Chuyên Gia Giải Đáp: Mất Nhiều Răng Không Liền Kề Phải Làm Sao?
- Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
- Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
- Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
- Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm
Mất nhiều răng không liền kề là bệnh lý nha khoa có mức độ nghiêm trọng cao. Tình trạng này không chỉ làm giảm chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ khuôn mặt mà còn ảnh hưởng đến cấu trúc xương toàn hàm. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra những nguyên nhân, gợi ý biện pháp khắc phục và giải đáp các câu hỏi liên quan về vấn đề mất nhiều răng, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nguyên nhân dẫn đến mất nhiều răng không liền kề
Mất nhiều răng không liền kề hay còn gọi là tình trạng mất nhiều răng đơn lẻ, khiến chức năng ăn nhai bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng này phát sinh do nhiều nguyên nhân, cụ thể:
- Mất nhiều răng không liền kề do tai nạn giao thông hoặc chấn thương, va đập trong quá trình sinh hoạt, làm việc.
- Vệ sinh, chăm sóc răng miệng không đúng cách khiến răng mòn và yếu dần. Đặc biệt, việc đánh răng với lực tác động mạnh hoặc không sử dụng nước súc miệng gây viêm nướu, lợi làm răng không còn nơi để bám víu, dẫn đến lung lay, gãy rụng… Hơn nữa, các mảng bám trên răng không được làm sạch thường xuyên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hình thành và phát triển, từ đó kéo theo các bệnh lý nha khoa nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cấu trúc răng bên trong.
- Bệnh nhân có thói quen hút thuốc lá, uống cà phê gây tổn hại men răng, đồng thời làm tăng khả năng mắc bệnh lý viêm nha chu, viêm nướu, khiến răng dần mất đi.
- Người cao tuổi cơ thể đã bị lão hóa suy nhược, cộng thêm sức khỏe răng miệng không được đảm bảo nên rất dễ mất răng, đặc biệt là mất nhiều răng không liền kề.
- Phụ nữ mang thai, hormone thay đổi khiến nướu, lợi tổn thương hoặc thường xuất hiện các triệu chứng sưng lợi, điều này làm răng bị lung lay, gãy rụng.
- Bệnh lý mãn tính cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất nhiều răng. Nguyên nhân bởi tình trạng này khiến sức khỏe người bệnh không ổn định, gây áp lực đến răng làm tăng nguy cơ mất răng.
Mất răng không liền nhau gây ảnh hưởng gì?
Răng là một bộ phận quan trọng, không chỉ đóng vai trò lớn trong quá trình ăn nhai mà còn quyết định đến cấu trúc hàm và ảnh hưởng đến tổng thể khuôn mặt. Do đó, việc mất bất kỳ chiếc răng nào cũng đều gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe toàn cơ thể. Trong trường hợp bệnh nhân mất nhiều răng không liền kề, tình trạng này còn nghiêm trọng hơn gấp nhiều lần, cụ thể:
Khả năng ăn nhai giảm
Đây là tác hại lớn và dễ thấy nhất khi mất nhiều răng không liền kề. Nếu như răng hàm có nhiệm vụ lớn trong việc nhai, nghiền nát thực phẩm thì răng cửa và răng nanh lại chịu trách nhiệm cắn nhỏ thức ăn thành nhiều phần. Điều này giúp đảm bảo thức ăn được xử lý tối đa trước khi đi xuống dạ dày và đường ruột.
Do đó nếu bị mất răng, đặc biệt trong trường hợp mất nhiều răng không liền kề, dù ở vị trí nào cũng làm giảm khả năng ăn nhai. Lúc này, thức ăn không được nghiền nhỏ sẽ gây áp lực lớn đến dạ dày, khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động hết công suất để tiết nhiều dịch vị và chuyển hóa dưỡng chất. Nếu không được khắc phục sớm, tình trạng mất răng sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, dẫn đến chán ăn và suy nhược các chức năng liên quan.
Mất răng khiến bệnh nhân tự ti
Như đã phân tích ở trên, răng có ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ của toàn khuôn mặt. Vậy nên, khi bị mất nhiều răng không liền nhau, đặc biệt là vị trí răng cửa, bệnh nhân sẽ trở nên tự ti, ngại giao tiếp và không dám nói chuyện hay cười với những người xung quanh. Lâu dần, tình trạng này sẽ kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm khác như tiêu xương, tụt lợi,… làm hóp má, lẹm môi, khiến khuôn mặt trông xấu và già hơn so với tuổi thật.
Theo các chuyên gia, mất nhiều răng cũng là một trong những nguyên nhân gây stress và sốc ở người trưởng thành. Sự căng thẳng kéo dài có thể gây nên chứng trầm cảm, từ đó suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Tác động xấu đến các răng lân cận
Mất răng lâu ngày sẽ gây ra tình trạng sai lệch khớp cắn, đồng thời các răng bên cạnh không còn điểm tựa sẽ di chuyển hướng vào vị trí trống, khiến chúng trở nên nghiêng vẹo, lệch lạc. Sau một thời gian, các răng này sẽ bị suy giảm chức năng, thậm chí lung lay hoặc gãy rụng.
Mất răng gây cản trở phát âm
Răng và lưỡi có mối liên hệ mật thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc phát âm hằng ngày. Do vậy, nếu bị mất nhiều răng không liền kề sẽ tạo ra các khoảng trống, gây tác động lớn đến khả năng phát âm.
Lúc này, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong việc giao tiếp, khiến công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng. Trong một số trường hợp bị mất răng cửa còn làm giảm sự tương quan giữa răng, môi và lợi, khi đó người bệnh rất dễ nói ngọng, nói không tròn chữ.
Tiêu xương hàm sau một thời gian mất răng
Theo các chuyên gia, việc mất nhiều răng không liền kề trong thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng tiêu xương hàm. Nguyên nhân bởi, tại vị trí răng bị mất, xương hàm không nhận được lực tác động trong quá trình ăn nhai, khiến chúng tiêu dần và ảnh hưởng đến cấu trúc xương.
Do đó, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở nha khoa để được hỗ trợ trong trường hợp mất một hoặc nhiều răng. Lúc này các bác sĩ chuyên khoa sẽ có biện pháp khắc phục hiệu quả, tránh những biến chứng xấu sau này.
Rối loạn khớp thái dương hàm
Mất nhiều răng không liền nhau khiến các răng xung quanh mất điểm tựa và lực nâng đỡ, từ đó trở nên xô lệch, nghiêng sang trái, phải hoặc lùi về trước, sau. Khi đó, lực nhai ở các răng này tăng lên làm rối loạn khớp thái dương hàm. Lâu dần, cơ thể sẽ xuất hiện những cơn đau nhức ở vùng nửa đầu hoặc thái dương, thậm chí nhức mỏi vai gáy hay phái sinh nhiều bệnh lý liên quan khác.
Tăng nguy cơ mất răng toàn hàm
Mất nhiều răng gây áp lực lên các răng kế cạnh, khiến chúng dễ lung lay và gãy rụng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến mất răng toàn hàm. Tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ và cấu trúc xương hàm bên dưới. Hơn nữa, bệnh nhân phải mất rất nhiều chi phí để khắc phục và tác động xấu đến sức khỏe toàn cơ thể.
Mất nhiều răng không liền kề phải làm sao?
Chính vì những tác hại nguy hiểm mà tình trạng mất nhiều răng không liền kề nên phục hình sớm nhất có thể. Điều này giúp khôi phục chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ, đồng thời ngăn ngừa biến chứng xấu về sau. Hiện nay, có 2 phương pháp khắc phục tình trạng mất răng không liền bao gồm:
Dùng hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp là giải pháp phục nha thẩm mỹ thường được thực hiện ở người cao tuổi. Trong trường hợp bệnh nhân mất nhiều răng không liền nhau, phương pháp này cũng được ứng dụng hiệu quả.
Hàm giả tháo lắp sẽ gồm một nền làm bằng nhựa dẻo hoặc titan có màu sắc tương tự nướu thật. Phần răng giả gắn với nướu được chế tác từ nhựa sinh học cao cấp hoặc sứ nguyên khối 100%, đảm bảo an toàn, lành tính và không gây kích ứng với các mô mềm bên trong khoang miệng.
Phương pháp phục nha thẩm mỹ này được các chuyên gia đánh giá cao về tính linh hoạt cũng như chi phí tối ưu. Hơn nữa, khung hàm và răng giả được thiết kế giống với răng thật đến từng chi tiết nhỏ, do đó khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về tính thẩm mỹ. Quy trình điều trị tình trạng mất nhiều răng không liền kề bằng răng giả tháo lắp như sau:
- Bước 1 – Kiểm tra tổng thể: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các răng bị mất hoặc gãy, xem xét tình hình và xử lý các vấn đề phát sinh. Trong trường hợp, bệnh nhân mắc bệnh lý nha khoa nguy hiểm, bác sĩ cần điều trị dứt điểm trước. Điều này có thể làm tăng chi phí và thời gian so với dự kiến ban đầu.
- Bước 2 – Vệ sinh khoang miệng và lấy dấu hàm: Sau khi bệnh nhân thống nhất loại hàm giả tháo lắp cũng như chi phí điều trị, bác sĩ sẽ vệ sinh khoang miệng và lấy dấu hàm. Tiếp theo là thu thập các thông số cần thiết để gửi đến bộ phận thiết kế.
- Bước 3 – Hướng bệnh nhân đeo hàm giả tháo lắp: Bước cuối cùng bác sĩ sẽ đeo hàm giả và kiểm tra độ tương thích với khoang miệng. Sau đó, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn về cách sử dụng và bảo quản hàm giả tháo lắp tại nhà.
Bên cạnh những lợi thế kể trên, hàm giả tháo lắp vẫn gây ra nhiều bất tiện trong quá trình sử dụng. Cụ thể là khả năng ăn nhai bị hạn chế, hàm giả tháo lắp không chịu được lực tác động quá mạnh, do đó bệnh nhân cần phải lưu ý trong quá trình ăn nhai. Hơn nữa, dụng cụ này dễ bị lỏng lẻo rơi rớt ra ngoài sau một thời gian sử dụng. Ngoài ra, tuổi thọ của răng giả tháo lắp không cao, bệnh nhân sẽ phải thay hàm mới sau 3 – 5 năm.
Trồng răng Implant
Đây là phương pháp phục nha khắc phục tình trạng mất nhiều răng không liền kề hiệu quả nhất. Ưu điểm của kỹ thuật này là giải quyết vấn đề tận gốc, phục hình từ chân răng đến thân răng. Quy trình cấy ghép Implant được tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1 – Thăm khám tổng quát: Do bản chất là một ca tiểu thuật nên bệnh nhân phải thực hiện một số xét nghiệm liên quan trước khi tiến hành. Bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang toàn hàm, xét nghiệm máu để đánh giá tổng quan tình trạng răng miệng cụ thể. Nếu bệnh nhân mắc các bệnh lý mãn tính, phương pháp này sẽ không được áp dụng bởi nguy cơ rủi ro cao.
- Bước 2 – Ký kết hợp đồng: Sau khi xác định bệnh nhân đảm bảo điều kiện cấy ghép Implant, bác sĩ sẽ tư vấn loại trụ Implant phù hợp, đồng thời lên kế hoạch điều trị cụ thể. Tiếp theo, cơ sở nha khoa sẽ chuẩn bị hợp đồng bao gồm chi phí, điều khoản và các chế độ hậu kỳ, nhằm bảo bảo quyền lợi cho cả đôi bên.
- Bước 3 – Tiến hành đặt trụ: Trước khi tiến hành đặt trụ, bệnh nhân sẽ được gây tê để giảm cảm giác ê buốt. Sau đó, bác sĩ cấy trụ Implant vào xương hàm, tạo chân răng giả giúp khôi phục chức năng ăn nhai của các răng đã mất.
- Bước 4 – Lấy dấu hàm và gắn răng giả tạm thời: Đối với trường hợp mất nhiều răng không liền kề, bác sĩ sẽ đặt từng trụ Implant vào vị trí răng đã mất. Tiếp đến là lấy dấu hàm và gắn răng giả tạm thời để không làm ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.
- Bước 5 – Phục hình răng sứ trên Implant: Sau khi mão sứ đã được hoàn thiện, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám với bệnh nhân. Lúc này, nha sĩ cần kiểm tra độ tương thích giữa trụ và xương hàm, rồi mới tiến hành lắp mão sứ lên trên. Cuối cùng, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng tại nhà, nhằm đảm bảo thời gian sử dụng trụ Implant.
Nhìn chung, phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với hàm giả tháo lắp. Tuy nhiên, mức chi phí tương đối cao và bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định từ bác sĩ.
Cụ thể, bạn không nên ăn các loại thực phẩm quá cứng hoặc quá dẻo trong 1 tuần sau khi cấy ghép Implant. Đặc biệt, tuyệt đối không sử dụng các loại đồ uống có ga hoặc chứa chất kích thích gây ảnh hưởng và làm chậm quá trình lành vết thương.
Xem ngay: Trồng Răng Implant Toàn Hàm: Đối Tượng, Quy Trình Và Bảng Giá
Một số câu hỏi liên quan đến mất nhiều răng không liền kề
Mất răng dù ở bất kỳ vị trí nào cũng gây ra những tác hại khôn lường đến sức khỏe con người. Do đó, không ít trường hợp mất nhiều răng không liền kề khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái lo lắng về hệ lụy cũng như cách điều trị. Dưới đây là các câu hỏi thường gặp và giải đáp chi tiết về tình trạng này:
Mất nhiều răng không liền nhau nên trồng lại khi nào?
Nhiều bệnh nhân chủ quan không khắc phục sớm tình trạng mất nhiều răng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến khích thực hiện trồng giả sau khi mất răng càng sớm càng tốt. Tình trạng này càng kéo dài, việc trồng răng càng khó khăn và tốn chi phí, thậm chí kết quả nhận được không được như mong muốn.
Thông thường, nếu mất nhiều răng trong khoảng 1 – 2 tháng, bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp trồng răng giả linh hoạt. Trong khi đó, bác sĩ sẽ tư vấn trồng răng giả cố định sau khi mất răng khoảng 2 – 3 tháng.
Tham khảo: Trồng Răng Implant Có Đau Không? Ảnh Hưởng Đến Sinh Hoạt Không?
Trồng răng bao lâu thì có thể ăn nhai bình thường?
Trồng răng Implant được xem là biện pháp khắc phục tình trạng mất nhiều răng không liền kề hiệu quả nhất. Hiện nay, phương pháp này ngày càng được cải tiến do ứng dụng kỹ thuật khoa học hiện đại, vì vậy bệnh nhân không còn phải chịu cảm giác đau đớn, khó chịu trong quá trình thực hiện. Đồng thời, răng giả được thay thế có độ bền và khả năng chịu lực tốt gấp nhiều lần răng thật, không gây hại hoặc làm tổn thương các mô mềm xung quanh.
Tuy nhiên, ngay sau khi cấp ghép Implant, bệnh nhân vẫn chưa thể ăn uống bình thường. Lúc này, cơ thể vẫn chưa thích nghi với sự thay đổi trong khoang miệng nên vẫn còn yếu và không chịu được lực tác động lớn.
Do vậy, bệnh nhân cần nghỉ ngơi và tránh ăn uống trong khoảng 30 phút đầu sau khi hoàn thiện quy trình và bắt đầu ăn nhai khoảng từ 24 – 48 tiếng. Khi đó, hãy ưu tiên các loại thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt, giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt hạn chế đồ cứng dẻo khiến răng dễ lung lay.
Trên đây là đánh giá tổng quan và giải đáp các câu hỏi liên quan về tình trạng mất nhiều răng không liền kề. Hy vọng, với những thông tin được cung cấp trong bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức bổ ích, từ đó đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!