theo hướng xấu, rất khó điều trị. Chính vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu răng khôn bị trùm lợi như trên, người bệnh nên thăm khám sớm để bác sĩ hỗ trợ tư vấn điều trị dứt điểm.
Nguyên nhân hình thành lợi trùm răng khôn
Hiện tượng phần lợi bao phủ lên bề mặt, hạn chế sự phát triển của răng khôn nguyên nhân chính là do:
Răng khôn mọc lệch
Răng khôn vì mọc sau cùng và có vị trí sâu bên trong hàm nên thường không có đủ khoảng trống cho chúng mọc cũng như phát triển theo đúng hướng. Chính vì điều này mà răng số 8 rất dễ gặp tình trạng mọc nghiêng, mọc ngầm hay nằm ngang… Sự sai lệch hướng mọc làm cho răng số 8 phát triển lệch, dẫn tới nướu bị sưng viêm và phồng to. Tình trạng lợi trùm sẽ ngày càng chuyển biến nặng do quá trình vệ sinh không làm sạch hoàn toàn vi khuẩn khiến phần nướu trùm lên che lấp răng khôn.
Mầm răng khôn mọc ngầm
Một nguyên nhân khiến nhiều người gặp tình trạng lợi trùm răng khôn xuất phát từ việc răng số 8 mọc ngầm bên dưới, không trồi lên hoàn toàn. Do đó, vị trí răng này thường không tách khỏi nướu mà hay mọc mấp mé, mọc ngầm bên trong xương hàm. Điều này không chỉ khiến phần lợi bao phủ lên trên bề mặt răng khôn mà còn tác động tới nhóm răng xung quanh và một số tình trạng bệnh lý như áp xe răng, u nang răng hay nhiễm trùng nướu.
Các biến chứng nguy hiểm từ viêm lợi trùm răng khôn
Theo các chuyên gia, bác sĩ điều trị nha khoa khuyến cáo, tình trạng lợi trùm răng khôn nếu không được điều trị có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng như:
Nhiễm trùng nướu
Biến chứng này xảy ra phổ biến ở hầu hết mọi trường hợp lợi phủ răng khôn. Trong giai đoạn đầu, phần lợi bao phủ chỉ xuất hiện những tổn thương sưng, viêm gây cảm giác đau nhức, ê ẩm nhẹ nhưng lại giúp vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi rất nhanh chóng. Từ các vết tổn thương đó, hại khuẩn cho răng từ từ xâm nhập vào vùng nướu và bắt đầu tác động tới toàn bộ cấu trúc răng gây ra viêm nhiễm nặng. Nếu phần lợi không được xử lý, vi khuẩn có thể lan rộng ra các bộ phận khác trên cơ thể, đe dọa tới hệ tim mạch và tăng nguy cơ đột quỵ.
Khi bệnh nhân xuất hiện những nốt mủ có dịch màu trắng bên trong tại ví trí răng khôn đồng nghĩa rằng tình trạng viêm nhiễm đã vượt mức báo động. Điều cần làm lúc này là bệnh nhân tới phòng khám để nhận được hỗ trợ điều trị từ bác sĩ, giải quyết tình trạng ngay lập tức.
Ảnh hưởng răng toàn hàm
Không chỉ dừng lại ở một vị trí răng số 8, các biến chứng do lợi trùm răng khôn gây ra có nguy cơ lan rộng sang toàn bộ hệ thống răng. Đồng nghĩa rằng, vi khuẩn sẽ nhanh chóng từ vùng bị viêm di chuyển tới các nhóm răng khác gây ảnh hưởng tương tự.
Tác động tiêu cực tới sức khỏe
Lợi trùm răng khôn gây ra các vấn đề viêm nhiễm, đau nhức vô cùng khó chịu. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sinh hoạt ăn uống do chức năng nhai bị hạn chế và bệnh nhân cũng cảm thấy không còn ngon miệng. Từ đó, nhiều bệnh nhân hình thành cảm giác lười ăn, chán ăn làm cho bản thân suy yếu, tinh thần rơi vào trạng thái mệt mỏi nghiêm trọng. Về lâu dài, sức khỏe suy nhược và không còn đủ dinh dưỡng duy trì các hoạt động cơ thể.
Lợi trùm có tự hết được không?
Theo các chuyên gia, bác sĩ nha khoa, trong trường hợp bị lợi trùm chỉ gây ra viêm sưng ở mức độ nhẹ hoàn toàn có thể tự hết được. Các trường hợp này thường là giai đoạn răng khôn vẫn nằm trong nướu nên khi mọc lên trên bề mặt thì tình trạng sẽ chấm dứt hoàn toàn.
Tuy nhiên, nếu lợi trùm chuyển biến nặng hình thành các ổ viêm, dịch mủ thì sẽ không thể tự khỏi. Lúc này, tình trạng vẫn không được xử lý sẽ dẫn tới bệnh mãn tính, tái phát lại liên tục. Tốt hơn hết, nếu gặp phải trường hợp lợi trùm răng khôn dù bất kỳ mức độ thế nào, bạn nên cần can thiệp điều trị trong thời gian sớm nhất để răng miệng cũng như sức khỏe được an toàn.
Cách điều trị lợi trùm răng răng khôn hiệu quả
Nếu không may gặp phải tình trạng răng khôn bị lợi bao phủ một phần hay toàn bộ răng, bạn có thể điều trị bằng các phương pháp bao gồm:
Vệ sinh nướu
Biện pháp này được chỉ định áp dụng với các bệnh nhân bị lợi trùm răng khôn ở mức độ nhẹ. Các tác nhân khiến lợi sưng viêm, phồng to chèn ép lên răng như mảnh vụn thức ăn, mảng bám cao răng xung quanh vị trí viêm,… sẽ được loại bỏ sạch sẽ. Sau đó, sử dụng nước súc miệng chuyên dụng để đảm bảo vi khuẩn không tấn công vị trí viêm nhiễm lợi răng khôn nữa.
Sử dụng thuốc điều trị
Trong một số trường hợp lợi bao phủ răng gây ra các tình trạng viêm nhiễm, bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh cho bệnh nhân sử dụng. Tùy thuộc vào mức độ tình trạng viêm sưng mà bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc, liều lượng khác nhau. Do đó, nếu bạn bị đau nhức dữ dội có thể liên hệ để được bác sĩ hỗ trợ tư vấn sử dụng các loại thuốc phù hợp giảm bớt tình trạng viêm nhiễm.
Cắt phần lợi trùm
Thực hiện tiểu phẫu cắt phần lợi trùm trên răng là phương pháp đơn giản và nhanh chóng nhất. Bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ hoàn toàn phần lợi che phủ trên bề mặt răng khôn bằng tia laser hoặc dao y tế. Điều này giúp răng không trong trường hợp không mọc lệch có thể phát triển bình thường như các vị trí răng khác.
Quá trình điều trị cắt bỏ phần lợi trùm răng khôn bệnh nhân sẽ cảm thấy hơi đau nhức nhẹ. Điều này sẽ diễn ra trong khoảng 1 – 2 tuần đầu sau khi hoàn thành xong tiểu phẫu. Trong khoảng thời gian này bạn sẽ sớm hồi phục lại bình thường nếu tuân thủ đúng những hướng dẫn chăm sóc răng từ bác sĩ.
Nhổ răng khôn
Có một vấn đề khi thực hiện cắt lợi trùm chính là tình trạng viêm nhiễm khiến bệnh tái phát vẫn có thể xảy ra. Đồng thời, cắt lợi trùm cũng tiềm ẩn một số nguy cơ tổn thương dây thần kinh, mất vị giác hoặc nhiễm trùng máu. Do đó, các chuyên gia, bác sĩ nha khoa thường khuyến khích thực hiện nhổ loại bỏ răng khôn.
Việc nhổ răng khôn không chỉ giúp bệnh nhân loại bỏ hoàn toàn nỗi lo lợi trùm mà còn hạn chế được các tình trạng xô lệch răng, viêm nhiễm, hôi miệng, răng khôn mọc lệch,… Hiện nay, nhổ răng khôn thường được áp dụng công nghệ máy siêu âm hiện đại, mang đến những ưu điểm điều trị vượt trội bao gồm:
- Không đau: Các phương pháp nhổ răng truyền thống sử dụng kìm hay đòn bẩy để đưa răng ra khỏi vị trí hàm tác động lực nhiều làm cho bệnh nhân điều trị bị đau nhức và hình thành sự sợ hãi mỗi khi thực hiện. Với công nghệ máy siêu âm hiện đại thì bạn sẽ không còn phải lo về vấn đề này. Công nghệ nhổ răng hiện đại tác động vào vùng răng khôn bằng sóng siêu âm nên bóc tách mô nướu ra khỏi chân răng nhẹ nhàng, không đau nhức.
- Tiết kiệm thời gian: Quá trình điều trị bằng máy siêu âm chỉ diễn ra trong 15 – 30 phút.
- Hồi phục nhanh chóng: Các mũi khoan máy siêu âm mỏng, nhỏ gọn nên không tác động gây ra thương tổn đối với vùng nhổ răng. Điều này giúp các vết thương sau khi điều trị hồi phục nhanh hơn các cách loại bỏ răng thông thường.
Nhổ răng số 8 khi bị lợi trùm hoàn toàn không có hại mà còn mang tới những lợi ích như giúp các vị trí viêm nhiễm phục hồi tự nhiên nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc loại bỏ sớm răng khôn cũng giúp bệnh nhân không còn phải lo lắng các vấn đề phát sinh nếu răng tiếp tục phát triển. Trên thực tế, loại bỏ răng khôn ở hai hàm trong bất kỳ tình trạng, mức độ như thế nào luôn được khuyến khích nhằm bảo vệ toàn vẹn răng miệng toàn hàm cũng như sức khỏe cơ thể.
Một số lưu ý sau khi điều trị viêm lợi trùm răng khôn
Để phòng ngừa tình trạng lợi trùm răng khôn tái phát gây ra các vấn đề viêm sưng, nhiễm trùng,… bạn có thể chủ động xây dựng và duy trì các thói quen sinh hoạt răng miệng khoa học như:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ tối thiểu 2 lần mỗi ngày sau khi ăn và trước lúc ngủ. Đặc biệt chú ý vệ sinh răng miệng sau khi ăn tại các kẽ răng khôn nằm sâu bên trong nhằm hạn chế hình thành các mảng bám cao răng cho vi khuẩn phát triển.
- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ vệ sinh răng miệng như nước súc miệng có thành phần Fluoride, máy tăm nước, chỉ nha khoa trong chế độ chăm sóc hàng ngày. Những sản phẩm này sẽ giúp bạn loại bỏ sạch sâu các mảng bám tại vị trí răng khôn mà bàn chải thông thường không vệ sinh được. Đồng thời, chúng cũng không gây tác động mạnh lên răng dẫn tới các tổn thương gây ra tình trạng viêm nhiễm, sưng phồng lợi.
- Bên cạnh các vấn đề chăm sóc răng miệng, bạn cũng nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Sử dụng các thực phẩm chứa nhiều Vitamin, khoáng chất, canxi để giúp răng khỏe mạnh, phản kháng lại các ảnh hưởng từ vi khuẩn trong khoang miệng. Đồng thời hạn chế các thói quen ăn uống không lành mạnh như đồ ăn chua cay, quá nóng hoặc quá lạnh, thực phẩm chứa nhiều đường, có tính acid cao.
- Không hút thuốc, sử dụng rượu bia, chất kích thích, đồ uống có cồn hoặc đồ uống có ga.
- Chủ động thăm khám răng miệng mỗi khi phát hiện vấn đề bất thường hoặc định kỳ mỗi 6 tháng/lần. Điều này giúp bạn có thể theo dõi được tình trạng răng miệng thường xuyên và khắc phục nhanh chóng trong trường hợp có bệnh lý phát sinh.
Nhìn chung, lợi trùm răng khôn gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe cũng như vấn đề răng miệng phức tạp. Do đó, hãy chủ động tìm hiểu cách xử lý phù hợp để khắc phục tình trạng sớm nhất. Nếu bạn đang gặp vấn đề trên nhưng phân vân không biết xử lý thế nào, hãy liên hệ tới ViDental để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!