Răng Bị Vỡ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Biện Pháp Khắc Phục

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ nội trú ĐH Y Hà Nội – Phạm Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
  • Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
  • Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
  • Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm

Răng bị vỡ, đặc biệt nếu là vỡ miếng lớn không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động ăn nhai bình thường mà còn gây mất thẩm mỹ, cũng như làm tổn thương các mô trong khoang miệng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do các bệnh lý răng miệng, tác động ngoại lực hoặc những thói quen xấu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề trên và tìm ra biện pháp khắc phục phù hợp, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Răng bị vỡ thường do nguyên nhân nào?

Tình trạng vỡ răng thường xảy ra bất chợt, ít có dấu hiệu cảnh báo trước. Hơn nữa có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, điển hình như một số lý do phổ biến dưới đây:

Bệnh lý răng miệng là nguyên nhân hàng đầu gây mất răng
Bệnh lý răng miệng là nguyên nhân hàng đầu gây mất răng

Bệnh lý răng miệng

Hai bệnh lý về răng miệng chủ yếu dẫn đến việc răng bị vỡ là sâu răng và thiếu sản men răng:

  • Sâu răng: Trong trường hợp vi khuẩn tích tụ quá nhiều tại khoang miệng, sau một thời gian có thể dẫn đến sâu răng. Vào lúc này trên bề mặt răng sẽ hình thành các lỗ sâu. Khi các lỗ sâu phát triển quá lớn sẽ làm thân răng bị rỗng, mỏng và dễ nứt vỡ hơn khi gặp các tác động mạnh.
  • Thiếu sản men răng: Nguyên nhân gây ra tình trạng này là men răng hình thành và phát triển không đầy đủ do thiếu hụt các dưỡng chất. Điều này khiến cho lớp men răng bị yếu đi, dễ nứt vỡ hơn trong quá trình ăn uống.

Sau điều trị tủy răng dễ bị vỡ

Tủy răng giữ chức năng nuôi dưỡng răng, nhờ đó mà cơ quan này cảm nhận được mùi vị, nhiệt độ,… Chính vì vậy, điều trị tủy cũng giống như lấy đi các chất dinh dưỡng nên răng không còn khỏe mạnh như trước. Biểu hiện cụ thể là răng sau khi được chữa tủy là giòn hơn, khả năng chịu lực kém hơn, vì vậy cũng dễ bị sâu và sứt mẻ hơn,…

Để tránh bị vỡ răng, ngay sau khi hoàn thành việc lấy tủy, các bạn nên bọc răng sứ để bảo vệ răng luôn chắc khỏe. Mão sứ sẽ giúp che chắn cho phần răng còn lại, tránh bị vỡ, mẻ hoặc gặp phải các bệnh lý nha khoa khác.

Tác động ngoại lực

Mặc dù cấu tạo của răng khá chắc khỏe, song không có nghĩa là chúng không thể bị vỡ. Những tác động ngoại lực do tai nạn hay vật cứng va vào hoàn toàn có thể làm răng bị chấn thương, từ đó dẫn đến nguy cơ vỡ răng.

Thực tế, rất nhiều trường hợp đã mất răng hoàn toàn do va đập mạnh. Chính vì vậy, tốt nhất các bạn không nên chủ quan trong cuộc sống sinh hoạt, đặc biệt là khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao.

Các thói quen xấu

Những thói quen không tốt có thể làm răng bị bào mòn và dần yếu đi, từ đó dẫn đến tình trạng răng bị vỡ, mẻ, điển hình như:

Mở nắp chai bằng răng có thể làm vỡ răng
Mở nắp chai bằng răng có thể làm vỡ răng
  • Mở nắp chai bằng răng, vệ sinh răng miệng không đúng cách,…
  • Thường xuyên ăn và nhai cắn những thức ăn quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh,…
  • Thói quen nghiến răng hoặc cắn răng hàm quá chặt.

Làm sao nhận biết được răng bị vỡ?

Tình trạng răng bị vỡ có mức độ nghiêm trọng hơn mẻ răng với các mảnh lớn gây tổn thương đến cấu trúc răng. Đây không phải việc hiếm gặp, hơn nữa việc nhận biết hiện tượng này cũng khá đơn giản. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay các dấu hiệu dưới đây để có thể tự đưa ra kết luận:

  • Đối với các răng cửa bị vỡ, bạn có thể dễ dàng nhận biết thông qua việc quan sát bằng mắt thường.
  • Với trường hợp các răng hàm, vùng răng bị khuất phía trong, nếu bị vỡ trong quá trình ăn nhai, các bạn có thể dễ dàng nghe thấy các tiếng rắc rắc, cũng như tìm thấy những mảnh vỡ của răng.
  • Khi gặp phải tình trạng răng bị vỡ, bạn sẽ thường cảm thấy ê buốt răng, đau tủy. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này thường do răng bị sứt mẻ, ngà răng bị lộ dẫn tới việc kích ứng mỗi khi ăn đồ quá lạnh hay quá nóng.
  • Bên cạnh đó, khi răng bị sứt, mẻ trong quá trình ăn nhai, các mặt của chúng sẽ chịu lực tiếp xúc không đều, điều này sẽ trực tiếp tạo áp lực lên răng gây ra tình trạng mỏi hàm.
  • Với những răng bị vỡ, mẻ quá nhiều dễ gây ra ê buốt, đau nhức dữ dội, thậm chí là đau đầu, ù tai và nhiều biểu hiện khác.

Dựa vào các biểu hiện gặp phải, bạn sẽ xác định được vị trí, tình trạng răng bị vỡ, mẻ. Từ đó đưa ra phương pháp xử lý phù hợp, hiệu quả, tránh để kéo dài lâu ngày làm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ và phát sinh những vấn đề liên quan khác.

Vỡ răng gây ảnh hưởng gì, có nguy hiểm không?

Tình trạng răng bị nứt, vỡ gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Trong đó có thể kể đến một số vấn đề điển hình dưới đây:

Răng bị vỡ có thể làm tổn thương đến cấu trúc răng
Răng bị vỡ có thể làm tổn thương đến cấu trúc răng
  • Răng bị vỡ có thể làm tổn thương đến cấu trúc răng, lộ ngà và tủy răng. Vào lúc nào chúng sẽ nhạy cảm hơn nên người bệnh dễ cảm thấy đau nhức, ê buốt mỗi khi sử dụng các món nóng/lạnh/chua/ngọt. Thậm chí khi tiếp xúc với không khí lạnh cũng gây khó chịu vô cùng.
  • Bên cạnh đó, răng bị mẻ, vỡ còn tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cấu trúc răng, từ đó nguy cơ cao phát sinh các vấn đề bệnh lý nguy hiểm như viêm tủy răng, áp xe răng, viêm nha chu, sâu răng,… Nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, phá hủy nghiêm trọng tổ chức nha chu, gây mất răng.
  • Nếu răng bị vỡ nằm ở vị trí răng cửa còn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười, gương mặt, cản trở và dẫn đến phát âm không chính xác. Người bệnh có thể cảm thấy vô cùng tự ti, khiến cho chất lượng cuộc sống và việc học tập bị giảm sút.
  • Răng không đảm bảo được chức năng ăn nhai tốt như trước. Điển hình là việc cắn xé, nghiền thức ăn không thuận lợi, đồng thời việc đau nhức có thể khiến nhiều bệnh nhân chán ăn. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Nếu để kéo dài lâu ngày còn là nguy cơ dẫn đến phát sinh các bệnh lý dạ dày, đường ruột.
  • Trong một số trường hợp răng bị vỡ khi ăn nhai còn có thể gặp phải tình trạng mảnh răng vỡ trôi xuống cơ quan tiêu hóa, từ đó gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
  • Ngoài ra, phần gờ răng khi mới bị vỡ, mẻ thường khá sắc nhọn nên nếu không may cắn vào má, lưỡi sẽ gây tổn thương, chảy máu, viêm loét khiến người bệnh đau rát rất khó chịu.

Cách khắc phục tình trạng răng bị vỡ tại nhà và nha khoa

Nếu không may bị vỡ răng, trước khi đến gặp bác sĩ thăm khám và điều trị, các bạn cần áp dụng các biện pháp xử lý tại chỗ. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn mà còn giúp quá trình phục hình răng sau đó đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Biện pháp xử lý tại nhà

Ngay khi nghi ngờ chiếc răng bị vỡ với các biểu hiện đau nhức, ê buốt, bạn cần xử lý nhanh bằng một số biện pháp đơn giản dưới đây:

Súc miệng sạch sẽ để bảo vệ răng miệng
Súc miệng sạch sẽ để bảo vệ răng miệng
  • Nhanh chóng khạc nhổ các mảnh vỡ ra bên ngoài: Trong quá trình ăn nhai, nếu nghi ngờ răng bị vỡ, bạn cần cố gắng khạc nhổ mảnh răng vỡ ra bên ngoài. Điều này nhằm ngăn chặn chúng gây ảnh đến nướu, lợi hoặc trôi xuống cơ quan tiêu hóa. Trong trường hợp này, các bạn không nên nuốt miếng thức ăn còn đang nhai dở bởi rất có thể mảnh răng vỡ còn lẫn ở đó.
  • Cần giữ lại các mảnh răng bị vỡ: Trong một số trường hợp, các bác sĩ nha khoa có thể dùng những mảnh vỡ này gắn lại vào răng. Chính vì vậy, các bạn nên thu gom chúng và bảo quản trong hộp kín với một chút nước bọt hoặc sữa. Người bệnh cũng tránh tự gắn các mảnh vỡ, bởi nếu không sử dụng thiết bị chuyên dụng có thể làm nướu bị tổn thương.
  • Tuyệt đối không chạm vào gờ răng đang bị vỡ: Các bạn không nên tự ý kiểm tra chiếc răng bị vỡ bằng tay hoặc lưỡi, do lúc này phần răng còn lại đang rất sắc nhọn, không cẩn thận có thể làm đứt tay hoặc tổn thương lưỡi. Việc cần làm cho chiếc răng đang bị vỡ chính là đặt một miếng bông gòn lên trên, sau đó cắn chặt để tránh thức ăn, vi khuẩn rơi vào dẫn đến nhiễm trùng.
  • Súc miệng sạch sẽ: Trong trường hợp răng bị mẻ, vỡ, phần phía trong có thể lộ ra ngoài. Đây có thể là nướu, ngà răng hoặc tủy răng. Tại những vị trí này, nếu vi khuẩn xâm nhập vào có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng, tổn thương. Đồng thời sau khi đã lấy hết mảnh vỡ ra ngoài, bạn nên dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng và tiếp tục cắn cụ bông gòn để đảm bảo an toàn.
  • Tới khám bác sĩ chuyên khoa: Ngay sau khi thực hiện các biện pháp xử lý phía trên, việc bạn cần làm chính là tới gặp bác sĩ nha khoa, để xử lý càng sớm càng tốt bờ răng sắc nhọn, tránh gây tổn thương tới các mô. Đồng thời bảo vệ răng, ngăn tình trạng vi khuẩn xâm nhập gây ra nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm.
  • Cẩn thận trong việc ăn uống: Ngoài ra, khi răng bị vỡ có thể gây tổn thương cho các bộ phận còn lại của khoang miệng trong quá trình ăn uống. Chính vì vậy, tốt nhất bạn nên lựa chọn loại đồ ăn mềm, lỏng như cháo, súp, sinh tố, đồng thời hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dẻo, dai, cứng, chua, cay, quá lạnh hay quá nóng. Đồng thời hạn chế sử dụng phần hàm có chiếc răng đang bị vỡ để nhai thức ăn, tránh việc gờ răng nhọn gây tổn thương đến nướu.

Xử lý răng bị vỡ tại nha khoa

Sự phát triển của công nghệ nha khoa đã mang tới những giải pháp siêu hiệu quả, giúp cải thiện triệt để tình trạng răng bị mẻ, vỡ và khôi phục tính thẩm mỹ. Dưới đây là tổng hợp một số phương pháp phục hình phổ biến hiện nay phù hợp với tình trạng này.

  • Dán mảnh răng bị vỡ 

Phương pháp dán mảnh răng bị vỡ áp dụng cho những trường hợp răng bị vỡ nhưng không gây tổn thương đến tủy và không làm hở cổ chân răng. Các bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để dán lại các mảnh vỡ. Lưu ý rằng biện pháp này chỉ phù hợp thực hiện trong trường hợp bạn cần giữ được nguyên vẹn mảnh vỡ, không bị hư hại.

  • Hàn/trám răng

Phương pháp này được áp dụng với những trường hợp răng bị vỡ nhưng tiết diện nhỏ và không gây ảnh hưởng đến tủy hay tác động quá nhiều đến mô răng. Để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ cần loại bỏ phần mô răng bị tổn thương, sau đó sử dụng vật liệu trám chuyên dụng để làm đầy khoảng trống trên bề mặt răng.

Trong đó vật liệu được ưa chuộng và sử dụng phổ biến nhất để trám răng là composite. Chất liệu này được đánh giá cao nhờ các ưu điểm như màu sắc tự nhiên, quá trình thực hiện nhanh chóng, trung bình chỉ khoảng 15 – 20 phút cho mỗi vị trí trám, đồng thời ít xâm lấn đến cấu trúc răng thật,… Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý miếng trám có độ bền không cao. Chính vì vậy, trong trường hợp răng vỡ hơn ½ thân răng thì nên lựa chọn một biện pháp khác.

Bọc răng sứ là biện pháp phục hình răng tối ưu nhất hiện nay
Bọc răng sứ là biện pháp phục hình răng tối ưu nhất hiện nay
  • Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là biện pháp phục hình răng tối ưu nhất hiện nay, giúp mang đến tính thẩm mỹ cao, cải thiện tình trạng sứt, mẻ, vỡ hiệu quả. Trong quá trình này, các bác sĩ sẽ mài chỉnh răng theo tỉ lệ thật phù hợp, sau đó chụp mão sứ lên trên, che phủ và bảo vệ răng thật, ngăn chặn việc vi khuẩn xâm nhập gây hại.

Phương pháp phục hình răng bị bằng bọc sứ mang đến hiệu quả thẩm mỹ cao với màu sắc, hình dáng giống với răng thật và tuổi thọ có thể kéo dài đến 20 năm nếu được chăm sóc đúng cách. Trong khi quá trình thực hiện khá nhanh chóng, chỉ mất từ 2 – 4 ngày nên ngày càng được nhiều người tin tưởng lựa chọn.

  • Trồng răng implant

Trong trường hợp răng của bạn bị vỡ lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phần tủy răng bên trong, bị đau nhức mỗi khi nhai cắn thức ăn thì bác sĩ khuyến cáo tốt nhất nên cấy ghép implant. Phương pháp này mang đến hiệu quả phục hình toàn diện, bao gồm cả phần thân, chân răng thông qua ghép trụ răng kết hợp mão răng sứ qua khớp nối abutment.

Hơn nữa, phần trụ implant có thể thay thế cho chân răng thật nên giúp khắc phục hiện tượng tiêu xương hàm mà không một phương pháp nào khác có thể làm được. Bên cạnh đó, răng implant còn cho tuổi thọ cao, thậm chí trọn đời nếu được chăm sóc tốt.

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa răng bị vỡ tại nhà

Thay vì để răng bị vỡ rồi mới tìm cách khắc phục, bạn có thể phòng ngừa tình trạng này bằng cách thực hiện tốt các vấn đề sau đây:

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa răng bị vỡ tại nhà
Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa răng bị vỡ tại nhà
  • Mỗi ngày đánh răng ít nhất 2 lần với loại bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor để giúp răng luôn cứng chắc và ngăn ngừa sâu răng.
  • Kết hợp dùng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch răng hiệu quả hơn.
  • Hạn chế ăn các món quá dai cứng, hoặc dùng răng để nhai nước đá, mở nắp chai,…
  • Không nên ăn nhiều các món ngọt nhiều đường, thực phẩm nhiều axit dễ gây bệnh lý răng miệng và làm mòn men răng.
  • Mỗi ngày uống nhiều nước lọc để làm sạch răng miệng tốt hơn, cũng như ngăn chặn tình trạng hôi, khô miệng.
  • Bên cạnh đó nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe răng miệng để giữ cho răng luôn cứng chắc, khỏe mạnh.
  • Nếu có thói quen nghiến răng khi ngủ, bạn nên đeo máng chống nghiến vào ban đêm.
  • Duy trì thói quen thăm khám răng miệng định kỳ mỗi năm từ 1 – 2 lần để kịp thời phát hiện các vấn đề răng miệng bất thường và biện pháp xử lý hiệu quả.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về răng bị vỡ, mong rằng những thông tin này đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng, những nguy hiểm khi gặp phải tình trạng này. Từ đó, khách hàng sớm lựa chọn được phương pháp phục hình phù hợp, hiệu quả.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thay đổi nội tiết khi mang thai cũng là nguyên nhân gây tưa miệng
Tưa miệng khi mang thai có nguy hiểm không? Cách điều trị an toàn cho mẹ bầu

Nội dung bài viếtRăng bị vỡ thường do nguyên nhân nào?Bệnh lý răng miệngSau điều trị tủy răng dễ bị vỡTác động ngoại lựcCác thói...

Sưng Nướu Răng Khôn: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Một Số Lưu Ý
Sưng Nướu Răng Khôn: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Một Số Lưu Ý

Nội dung bài viếtRăng bị vỡ thường do nguyên nhân nào?Bệnh lý răng miệngSau điều trị tủy răng dễ bị vỡTác động ngoại lựcCác thói...

Thứ tự mọc răng sữa của bé theo tháng tuổi
Bé 8 Tháng Chưa Mọc Răng Có Sao Không? Nên Bổ Sung Canxi Không?

Nội dung bài viếtRăng bị vỡ thường do nguyên nhân nào?Bệnh lý răng miệngSau điều trị tủy răng dễ bị vỡTác động ngoại lựcCác thói...

Bị hô 4 răng cửa phải làm sao
Bị Hô 4 Răng Cửa Phải Làm Sao? Phương Pháp Khắc Phục Hiệu Quả

Nội dung bài viếtRăng bị vỡ thường do nguyên nhân nào?Bệnh lý răng miệngSau điều trị tủy răng dễ bị vỡTác động ngoại lựcCác thói...


Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

messenger Messenger
zalo Zalo
phone Hotline
uudai Xem ưu đãi