- Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
- Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
- Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
- Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm
Hiện nay, việc nhận thức về tình trạng răng miệng đang dần phổ biến và được quan tâm nhiều hơn vì chúng không chỉ ảnh hưởng tới mặt thẩm mỹ mà còn phản ánh một phần liên quan về các vấn đề sức khỏe cơ thể. Trong số các vấn đề được nhắc tới và quan tâm nhiều nhất chính là tình trạng mòn răng. Vậy tình trạng này có liên hệ thế nào với sức khỏe của cơ thể, cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mòn răng là tình trạng thế nào? Tổng quan bệnh lý
Mòn răng là hiện tượng lớp men răng bị mài mòn từ từ theo thời gian. Điều này hình thành dưới tác động từ các yếu tố liên quan tới môi trường khoang miệng, chế độ chăm sóc răng miệng, hoạt động sinh hoạt hàng ngày hay các bệnh lý mà người bệnh gặp phải.
Về bản chất, răng của bất kỳ ai cũng đều sẽ bị mài mòn theo thời gian với tốc độ rất chậm trong suốt cuộc đời. Răng bị bào mòn là một hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Thông thường, rất khó để có thể nhận thấy được quá trình mài mòn răng do chúng diễn ra với tốc độ rất chậm. Theo các nghiên cứu, cần tới 35 năm để răng bị mài mòn 1mm. Đồng thời, tốc độ này cũng tăng khi bạn trưởng thành và già đi.
Tuy nhiên, nếu tốc độ mài mòn răng quá nhanh hoặc có tác động ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tồn tại của răng thì đó sẽ là dấu hiệu bạn đang mắc một bệnh lý răng miệng nguy hiểm.
4 nguyên nhân gây mòn răng phổ biến
Với nhiệm vụ bảo vệ toàn bộ cấu trúc răng miệng gồm ngà răng, tủy răng cùng hệ thống các dây thần kinh, mạch máu bên trong lớp men răng có cấu tạo vô cùng cứng cáp. Tuy nhiên, theo thời gian, lớp men răng cũng sẽ bị tác động làm hao mòn dần dần. Có nhiều yếu tố tác động lên răng gây ra tình trạng mài mòn theo thời gian, được chia thành 4 nhóm nguyên nhân chính bao gồm:
Mòn răng diễn ra theo tự nhiên
Như đã đề cập, mòn răng là hiện tượng sinh lý răng miệng bình thường, diễn ra ở mọi đối tượng theo thời gian và độ tuổi. Cấu tạo lớp men răng bị mất đi tự nhiên trong quá trình sinh hoạt hàng ngày do sự tác động ma sát giữa các răng với nhau.
Bên cạnh đó, yếu tố về di truyền giữa các thế hệ trong gia đình cũng ảnh hưởng tới tốc độ, quá trình răng bị bào mòn. Lớp men răng phía bên ngoài được hình thành cứng cáp với chức năng bảo vệ toàn bộ cấu trúc răng. Do đó, nếu những người có lớp men răng dày, chất lượng từ gen di truyền gia đình thì quá trình răng bị bào mòn diễn ra lâu hơn. Ngược lại, di truyền men răng quá yếu, mỏng sẽ dễ bị mài mòn nhanh chóng.
Mòn do bệnh lý sức khỏe
Trên thực tế, nếu mắc phải một số bệnh lý sức khỏe như thiểu sản men, thiếu hụt Canxi, bệnh lý liên quan tới khớp cắn, trào ngược dạ dày, giảm tiết nước bọt, khô miệng cũng dẫn tới bào mòn lớp men răng.
Mòn răng hóa học
Như tên gọi của nhóm nguyên nhân này, răng bị mài mòn do tác động từ các chất hóa học gây ra. Tổ chức men răng chủ yếu bao gồm Canxi và Hydroxyapatite, do đó khi tiếp xúc với acid trong khoang miệng sẽ gây ra hiện tượng xói mòn răng.
Các chất acid điển hình có trong thực phẩm tiêu thụ hàng ngày như cam, chanh, rượu vang, đồ uống có ga,... Ngoài ra, một số loại thuốc có nồng độ acid cao như viên uống bổ sung vitamin C, viên nhai Aspirin,... Đây được gọi chung là nhóm acid ngoại sinh gây ảnh hưởng mài mòn tới răng.
Bên cạnh đó, cũng có một nhóm acid nội sinh hình thành từ bên trong cơ thể như trong dạ dày hay đường tiêu hóa cũng khiến men răng bị ảnh hưởng. Theo các chuyên gia, bác sĩ nha khoa nghiên cứu và thống kê, tình trạng răng bị mài mòn do tác động của chất hóa học có tỉ lệ diễn ra cao hơn ở nhóm đối tượng dưới 25 tuổi.
Ngoài các nguyên nhân do tiếp xúc với acid, có một yếu tố khác gây ảnh hưởng tới quá trình mài mòn của răng chính là bắt nguồn từ tuyến nước bọt. Tuyến nước bọt có một cơ chế phản ứng bất kỳ khi nào phát hiện chất có chứa acid được đưa vào miệng. Khi này, nước bọt có chứa Bicarbonat được tiết ra nhằm trung hòa các chất acid trong khoang miệng về trạng thái độ pH trung bình. Do đó, khi tuyến nước bọt bị suy giảm và khả năng trung hòa acid không hoạt động tốt sẽ khiến lượng acid bị lưu giữ tại khoang miệng trong thời gian dài, gây bào mòn cấu tạo lớp men răng.
Trên thực tế, trong thói quen vệ sinh chăm sóc răng miệng thân thuộc hàng ngày cũng tồn tại tác nhân hóa học tác động tới quá trình mài mòn răng mà không nhiều người chú ý tới, chính là kem đánh răng. Các loại kem đánh răng trên thị trường đều có mức độ mài mòn nhất định, được đánh giá theo chỉ số RDA (Relative Dentin Abrasivity), cụ thể như sau:
- Chỉ số RDA từ 0 - 75: Sử dụng với các trường hợp răng nhạy cảm.
- Chỉ số RDA từ 76 - 100: Mức độ mài mòn phù hợp tình trạng bình thường.
- Chỉ số RDA từ 101 - 150: Khả năng mài mòn cao, có thể sử dụng với răng khỏe mạnh.
- Chỉ số RDA từ 151 - 250: Mức độ mài mòn quá cao, sử dụng cần có sự hướng dẫn chi tiết từ bác sĩ để tránh gây ra các vấn đề về răng không mong muốn.
Răng bị tác động mài mòn vật lý
Răng bị mài mòn do các tác động vật lý xuất phát từ chính những sai lầm trong thói quen vệ sinh răng miệng, ăn uống hay sinh hoạt hàng ngày.
- Đánh răng không đúng cách
Trước tiên, về thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng, nhiều người có suy nghĩ rằng việc đánh răng trong thời gian càng dài, càng mạnh thì răng miệng càng sạch sẽ hơn. Đây là một Điều này có thực sự đúng? Việc tạo áp lực. ma sát mạnh lên răng trong thời gian dài không giúp răng được vệ sinh hơn mà ngược lại còn trực tiếp khiến lớp men răng bên ngoài bị bào mòn đi nhanh chóng.
Ngoài ra, nhiều người có thói quen chải răng theo hướng ngang từ trái qua phải hoặc ngược lại khiến lợi dễ bị tụt xuống thấp, làm lộ phần chân răng không được bảo vệ bởi lớp men răng. Điều này khiến phần cổ răng dễ dàng bị bào mòn nhanh chóng.
- Thói quen nghiến răng
Nghiến răng là một tình trạng răng siết chặt hoặc trong trạng thái nghiến mà không nhằm mục đích nhai, cắn thức ăn. Thói quen này hình thành vô thức trong lúc cơ thể ở trạng thái ngủ nên nhiều người sẽ không thể biết bản thân có gặp tình trạng này không.
Ở trạng thái nghiến răng, lực ma sát, tác động giữa các răng cao hơn rất nhiều so với lúc thực hiện nhai cắn trong quá trình ăn uống thông thường. Với mức độ tác độ và cọ xát liên tục với lực ma sát mạnh như vậy trong thời gian dài sẽ rất dễ làm cho các răng bị mài mòn. Đồng thời, tiềm ẩn nguy cơ nứt gãy răng rất cao.
- Thói quen dùng tăm xỉa răng
Sử dụng tăm sau các bữa ăn không phải một thói quen quá xa lạ đối với người Việt Nam. Việc dùng tăm chọc vào giữa các kẽ răng mục đích chính nhằm loại bỏ các mảnh vụn thức ăn. Về bản chất, thói quen giúp hạn chế các mảng bám thức ăn sót lại bám dính trong khoang miệng, tạo thành cao răng. Tuy nhiên, điều này cũng mang đến nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe răng miệng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tổn hại nghiêm trọng tới hệ thống cấu trúc răng.
Theo các chuyên gia, bác sĩ nha khoa, thói quen sử dụng tăm xỉa răng liên tục trong thời gian dài sẽ gây mài mòn răng, đặc biệt ở phần chân răng. Tại các vị trí chân răng thường xuyên bị tác động cũng sẽ có nguy cơ cao tổn thương men răng và bị tụt lợi.
- Một số thói quen khác
Bên cạnh những tác động vật lý khiến răng bị mòn kể trên thì ở một số trường hợp bệnh nhân, tình trạng này có thể diễn ra nhanh hơn do các thói quen xấu như: Nhai cắn vật cứng, cắn móng tay, dùng răng mở nắp chai,...
Công nghệ bọc răng sứ sinh học Nano Biotech đã xuất hiện từ những bước đột phá mới trong lĩnh vực thẩm mỹ nha khoa, độc quyền được chuyển giao nghiên cứu và công nghệ tại nha khoa ViDental. Đây là bước tiến lớn, giúp tạo ra sự tương thích hoàn hảo giữa răng sứ […]
Dấu hiệu nhận biết răng đang bị mòn
Tình trạng bệnh lý răng bị mòn rất dễ để nhận biết bởi nó gây ra khá nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Bệnh nhân có thể quan sát một số tổn thương trên bề mặt răng để phát hiện răng có đang bị mài mòn không, chi tiết như sau:
- Kích thước, diện tích răng suy giảm nhanh chóng so với độ tuổi bản thân.
- Răng bị đau buốt không rõ nguyên nhân trong sinh hoạt hàng ngày.
- Khi sử dụng các thực phẩm đồ ăn hoặc đồ uống nóng, lạnh răng sẽ có cảm giác bị kích thích ê buốt kèm các cơn đau.
- Trên bề mặt răng xuất hiện những đốm nhỏ màu đen, nâu hoặc trắng đục bất thường.
Đội ngũ bác sĩ Nha khoa ViDental
Các phương pháp khắc phục mòn răng hiệu quả
Khi răng bị tác động mài mòn, sẽ xuất hiện những thương tổn tại cấu trúc men răng và ngà răng khiến chúng không thể tự hồi phục hay thay thế tự nhiên. Do đó, khi xuất hiện các dấu hiệu của tình trạng mòn răng, bạn cần tới thăm khám trực tiếp bác sĩ tại các trung tâm nha khoa để được hỗ trợ tư vấn điều trị kịp thời. Tùy thuộc vào mức độ răng bị bào mòn mà sẽ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm:
Mức độ tổn thương nhẹ
Khi mức độ bào mòn của răng chưa quá đáng kể, có thể khắc phục thông qua một số biện pháp điều trị và chăm sóc đơn giản như:
- Bổ sung khoáng chất Fluoride: Fluoride là một khoáng chất cần thiết, giúp bảo vệ răng trắng sáng, khỏe mạnh. Phụ thuộc vào tình trạng răng mài mòn cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung loại khoáng chất này thông qua nước súc miệng, gel bôi hay các dạng thuốc uống khác nhau.
- Trám răng: Đây là phương pháp được các chuyên gia, bác sĩ nha khoa khuyến khích nên dùng khi điều trị khắc phục tình trạng răng mài mòn ở mức độ nhẹ. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng các vật liệu như GIC, composite,... để trám lên phần men răng đã bị mài mòn để tạo một lớp màng bảo vệ cấu trúc răng bên trong. Trám răng mang tới hiệu quả phục hình răng tương đối tốt, giúp giảm tình trạng ê buốt, đau nhức răng khi ăn và che đi những vệt ố vàng do răng mòn hiệu quả.
Tình trạng răng bị bào mòn nặng
Với các trường hợp tình trạng bị bào mòn quá nặng, thực hiện trám răng hay bổ sung Fluor sẽ không có hiệu quả. Khi này, việc điều trị sẽ cần áp dụng tới các kỹ thuật nha khoa bao gồm:
- Bọc răng sứ: Nếu phần răng thật đảm bảo đủ tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ ưu tiên thực hiện điều trị theo phương pháp này để bảo vệ tốt nhất cấu trúc răng bên trong. Quá trình điều trị sẽ cần sử dụng tới mão sứ đắp lên vị trí cùi răng được xử lý mài nhỏ từ trước để phục hồi hình dạng, kích thước răng như ban đầu.
- Dán mặt răng sứ: Tại các vị trí mặt răng bị mòn, có thể sử dụng các miếng dán sứ nha khoa để dán bao phủ lên giúp làm chậm và ngăn ngừa quá trình răng bị bào mòn tiếp tục diễn ra.
Được quan tâm nhiều
Một số lưu ý khi điều trị răng bị mài mòn
Để khắc phục tình trạng mòn răng hiệu quả, việc lựa chọn trung tâm điều trị uy tín, chất lượng là điều vô cùng cần thiết. Sau đây là một số tiêu chí lựa chọn đơn vị nha khoa giúp bạn yên tâm điều trị:
- Các trung tâm nha khoa uy tín, chất lượng sẽ luôn có đầy đủ thông tin về giấy phép hoạt động mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy.
- Đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn và tay nghề điều trị vững vàng, dày dặn kinh nghiệm.
- Cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và có thể đáp ứng được các nhu cầu, mong muốn điều trị của khách hàng.
- Nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các bệnh nhân đã và đang thực hiện điều trị tại trung tâm.
Biện pháp ngăn ngừa mòn răng hiệu quả
Bạn hoàn toàn có thể chủ động ngăn ngừa và làm chậm quá trình mài mòn của răng bằng việc thay đổi những thói quen hàng ngày như:
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm đồ ăn hay đồ uống có chứa nhiều acid như soda, nước có ga, rượu vang, cam, chanh,... Sử dụng các loại thực phẩm này một cách khoa học, có điều tiết sẽ giúp bạn làm giảm một lượng lớn acid tác động tới răng. Từ đó, tình trạng răng cũng được cải thiện và giảm tốc độ bị mài mòn hiệu quả.
- Sử dụng ống hút khi uống các đồ uống có chứa acid để tránh tiếp xúc trực tiếp với răng.
- Nếu bạn gặp phải tình trạng ngủ nghiến răng, sử dụng nẹp nha khoa sẽ là một lựa chọn không tồi giúp bạn vừa khắc phục được thói quen không tốt này mà vừa có thể làm giảm tình trạng răng bị mài mòn trong khi cơ thể nghỉ ngơi.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ 2 lần/ngày trước lúc đi ngủ và sau khi ăn. Đồng thời, sử dụng loại kem đánh răng có chỉ số RDA phù hợp với tình trạng sức khỏe của răng miệng.
- Thay thế tăm xỉa răng bằng các sản phẩm vệ sinh răng miệng như chỉ nha khoa hay máy tăm nước để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn, mảng bám tại những vị trí chân răng hiệu quả mà không gây ra quá nhiều tác động xấu.
- Uống tối thiểu 2 lít nước/ngày, đặc biệt giữa các bữa ăn để kích thích tuyến nước bọt hoạt động nhằm hạn chế lượng acid dư thừa tồn đọng hiệu quả.
- Sử dụng kẹo cao su không đường sau các bữa ăn để làm sạch các mảnh vụn thức ăn và mảng bám trên bề mặt răng, hạn chế vi khuẩn bài tiết acid trong khoang miệng.
- Khám sức khỏe răng miệng định kỳ mỗi 6 tháng/lần để xử lý sớm các vấn đề bệnh lý nếu phát hiện.
Mòn răng là một hiện tượng sinh lý tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới răng miệng và chất lượng cuộc sống nếu tình trạng diễn ra nhanh chóng không được kiểm soát. Hãy chú ý theo dõi và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa răng bị bào mòn để hàm răng luôn được bảo vệ khỏe mạnh.
- Hotline: 0987.933.309
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoavidentalvietnam
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!