Nhổ Răng Sữa Còn Sót Chân Răng Phải Làm Sao?
- Bác sĩ CKII chuyên khoa Răng Hàm Mặt
- 1 trong 10 bác sĩ ĐẦU TIÊN tại Hà Nội đạt chứng chỉ Invisalign
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa - Cấp tại Los Angeles
- Chủ tịch Hiệp hội Nha khoa tư nhân Việt Nam
- Thành viên BCH Hiệp hội Nha chu Việt Nam
- Đại sứ thương hiệu Mylis Arrow Implants System
Nhổ răng sữa vẫn còn sót chân răng là như thế nào?
Hiện tượng thay răng sữa là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên gặp ở mọi đứa trẻ kể từ lúc 5 tuổi. Vốn là quá trình tự nhiên, thay răng sữa sẽ xảy ra khi trẻ đến tuổi thay răng, nhường chỗ cho sự phát triển của răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, có không ít trường hợp răng sữa không tự rụng, không bị lung lay trong khi răng vĩnh viễn đã có dấu hiệu xuất hiện.
Nếu không có sự can thiệp từ bên ngoài, sự hiện diện kéo dài của răng sữa sẽ khiến cho răng vĩnh viễn mọc sai lệch, hàm răng sau này của bé sẽ khó có thể đều và đẹp.
Việc tác động từ bên ngoài khá đơn giản, điều này ba mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng cách, thao tác không trọn vẹn sẽ vô tình gây tổn thương cho con trẻ. Trong đó, hiện tượng nhổ răng sữa vẫn còn sót chân răng là một trong những biến chứng thường gặp ở trẻ được nhổ răng tại nhà.
Nhổ răng sữa vẫn còn sót chân răng xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Nhổ răng không đúng hướng: Khi nhổ răng cho bé, nếu hướng nhổ của phụ huynh nghiêng sang trái, sang phải vào trong hay ra ngoài quá mức sẽ dễ khiến chân răng phía bên trong. Đảm bảo hướng nhổ thẳng đứng để loại bỏ triệt để nhất.
- Nhổ răng không đúng lực: Nhổ răng sữa cần nhổ dứt khoát, nhiều người sợ bé đau nên nhổ nhẹ khiến răng không đứt rời ra ngoài mà mắc lại trong lợi. Việc này không những khiến chân răng dễ gãy mà còn khiến máu chảy nhiều hơn và gây tâm lý sợ hãi cho bé trong những lần nhổ tiếp theo.
- Nhổ răng khi chưa lung lay: Về cơ bản thì nhổ răng được thực hiện khi răng có dấu hiệu lung lay, phụ huynh sẽ dùng lực để chiếc răng thêm lỏng lẻo và dễ nhổ. Nếu bạn chưa làm lung lay chiếc răng mà đã nhổ thì bé sẽ bị đau và chân răng có thể giữ lại phía trong. Hãy biết rõ khi nào nên nhổ răng cho con rồi mới thực hiện nhổ, nếu không hãy đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa.
Cách nhận biết biến chứng này là khi quan sát thấy chiếc răng rụng không thấy chân răng. Đồng thời, quan sát vùng nướu của trẻ thấy tồn tại mẩu răng màu trắng đục tại vị trí mới nhổ. Đây chính là mẫu răng sữa còn lại.
THAM KHẢO: Nhổ Răng Sữa Mọc Lệch Khi Nào? Cha Mẹ Cần Đặc Biệt Lưu Ý Gì?
Nhổ răng sữa vẫn còn sót chân răng có nguy hiểm không?
Khi gặp tình trạng nhổ răng sữa sót chân răng thì ba mẹ cũng không cần quá lo lắng. Theo quá trình sinh lý tự nhiên, khi răng vĩnh viễn trồi lên, các phản ứng của cơ thể sẽ tiêu hủy chân răng và hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến răng mới mọc.
Chính vì thế, theo các nha sĩ, việc nạo chân răng sữa cũng không cần thiết. Hơn thế nữa, việc cố tình can thiệp đôi khi còn gây tổn thương cho mầm răng vĩnh viễn sau này.
Mặc dù vậy, việc nhổ răng sữa còn sót chân răng lại là một mối tiềm ẩn nguy cơ đến viêm nha chu, nhất là khi can thiệp không đảm bảo vệ sinh răng miệng cho bé. Trong miệng vốn tồn tại rất nhiều vi khuẩn. Chân răng bị cắt ngang kèm với dòng máu hở là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập.
Hậu quả nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan và nguy hiểm đến tính mạng có thể xảy ra. Tình trạng này dễ gặp ở những trẻ có cơ địa suy giảm miễn dịch, bệnh lý tim bẩm sinh, đái tháo đường type 1… Do đó, việc tự ý nhổ răng tại nhà ở các đối tượng này là tuyệt đối không an toàn. Thay vào đó, ba mẹ nên đưa bé đến phòng khám bác sĩ nha khoa để đảm bảo an toàn cho con trẻ.
Mặt khác, việc nhổ răng sữa tại nha sĩ còn đảm bảo hạn chế các biến chứng còn sót chân răng sữa. Bác sĩ sẽ thăm khám lại cho trẻ sau khi nướu hết chảy máu. Không chỉ vậy, nếu khó quan sát, nguy cơ nhổ răng sữa bị gãy chân cũng có thể loại trừ bằng các phương pháp chụp X-quang và cho kết quả nhanh chóng.
Cách giải quyết khi nhổ răng sữa sót chân răng
Tùy vào sự ảnh hưởng của tình trạng nhổ răng sữa còn sót chân răng mà ba mẹ có thể áp dụng các phương pháp phù hợp. Trong trường hợp chân răng còn sót “lành tính”, không gây ảnh hưởng gì thì bác sĩ chỉ theo dõi mà không cần can thiệp gì. Theo thời gian, khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ thúc đẩy quá trình tư tiêu của răng sữa nhanh hơn.
Nhiều người thường sợ hãi, dùng các dụng cụ như nhóp, tăm hay vật nhọn để cố gắng lấy chân răng sữa ra ngoài nhưng động tác này vô tình khiến trẻ đau đớn, chảy máu nhiều và dễ nhiễm trùng.
Bác sĩ khuyên bạn nên bình tĩnh, giúp bé cầm máu và giữ nguyên chân răng như vậy. Sau khi máu đã cầm, bạn tuân thủ đúng nguyên tắc vệ sinh răng miệng đúng cách cho bé, chuẩn bị những đồ ăn mềm, dễ nuốt và hướng dẫn bé cách nhai ở vùng răng khỏe mạnh, tránh tác động lên vùng răng mới nhổ.
CHIA SẺ: TOP 15 Nhổ Răng Sữa Cho Bé Ở Đâu Đảm Bảo An Toàn, Không Đau?
Đối với tình trạng chân răng còn sót gây ra biến chứng viêm nhiễm, sưng đau, bạn nên đưa bé đến nha khoa càng sớm càng tốt. Bằng chuyên môn, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chăm sóc hợp lý nhất.
Bên cạnh đó, ba mẹ cũng sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc và theo dõi trẻ tại nhà.
Lưu ý nếu nhổ răng sữa vẫn còn sót chân răng
Trong quá trình chăm sóc cho trẻ tại nhà, ba mẹ cần lưu ý:
- Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng cho trẻ.
- Bổ sung đầy đủ lượng nước và dinh dưỡng giúp bé có sức đề kháng tốt hơn. Nên cho trẻ ăn các thực phẩm mềm, sệt hoặc lỏng.
- Quan sát nướu răng của trẻ, nếu nhận thấy các dấu hiệu sưng tấy, đau nhiều, sốt cao kéo dài, quấy khóc thì nên tái khám. Nếu bác sĩ nhận thấy việc điều trị nội nha không hiệu quả thì có thể can thiệp bằng tiểu phẫu nhổ để lấy chân răng cũ và làm sạch ổ viêm.
Vì vậy, nhìn chung, biến chứng nhổ răng sữa sót chân răng đáng lo ngại khi nhổ răng tại nhà. Do đó, cha mẹ cần có kiến thức về vấn đề này, biết cách đánh giá kết quả nhổ răng cho trẻ, phát hiện sớm tình trạng viêm nha chu do chân răng còn sót lại để đưa trẻ đi khám.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con, thay vì tự nhổ. cha mẹ có thể đưa trẻ đi khám tại bệnh viện, phòng khám nha khoa uy tín. Nhổ răng sữa còn sót chân răng cần được theo dõi và có biện pháp xử lý đúng đắn để không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển răng vĩnh viễn sau này.
CÙNG CHUYÊN MỤC:
- Răng Trẻ Mọc Lẫy Là Bị Làm Sao? Cách Khắc Phục Như Thế Nào?
- Sâu Răng Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không? Tất Tật Những Điều Cần Biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!