Trồng Răng Nguyên Hàm Bằng Cách Nào Để Có Hiệu Quả Tốt Nhất?
- Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
- Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM
- Chứng chỉ trồng răng Implant nha khoa do BV Răng Hàm Mặt TƯ TPHCM cấp
- Chứng chỉ cấy ghép toàn hàm tại Trung tâm Sagodent
- Chứng chỉ nâng xoang ghép xương
- Chủ nhiệm đề tài nghiên cữu về kỹ thuật nhổ răng khôn xâm lấn tối thiểu
Trồng răng nguyên hàm áp dụng cho trường hợp nào?
Trồng răng giả nguyên hàm thường được bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân mất răng nguyên hàm, hoặc mất quá nhiều răng trong hàm. Khi đó, sức ăn nhai bị giảm sút, thức ăn không được nhai kỹ trước khi vào dạ dày dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, nếu tình trạng này không được khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm do không còn lực tác động từ răng, và khiến cho gương mặt nhanh chóng bị lão hóa.
Nguyên nhân bị mất răng nguyên hàm có thể kể đến:
- Do tuổi tác: Tuổi cao chính là nguyên nhân chính gây nên tình trạng mất răng đặc biệt là mất răng nguyên hàm. Bởi vì, khi tuổi càng cao, sức khỏe răng miệng yếu đi, răng bị lão hóa không còn vững chắc trên cung hàm nữa và dễ bị gãy rụng. Chính vì vậy, theo thống kê đa số các trường hợp mất răng nguyên hàm đều gặp ở người già.
- Do tai nạn: Nếu bạn gặp chấn thương ảnh hưởng đến vùng mặt thì có khả năng sẽ bị mất răng, trong đó nguy cơ mất răng nguyên hàm là rất cao.
- Do bẩm sinh: Có một số trường hợp từ khi sinh ra đã không có răng ở một số vị trí nhất định. Người bệnh thường gặp phải tình trạng mất 1, một vài chiếc răng, còn trường hợp mất răng nguyên hàm do bẩm sinh thì hiếm gặp hơn.
- Do bệnh lý răng miệng: Nếu mắc các bệnh lý liên quan đến răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm chân răng,… mà không điều trị kịp thời cũng là nguyên nhân khiến răng bị mất.
TÌM HIỂU NGAY: Nhổ Răng Xong Bao Lâu Thì Trồng Lại Được?
Mất răng nguyên hàm nếu không được cấy ghép kịp thời có thể khiến xương răng bị tiêu. Khi đó nếu bạn muốn trồng răng thì phải ghép xương nên tỉ lệ thành công sẽ thấp hơn. Bên cạnh đó, chi phí thực hiện trồng răng cũng cao hơn. Do đó bạn cần thực hiện trồng răng nguyên hàm càng sớm càng đạt hiệu quả tốt.
Các phương pháp trồng răng giả nguyên hàm phổ biến
Mất răng có thể thực hiện các phương pháp phục hình như dùng hàm tháo lắp, cầu răng sứ hoặc trồng răng Implant để khắc phục. Tuy nhiên, phương pháp cầu răng sứ cần sử dụng răng khỏe mạnh ở 2 bên để làm trụ. Vì vậy, trường hợp mất răng nguyên hàm không thể áp dụng được.
Hai phương pháp phục hình răng nguyên hàm được sử dụng phổ biến gồm:
Sử dụng hàm giả tháo lắp
Dùng răng giả nguyên hàm tháo lắp là phương pháp trồng răng giả nguyên hàm truyền thống được nhiều người lựa chọn vì có chi phí khá thấp. Nguyên nhân do phương pháp này đơn giản, không sử dụng máy móc hiện đại và yêu cầu kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, hàm răng giả được làm từ chất liệu Titan, nhựa dẻo hay sắt, phần răng giả được làm từ nhựa hoặc sứ.
Ưu điểm:
- Thời gian thực hiện lắp hàm giả nhanh chóng.
- Người dùng dễ dàng tự tháo lắp để vệ sinh hàm sạch sẽ hàng ngày.
- Nền hàm được làm từ các chất liệu lành tính, do đó không gây kích ứng nướu và an toàn với cơ thể.
Nhược điểm:
- Lực nhai của hàm tháo lắp khá yếu, vì vậy chỉ đảm bảo các chức năng ăn nhai cơ bản, nhẹ nhàng. Với các loại thức ăn có độ cứng, dai, giòn,… thì việc ăn nhai khá khó khăn, nền hàm dễ rớt và một số trường hợp bị đau, ê buốt.
- Nếu nền hàm tháo lắp không khít với nướu, vụn thức ăn rất dễ bám dính gây hôi miệng và tích tụ vi khuẩn gây bệnh lý nha khoa.
- Sau một thời gian sử dụng, hàm giả tháo lắp có thể bị giãn nở, không khít với lợi nên bị lỏng lẻo, gây vướng víu trong miệng khi ăn nhai, nói chuyện.
- Đặc biệt, hàm giả tháo lắp không đặt chân răng giả, do đó không thể ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm, tụt nướu và lão hóa gương mặt.
- Độ bền của hàm răng giả cũng không cao, chỉ có thể sử dụng trong thời gian ngắn (chỉ từ 3 – 5 năm).
Cấy răng nguyên hàm bằng Implant
Cấy ghép Implant là phương pháp trồng răng cố định hiện đại, giúp phục hồi khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ đạt hiệu quả cao nhất hiện nay. Ưu nhược điểm của phương pháp cấy răng giả Implant:
Ưu điểm:
- Khi ghép trụ Implant bằng Titanium vào trong xương hàm nhằm thay thế răng đã mất. Do đó, các tế bào xương sẽ tự bám vào bề mặt titanium, tạo độ bám vững chắc cho chân răng Implant và giúp răng vững chắc trong khoang miệng.
- Có trụ Implant nên răng chắc chắn, đảm bảo chức năng ăn nhai lên đến 100%.
- Có thể khắc phục tất cả các trường hợp bị mất răng nguyên hàm.
- Không gây tiêu xương, tụt nướu hoặc khiến mặt nhanh bị lão hóa.
Nhược điểm:
- Phải cấy trụ Implant vào nướu nên khi thực hiện có thể gây đau một thời gian.
- Chi phí cấy ghép Implant cao hơn so với dùng hàm giả tháo lắp rất nhiều lần.
CHI TIẾT: Ưu Nhược Điểm Của Trồng Răng Implant Bạn Có Biết?
Khi lựa chọn trồng răng nguyên hàm bằng phương pháp cấy ghép Implant, bệnh nhân có thể lựa chọn 1 trong 2 cách sau:
- Trồng răng Implant All-on-4:
All-on-4 là kỹ thuật trồng răng Implant giúp phục hình toàn bộ răng đã mất bằng cách cắm 4 trụ Implant vào mỗi hàm ở vị trí răng cửa (2 trụ đặt thẳng, 2 trụ đặt nghiêng). 4 trụ Implant này có chức năng nâng đỡ 12 răng Acrylic hoặc Composite hay 12 răng sứ được gắn cố định trên thanh Titanium CAD/CAM.
Bác sĩ thường chỉ định All-on-4 cho trường hợp xương hàm bị tiêu quá nhiều, không thể cấy ghép thêm xương.
- Trồng răng Implant All-on-6:
All-on-6 là phương pháp trồng răng giả sử dụng 6 trụ Implant cắm vào mỗi hàm. Tất cả các trụ này đều được cấy thẳng, trong đó 4 trụ ở giữa cắm vào vị trí răng mặt trước và 2 trụ ở hai bên cắm vào trí răng mặt sau (răng hàm).
Bác sĩ có thể chỉ định áp dụng All-on-6 cho mọi trường hợp bị mất răng nguyên hàm.
Quy trình trồng răng giả nguyên hàm
Cũng giống như các phương pháp trồng răng khác, trồng răng nguyên hàm gồm các bước sau:
- Bước 1: Thăm khám
Trước khi chỉ định phương pháp trồng răng, bác sĩ tiến hành thăm khám tổng quát khoang miệng. Việc thăm khám giúp bác sĩ xác định xem bệnh nhân có nên trồng răng hay không và nên áp dụng phương pháp trồng Implant hay hàm răng giả.
Nếu quá trình thăm khám bác sĩ phát hiện dấu hiệu mắc bệnh lý nha khoa, bệnh nhân sẽ được yêu cầu trị bệnh trước khi trồng răng.
- Bước 2: Thực hiện trồng răng
Mỗi phương pháp khác nhau sẽ có quy trình trồng răng riêng biệt, cụ thể:
Hàm răng giả: Bác sĩ vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân rồi tiến hành lấy dấu hàm để chuyển cho kỹ thuật viên chế tạo hàm răng giả phù hợp. Sau đó, 2 – 3 ngày khi hàm giả được hoàn thiện bệnh nhân sẽ đến cơ sở nha khoa lắp vào là xong.
Trồng răng Implant: Bác sĩ tiến hành, sát trùng, gây tê rồi đặt trụ Implant. Trong quá trình đợi trụ răng giả tích hợp với hàm bác sĩ để cho bệnh nhân sử dụng răng tạm thời. Sau 3 tháng, bệnh nhân cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và cắt chỉ. Đợi thêm 3 ngày bệnh nhân sẽ được lắp Abutment và gắn mão sứ đã chọn lên trên.
- Bước 3: Tái khám
Sau khi thực hiện trồng răng nguyên hàm, bác sĩ sẽ viết giấy hẹn tái khám thường xuyên để dễ dàng theo dõi và xử lý tình trạng biến chứng có thể xảy ra.
ĐỌC THÊM: Trồng Răng Giả Có Đau Không? Câu Trả Lời Chi Tiết Từ Chuyên Gia
Thực hiện trồng răng giả nguyên hàm giá bao nhiêu?
Giá trồng răng nguyên hàm thường cao hơn so với trường hợp trồng 1 răng hoặc 1 vài răng. Bên cạnh đó, tùy theo phương pháp mà người bệnh áp dụng sẽ có chi phí khác nhau. Cụ thể mức chi phí như sau:
Hàm giả tháo lắp:
STT |
DỊCH VỤ |
ĐƠN VỊ |
GIÁ NIÊM YẾT |
1 | NỀN HÀM NHỰA CỨNG TOÀN HÀM | 1 HÀM | 2.500.000 |
2 | NỀN HÀM NHỰA MỀM BÁN HÀM | 1/2 HÀM | 3.200.000 |
3 | NỀN HÀM NHỰA MỀM TOÀN HÀM | 1 HÀM | 4.500.000 |
4 | ĐỆM SILICON NỀN HÀM NHỰA MỀM BÁN HÀM | 1/2 HÀM | 3.200.000 |
5 | ĐỆM SILICON NỀN HÀM NHỰA MỀM TOÀN HÀM | 1 HÀM | 4.500.000 |
6 | HÀM KHUNG BÁN HÀM KIM LOẠI | 1/2 HÀM | 3.200.000 |
7 | HÀM KHUNG TOÀN HÀM KIM LOẠI | 1 HÀM | 4.500.000 |
8 | HÀM KHUNG BÁN HÀM TITAN | 1/2 HÀM | 3.600.000 |
9 | HÀM KHUNG TOÀN HÀM TITAN | 1 HÀM | 5.000.000 |
10 | ĐỆM HÀM VÀ SỬA CHỮA HÀM GIẢ | 1 Hàm | 800000 |
11 | ĐỆM LƯỚI | 1 Hàm | 500000 |
Trụ + abutment:
STT | TÊN DV | ĐƠN VỊ | XUẤT SỨ | BẢO HÀNH | GIÁ NIÊM YẾT |
1 | Implant Biotem | Implant đơn lẻ | HÀN QUỐC | 5 năm | 14.000.000 |
2 | Implant Osstem | Implant đơn lẻ | HÀN QUỐC | 10 năm | 18.000.000 |
3 | Implant Dentium | Implant đơn lẻ | HÀN QUỐC | 10 năm | 18.500.000 |
4 | Implant Mỹ Hiossen | Implant đơn lẻ | MỸ | 10 năm | 25.000.000 |
5 | Implant Neodent | Implant đơn lẻ | Thụy Sĩ | 20 năm | 30.000.000 |
6 | Implant Tekka | Implant đơn lẻ | PHÁP | 20 năm | 30.000.000 |
7 | Implant Nobel | Implant đơn lẻ | Thuỵ Điển | 20 năm | 35.000.000 |
8 | Implant Nobel Tiultra | Implant đơn lẻ | Thuỵ Điển | bảo hành trọn đời | 49.000.000 |
9 | Implant Nobel Tiultra On One | Implant đơn lẻ | Thuỵ Điển | bảo hành trọn đời | 52.000.000 |
10 | Implant Straumann SLA | Implant đơn lẻ | THUỴ SỸ | 20 năm | 38.000.000 |
11 | Implant Straumann SL Active | Implant đơn lẻ | THUỴ SỸ | bảo hành trọn đời | 46.000.000 |
Mão răng:
STT | TÊN SỨ | XUẤT SỨ | BẢO HÀNH | GIÁ NIÊM YẾT |
1 | Bọc Sứ Titanium | Đức | 5 năm | 2.500.000 |
2 | Bọc Sứ Katana | Nhật | 7 năm | 4.500.000 |
3 | Bọc Sứ Cercon | Đức | 7 năm | 6.000.000 |
4 | Bọc Sứ Cercon HT | Đức | 8 năm | 7.000.000 |
5 | Bọc Sứ HT Smile | Đức | 10 năm | 7.000.000 |
6 | Bọc Sứ Ceramil | Đức | 10 năm | 8.000.000 |
7 | Bọc Sứ Emax Zic | Đức | 10 năm | 6.000.000 |
8 | Bọc Sứ Emax Press | Đức | 10 năm | 7.000.000 |
9 | Bọc Sứ Emax Zircad Multi | đức | 10 năm | 8.000.000 |
10 | Bọc Sứ Lisi Press | Nhật | 10 năm | 8.000.000 |
11 | Bọc Sứ Lava Plus | Đức | 10 năm | 8.000.000 |
12 | Bọc Sứ Nacera | Đức | 10 năm | 7.000.000 |
13 | Bọc Sứ Nacera Q3 | Đức | 10 năm | 9.000.000 |
ĐỌC THÊM: Giá Các Loại Răng Sứ Hiện Nay [Cập nhật 2024]
Lựa chọn cấy ghép theo combo nguyên hàm:
- Tổng chi phí cấy ghép Implant all on 4: 86.000.000 – 250.000.000 VNĐ/hàm.
- Tổng chi phí cấy ghép Implant all on 6: 122.000.000 – 300.000.000 VNĐ/hàm.
Trên đây là mức chi phí bạn có thể tham khảo khi có nhu cầu trồng răng giả nguyên hàm. Tuy nhiên, mỗi địa chỉ có thể có sự chênh lệch cao thấp khác nhau. Do đó, bạn cần tham khảo nhiều địa chỉ và lựa chọn ra cơ sở nha khoa trồng răng uy tín mà tiết kiệm chi phí nhất.
Trồng răng nguyên hàm đòi hỏi kỹ thuật cao và cách chăm sóc cẩn thận hơn so với khi trồng một hay một vài răng. Do đó, trước khi thực hiện bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ có chuyên môn tư vấn điều trị.
XEM THÊM:
- Nhổ Răng Không Trồng Lại Có Sao Không? Nên Trồng Bằng Phương Pháp Nào?
- Trồng Răng Implant Có Được Bảo Hiểm Không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!