Chụp Thép Răng Sữa: Đối Tượng, Lợi Ích, Lưu Ý Thực Hiện
- Bác sĩ CKII chuyên khoa Răng Hàm Mặt
- 1 trong 10 bác sĩ ĐẦU TIÊN tại Hà Nội đạt chứng chỉ Invisalign
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa - Cấp tại Los Angeles
- Chủ tịch Hiệp hội Nha khoa tư nhân Việt Nam
- Thành viên BCH Hiệp hội Nha chu Việt Nam
- Đại sứ thương hiệu Mylis Arrow Implants System
Đối tượng nên chụp thép răng sữa
Nha sĩ thường chỉ định chụp thép răng sữa trong các trường hợp sau:
- Trẻ có nguy cơ sâu răng cao.
- Vết sâu răng quá lớn, sâu nhiều mặt, dù đã hàn răng nhưng không hiệu quả.
- Cần tái tạo hình dáng và chức năng của răng sữa sau khi đã điều trị buồng tủy hoặc điều trị toàn bộ tủy.
- Răng sữa bị thiếu sản men răng, men có nguy cơ cao bị hỏng cụt đến phần chân.
- Đối tượng cần phục hồi răng có sự bất thường về di truyền.
- Trẻ nhỏ không thể tự vệ sinh răng miệng, dễ gặp vấn đề nha khoa.
- Chụp thép được thực hiện để giữ khoảng cách cho răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí.
XEM THÊM: Bọc Răng Cửa Bị Sâu Khi Nào? Tìm Hiểu Ưu Điểm, Chi Phí
Lợi ích khi chụp thép răng sữa
Dr.Thái Nguyễn – Bác sĩ CKII của Vidental cho biết chụp thép răng sữa mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng như:
- Bảo tồn răng sữa của trẻ cho đến khi thay răng vĩnh viễn, tránh sâu răng hay đau nhức.
- Chụp thép bảo vệ phần mô răng còn lại sau khi điều trị tủy.
- Thu hẹp khoảng cách răng thưa trong trường hợp sâu răng, ngăn ngừa nguy cơ thức ăn dắt lâu ngày.
- Chụp thép răng sữa tránh tình trạng phải hàn răng khi sâu, sứt mẻ.
- Giúp trẻ duy trì hàm răng khỏe mạnh trong giai đoạn đầu và tạo điều đề để răng vĩnh viễn mọc bình thường.
- Ngăn ngừa bệnh lý răng miệng khi thức ăn, mảng bám tích tụ, vi khuẩn tấn công.
- Đảm bảo cấu trúc răng sữa, chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.
THAM KHẢO: Ưu Nhược Điểm Bọc Răng Sứ Có Thể Bạn Chưa Biết
Quy trình bọc thép răng sữa cho trẻ
Quá trình bọc thép răng sữa cho trẻ diễn ra khá đơn giản, gồm 6 bước như sau:
- Bước 1: Bác sĩ làm sạch vùng răng sâu hoặc răng đang bị tổn thương, chết tủy.
- Bước 2: Tiến hành mài mặt nhai và cắt khe 2 bên răng theo tỷ lệ đã tính toán trước để tạo khoảng hở nhỏ, đảm bảo phần chụp thép có thể đặt vừa khít các răng bên cạnh.
- Bước 3: Lấy dấu răng của trẻ và lựa chọn size chụp thép phù hợp, vừa với thân răng và khít với 2 răng kế cạnh.
- Bước 4: Bác sĩ chỉnh sửa chụp thép để sát khít, không bị cộm vướng, kênh lệch, đồng thời đảm bảo khi ấn vào răng, đường viền phía bên dưới của chụp gần với lợi có khoảng trống 1mm để đưa chất keo chuyên dụng vào và gắn cố định chụp thép trên răng.
- Bước 5: Bác sĩ loại bỏ hoàn toàn chất gắn dư thừa, chỉnh khớp cắn và hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh tại nhà.
TÌM HIỂU THÊM: Quy Trình Bọc Răng Sứ 6 Bước Chuẩn Y Khoa
Lời khuyên giúp trẻ hạn chế chụp thép răng sữa
Phụ huynh có thể chú ý hơn đến sức khỏe răng miệng của con và giúp con hạn chế phải chụp thép răng sữa bằng những thói quen sau:
- Nên cho con thăm khám tại các phòng khám nha khoa, răng hàm mặt uy tín khi trẻ bắt đầu mọc răng sữa để được hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh đúng chuẩn.
- Cần thường xuyên theo dõi quá trình răng sữa mọc và phát triển để xử lý sớm các vấn đề phát sinh nếu có.
- Hướng dẫn con trẻ trong việc ăn uống, vệ sinh răng miệng để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công gây hại cho răng.
- Nếu con trẻ có vấn đề về sức khỏe toàn thân liên quan đến đường máu, gan thận, tim mạch, bệnh chuyển hóa, phụ huynh cần lưu tâm hơn và thường xuyên cho con thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ vì những đối tượng này dễ bị sâu răng, viêm tủy hơn bình thường.
Câu hỏi liên quan
Khi chụp thép răng sữa sẽ sử dụng thép nha khoa không gỉ, đã được kiểm nghiệm và chứng nhận là an toàn trong môi trường khoang miệng, không gây kích ứng, không làm thay đổi mùi vị, tính chất của thức ăn. Do đó khi cho con chụp thép răng sữa, phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm.
Chi phí chụp thép răng sữa cho trẻ dao động khoảng 800.000 - 1.000.000 đồng/răng. Do vật liệu thép được sử dụng khá phổ biến, có quá trình chế tác, thiết kế khá đơn giản, bác sĩ thực hiện nhanh chóng nên chi phí không quá đắt đỏ.
Trên thực tế tổng số tiền phụ huynh cần chi trả khi cho con chụp thép răng sữa sẽ thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Số lượng răng cần bọc thép, tình trạng răng miệng của bé và chính sách giá tại nha khoa.
Chuyên gia cho biết có 5 đối tượng không nên chụp thép răng sữa đó là:
- Răng sữa có dấu hiệu bị lung lay, gãy rụng.
- Trẻ có cơ địa dị ứng, mẫn cảm với chất liệu Niken, Crom.
- Răng sữa có biểu hiện bị tiêu chân răng hơn một nửa.
- Răng bị sâu vỡ hết chỉ còn ít chân răng hoặc phần răng còn lại mềm, mủn không đủ chắc chắn để giữ chụp thép.
- Không chụp thép răng sữa trong trường hợp các bé không chịu hợp tác với nha sĩ.
Khi chụp thép răng sữa cho trẻ, phụ huynh cần chú ý:
- Trong vòng 2 giờ đầu sau khi chụp thép răng, không nên cho con ăn nhai bất kỳ thứ gì để chất gắn khô hoàn toàn, tránh bong tróc.
- Trong 2 ngày tiếp theo, chỉ cho con ăn thực phẩm mềm, tránh thực phẩm dai cứng, đồ ngọt, bánh kẹo.
- Hướng dẫn con vệ sinh răng miệng hàng ngày, chải răng kỹ để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa gây hại cho răng.
- Nếu chụp thép bị bong ra, phụ huynh nên cất vào túi nhỏ và cho con đến nha khoa để bác sĩ gắn lại.
- Trong trường hợp con thấy cộm vướng, đau nhức hoặc khó chịu khi chụp thép răng sữa, cần sớm đưa trẻ đến gặp bác sĩ để xử lý.
Chụp thép răng sữa nên được thực hiện khi răng của trẻ bị sâu, sứt mẻ, không còn đảm bảo về hình dáng, cấu trúc, chức năng. Để biết con có nên chụp thép răng không, phụ huynh nên đưa trẻ đến nha khoa thăm khám và lắng nghe sự tư vấn từ bác sĩ.
XEM THÊM:
- Bọc Răng Sứ Có Tốt Không – Giải Đáp Từ Chuyên Gia
- Nên Bọc Răng Sứ Loại Nào Chất Lượng Nhất?
- Răng Lấy Tủy Có Nên Bọc Lại Không? Giải Đáp Chi Tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!