- Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
- Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
- Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
- Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm
Răng hô không phải là hiện tượng hiếm gặp, tuy không gây hại cho sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, làm mất tự tin khi cười nói, giao tiếp. Thực tế tình trạng này khởi nguồn do đâu và làm thế nào để khắc phục vẫn là thắc mắc chung của rất nhiều người. Ở bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này cùng những thông tin liên quan.
Răng hô là gì? Các loại thường gặp
Răng hô còn được gọi là răng vẩu, là tình trạng sai lệch khớp cắn khiến tương quan hàm trên, hàm dưới khác nhau. Khi đó hàm trên sẽ bị nhô ra nhiều hơn so với hàm dưới, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và khả năng ăn nhai. Thông thường sẽ có 2 mức độ răng hô:
- Hô nhẹ: Đây là hiện tượng răng đưa về phía trước, mọc không thẳng đứng nhưng mức độ nhẹ, khó nhận biết. Thậm chí có nhiều trường hợp không biết mình đang bị hô cho đến khi được bác sĩ thăm khám, kết luận.
- Hô nặng: Răng hô nặng rất dễ phát hiện bằng mắt thường, lúc này hàm trên nhô ra rất nhiều so với hàm dưới.
Theo các bác sĩ nha khoa, có 5 trường hợp răng hô thường gặp đó là:
- Răng hô hàm trên: Đây là tình trạng phổ biến nhất, có biểu hiện là cấu trúc xương hàm trên phát triển quá mức bình thường và nhô ra bên ngoài so với hàm dưới. Răng hô hàm trên làm mất sự tương quan giữa hai hàm khiến khuôn mặt thiếu cân đối, giảm tính thẩm mỹ.
- Răng hô hàm dưới: Với tình trạng này, răng hàm dưới có xu hướng nhô ra hơn so với hàm trên. Khi ngậm miệng bạn sẽ dễ dàng thấy hàm có thể bị lệch sang trái hoặc phải. Nếu không được điều trị từ sớm, hiện tượng hô hàm dưới sẽ làm sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng khả năng ăn nhai.
- Răng hô hở lợi: Biểu hiện của tình trạng này đó chính là răng mọc chìa ra bên ngoài, nướu lộ ra nhiều do thân răng quá ngắn. Khi cười không thấy sự tương xứng giữa chiều cao răng và lợi.
- Răng hô cằm lẹm: Cằm lẹm chính là hiện tượng dáng cằm bị hụt vào trong do cấu trúc xương hàm quá ngắn, từ đó gương mặt mất đi sự cân đối, hài hòa, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Răng hô khiến môi dày: Đây cũng là tình trạng thường gặp, xảy ra do sự mất cân đối giữa răng hàm trên và hàm dưới, đồng thời khớp cắn bị sai lệch. Biểu hiện đặc trưng của răng hô khiến môi dày đó là răng hàm trên bị đưa ra ngoài quá mức so với hàm dưới, môi dày và nhọn, răng bị đưa ra phía trước khi nhìn nghiêng và miệng không thể khép được vào răng.
Nguyên nhân khiến răng hô
Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng bị hô nhưng không phải ai cũng biết vấn đề này. Việc tìm hiểu yếu tố gây bệnh sẽ dễ dàng trong việc điều trị và phòng tránh.
- Tỷ lệ răng hô do di truyền hiện nay khá cao, chiếm đến 70%. Khi đó nếu gia đình có ông bà, bố mẹ bị hô, vẩu thì đứa trẻ khi sinh ra cũng có khả năng bị hô cao hơn người bình thường.
- Trẻ nhỏ bị rụng răng sữa quá sớm so với bình thường thì khi các răng vĩnh viễn mọc lên dễ bị sai lệch, về lâu dài gây ra tình trạng răng hô.
- Răng có thể bị hô do những thói quen xấu từ khi còn nhỏ như mút tay, ngậm ti giả, bú bình, thở bằng miệng. Những hành động này khiến răng mọc chìa ra ngoài nhiều hơn, răng ở hai hàm không khớp nhau.
- Khi không có sự tương thích giữa tỷ lệ răng với xương hàm, một số răng có kích thước lớn hơn trong khi hàm không đủ chỗ trống nên có xu hướng mọc lệch hoặc nhô hẳn ra bên ngoài.
- Một số trường hợp răng bị hô do sự phát triển quá mức hoặc không bình thường ở xương hàm. Với nguyên nhân này, bạn cần can thiệp sâu để có thể giải quyết dứt điểm.
Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình niềng răng không chỉ giúp cải thiện độ chính xác mà còn nâng cao độ hiệu quả vượt trội. Một minh chứng rõ ràng về điều này là việc áp dụng công nghệ niềng Vi – Smile GẤP 3 HIỆU QUẢ tại Nha khoa ViDental. Công […]
Tác hại của răng hô
Rất nhiều trường hợp bị răng hô vô cùng lo lắng, e ngại. Lý do là bởi dù không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể nhưng vẫn gây ra một số tác động tiêu cực đến răng miệng, chất lượng cuộc sống, cụ thể như sau:
- Ảnh hưởng thẩm mỹ: Răng hô là một trong những tình trạng làm giảm tính thẩm mỹ của khuôn mặt nhiều nhất. Hiện tượng các răng lệch lạc, nhô hẳn ra ngoài khiến người bệnh khó khép miệng, gương mặt mất đi tính cân đối, hài hòa. Khi đó gây ra tâm lý luôn luôn tự ti, e ngại, không dám nói chuyện hay giao tiếp với mọi người xung quanh.
- Giảm khả năng ăn nhai: Răng hô khiến khớp cắn không chuẩn, bị sai lệch, hai hàm không thể khớp lại với nhau. Đây chính là lý do khiến người bệnh khó nhai, nghiền nát thức ăn, không thể ăn nhiều món ăn yêu thích.
- Khó khăn khi vệ sinh răng miệng: Khớp cắn sai lệch khi răng bị vẩu, hô dẫn đến hiện tượng răng mọc không đều, tạo ra nhiều khoảng trống giữa các răng. Lúc này việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn, cần thực hiện cẩn thận, kỹ hơn so với bình thường.
- Trở ngại khi phát âm: Răng cũng là một bộ phận giúp chúng ta phát âm rõ ràng. Nếu răng bị hô, vẩu, vị trí hàm không khớp nên việc phát âm tròn vành, rõ chữ trở nên khó khăn hơn. Đây cũng là yếu tố khiến người bị hô mất tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống.
- Hậu quả khác: Tình trạng răng hô khi không được điều trị từ sớm sẽ tăng khả năng bị hôi miệng, viêm nha chu, viêm nướu, một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Thêm vào đó, khi mức độ hô nặng hơn còn ảnh hưởng đến hệ thống nhai, tác động tiêu cực đến khớp thái dương hàm.
Biện pháp khắc phục tình trạng răng hô hiệu quả nhất
Hiện nay với sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện tượng răng hô đã không còn đáng lo ngại. Tại các cơ sở nha khoa cung cấp các dịch vụ điều trị răng hô cho tất cả khách hàng. Thông qua thăm khám và dựa vào nguyên nhân, mức độ, tình trạng hô của răng, khách hàng sẽ được chỉ định phương pháp khắc phục phù hợp nhất.
Niềng răng
Niềng răng chính là một trong những phương pháp được ứng dụng chủ yếu cho những trường hợp răng bị hô, từ nặng đến nhẹ. Phương pháp này sử dụng các khí cụ chuyên dụng trong nha khoa bao gồm mắc cài, dây cung, thun buộc, tạo lực kéo vừa đủ để đưa răng về vị trí mong muốn trên cung hàm. Mặc dù mất từ 1,5 - 2,5 năm niềng răng, tuy nhiên hiệu quả của phương pháp này có thể duy trì được lâu dài.
Có 4 phương pháp niềng răng hô chủ yếu, được khách hàng tin tưởng lựa chọn đó là:
- Niềng răng hô với mắc cài kim loại truyền thống: Phương pháp này xuất hiện từ khá lâu và cho đến hiện tại vẫn được các chuyên gia tin dùng. Niềng răng mắc cài kim loại sử dụng mắc cài cố định trên răng, kết hợp dây cung và thun nha khoa để cố định răng. Thông thường kim loại được sử dụng là chất liệu titanium hay niken có ưu điểm là bền, chắc, mang đến hiệu quả cao. Dù có chi phí khá thấp tuy nhiên phương pháp này không đảm bảo tính thẩm mỹ, gây vướng víu khó chịu cho khách hàng, thậm chí gây tổn thương má, nướu, lưỡi,...
- Niềng răng bằng mắc cài kim loại tự đóng: Niềng răng mắc cài tự đóng hay tự khóa tương tự mắc cài kim loại truyền thống, điểm khác biệt là phần khóa tự đóng được tích hợp ngay trên mắc cài, không sử dụng dây thun. Nắp trượt tự đóng này sẽ giúp cố định dây cung, giảm ma sát cho răng, đồng thời dễ dàng kiểm soát lực tác động lên răng và bạn cũng không cần lo lắng về vấn đề bung sứt, co giãn thun. Nhược điểm của phương pháp này đó là tính thẩm mỹ không cao, dễ bị lộ khi giao tiếp, nói chuyện.
- Niềng răng hô mắc cài sứ: Thay vì sử dụng chất liệu kim loại thì niềng răng hô mắc cài sứ dùng chất liệu sứ hoặc pha lê với màu sắc trắng sáng tương tự màu của răng thật. Nhờ đó, loại niềng này giúp tình thẩm mỹ cao. Do chất liệu sử dụng an toàn và thân thiện với người dùng nên bạn có thể yên tâm về độ an toàn, đồng thời còn cảm thấy thoải mái trong suốt quá trình đeo niềng.
- Niềng răng mắc cài mặt trong: Niềng răng mắc cài mặt trong hay mặt lưỡi cũng được cấu tạo tương tự mắc cài truyền thống nhưng vị trí đặt mắc cài ở phía mặt trong của răng nên không bị lộ khi giao tiếp. Phương pháp này cũng cho hiệu quả chỉnh nha khá tốt, tuy nhiên có nhược điểm là gây khó khăn trong quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng, một số trường hợp có thể thấy vướng víu và gặp tổn thương ở nướu, má. Thêm vào đó chi phí niềng răng hô mắc cài mặt trong cũng cao hơn các phương pháp khác.
- Niềng răng trong suốt: Đây còn được gọi là phương pháp niềng răng không mắc cài hay niềng răng Invisalign - kỹ thuật chỉnh nha tiên tiến nhất hiện nay. Niềng răng không mắc cài sử dụng khay niềng trong suốt có vật liệu lành tính với cơ thể, ôm sát vào khung hàm để tạo lực kéo răng. Một bộ niềng răng Invisalign thường có khoảng 20 - 48 khay khác nhau cho từng giai đoạn điều trị của khách hàng. Phương pháp này giúp khắc phục được tất cả nhược điểm của niềng răng mắc cài, không gây đau đớn khó chịu, không lộ răng và còn có thể tháo lắp trong ăn uống hay khi cần thiết. Tuy nhiên hạn chế của niềng răng trong suốt đó chính là giá thành khá cao, khoảng 90 - 150 triệu tùy chất liệu khay niềng và tình hình khách hàng thực tế.
Bọc răng sứ
Ngoài niềng răng, bọc răng sứ cũng được áp dụng cho các trường hợp hô nhẹ và vừa, cụ thể là các đối tượng: Răng hô do mọc chỉa ra ngoài nhưng khớp cắn không bị sai lệch quá nhiều, hô 2 răng cửa trong khi cả hàm vẫn bình thường, răng hô nhẹ do mọc sai.
Khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ răng thật để làm cùi, sau đó lấy dấu răng và tạo mão răng mới. Khi mão răng hoàn thành được bóc bên ngoài răng đã mài. Tùy từng tình trạng, mức độ hô và kích thước răng mà số lượng răng cần bọc cho mỗi trường hợp sẽ không giống nhau. Phương pháp này được đánh giá là đơn giản, tốn ít thời gian, đảm bảo tính thẩm mỹ của răng, đồng thời còn khắc phục được tình trạng răng hô kèm theo hiện tượng thưa, lệch lạc, nhiễm màu kháng sinh,...
Nếu khách hàng bị hô quá nặng, cần mài tỷ lệ lớn răng thật, khi đó răng dễ bị yếu đi do xâm lấn quá sâu vào mô răng. Do vậy những trường hợp này không được khuyến khích bọc răng sứ mà bác sĩ sẽ tư vấn một số phương pháp khác.
Phẫu thuật
Những đối tượng răng hô do hàm, không thể khắc phục bằng cách niềng răng hay bọc răng sứ sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt chỉnh xương hàm. Phương pháp này sử dụng máy móc hiện đại, ứng dụng kỹ thuật thông minh tác động và loại bỏ một phần xương hàm đã được xác định, qua đó điều chỉnh vị trí, độ cân đối của khớp cắn hai hàm, giúp khắc phục tình trạng răng hô.
Ngoài ra có một số trường hợp sau khi thăm khám đã xác định được hô vừa do răng, vừa do xương sẽ được chỉ định kết hợp phẫu thuật trước, niềng răng sau. Phương pháp kết hợp này nhằm mục đích chỉnh đều các răng, khớp cắn chuẩn, ngăn ngừa nguy cơ răng di chuyển nghiêng hoặc không đúng vị trí mong muốn.
Do đây là phương pháp xâm lấn sâu vào xương, có thể gây đau đớn và tiềm ẩn một số rủi ro nên bạn nên cân nhắc thật kỹ, đồng thời hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm. Đặc biệt phải lựa chọn cơ sở nha khoa thực hiện uy tín, đội ngũ nha sĩ có chuyên môn cao, tay nghề tốt.
Được quan tâm nhiều
Nhận biết răng hô do hàm hay do răng thế nào?
Thực tế chúng ta biết mình bị hô nhưng lại không phân biệt được răng hô do hàm hay do răng. Chỉ khi nắm rõ tình trạng của mình mới có thể tìm biện pháp khắc phục phù hợp và cho hiệu quả cao nhất. Nhận biết răng hô do răng hay do hàm sẽ dựa vào những đặc điểm sau:
- Hô răng: Đây là tình trạng các răng trên cung hàm không mọc theo phương thẳng đứng, thay vào đó chúng mọc chìa ra ngoài. Ở trạng thái nghỉ, răng hàm dưới không thể chạm được vào ⅓ mặt trong của răng hàm trên.
- Hô hàm: Được hiểu là tình trạng xương hàm trên phát triển quá mức so với xương hàm dưới. Với hiện tượng này, răng mọc theo phương thẳng đứng nhưng do có sự khấp khểnh giữa răng ở 2 hàm nên tổng thể gương mặt vẫn mất đi sự cân đối, hài hòa.
- Hô do cả răng và hàm: Bạn cần chú ý nếu bị hô do cả răng và hàm vì các chuyên gia đánh giá tình trạng này khá nặng, nguyên nhân do xương hàm phát triển quá mức và răng mọc lệch. Khi đó môi trên thường không thể bao phủ được toàn bộ răng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ, khả năng ăn nhai khiến người mắc trở nên khép kín hơn trong cuộc sống.
Thông thường tình trạng hô có thể quan sát bằng mắt thường khi chúng ta nhìn vào gương hoặc chụp ảnh ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên nếu muốn xác định chính xác mức độ, loại răng hô, nên đến nha khoa để bác sĩ chụp phim 3D toàn hàm, sử dụng thiết bị chuyên dụng và kỹ thuật chuyên sâu kiểm tra, qua đó có thể tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Xem thêm
Răng hô là hiện tượng do nhiều nguyên nhân tác động, dù không đe dọa sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khả năng ăn nhai và một số vấn đề khác. Hy vọng qua những thông tin được chia sẻ ở trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về tình trạng này, đồng thời lựa chọn cho mình phương pháp khắc phục phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất.
- Hotline: 0987.933.309
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoavidentalvietnam
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!