Nên Bọc Răng Sứ Loại Nào? Đặc Điểm Nổi Bật Của Từng Loại
- Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
- Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
- Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
- Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm
Các loại răng sứ nổi tiếng trên thị trường hiện nay
Bọc răng sứ là hình thức nha khoa thẩm mỹ phổ biến, giúp khách hàng lấy lại được hàm răng trắng sáng, đều đặn và nụ cười tự tin, quyến rũ. Với phương pháp nha khoa này, bác sĩ sẽ tiến hành mài mòn phần răng thật để làm cùi răng, sau đó phủ ra ngoài một lớp mão sứ tương tự phần răng thật. Để dễ dàng phân biệt, hiện nay người ta chia răng sứ ra làm 2 loại chính, đó là răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ. Cụ thể:
Răng sứ kim loại
Đối với răng sứ kim loại, phần lõi bên trong răng sứ sẽ làm từ kim loại và mão sứ bên ngoài sẽ làm từ sứ. Ưu điểm của loại răng sứ này là giá thành tương đối phù hợp với mọi đối tượng. Tuy nhiên, điểm yếu của nó là độ bền không được cao và sau một khoảng thời gian sử dụng, phần viền nướu sẽ bị đen do kim loại bên trong răng sứ bị môi trường khoang miệng oxy hoá. Răng sứ kim loại lại được chia ra thành 3 loại chính, đó là:
Răng sứ kim loại thường: Đây là loại răng sứ có mức phí rẻ nhất, phần kim loại bên trong thường được làm bằng hợp kim Ni-Cr hoặc Co-Cr. Khi bọc răng sứ này, bạn sẽ vẫn thoải mái thực hiện được các chức năng ăn nhai cơ bản, bởi răng chịu được lực tác động tương đối lớn. Tuy nhiên, phần lớp sứ bọc ngoài thường khá mỏng, nên khi có ánh sáng chiếu vào thường bị lộ ánh đen kim loại bên trong, độ thẩm mỹ không cao.
XEM THÊM: Bọc Răng Sứ Kim Loại Thường Có Nên Không.
Răng sứ kim loại Titan: Đây là loại răng sứ có lõi làm từ hợp kim Titan và lớp mão bên ngoài hoàn toàn từ sứ. Chất lượng của loại răng sứ kim loại Titan tốt hơn so với răng sứ kim loại thường, nhẹ hơn và bền hơn, độ tương thích cao hơn. Ưu điểm của loại răng này là độ bền kéo dài gấp đến 8-9 lần so với răng thật, không gây kích ứng, phù hợp với người bị dị ứng kim loại. Tuy nhiên, về cơ bản, mức độ thẩm mỹ của răng loại này chỉ ở mức tương đối và vẫn gây đen viền nướu khi dùng lâu.
CHI TIẾT: Răng Sứ Titan có mấy loại? Nên sử dụng không?
Răng sứ kim loại quý: Đúng như tên gọi, răng sứ loại này có phần lõi làm từ kim loại quý hoặc hỗn hợp kim loại quý, có thể là vàng, bạc, platin,… và bên ngoài vẫn phủ lớp sứ mỏng. Ưu điểm loại răng này là độ bền cao, duy trì lên đến 15 năm, tương thích tốt, có thể hạn chế tình trạng bị viêm nhiễm. Nhược điểm là màu sắc không được tự nhiên và mức giá sẽ bị phụ thuộc nhiều bởi giá của các kim loại quý.
Răng sứ toàn sứ
Trên thị trường hiện nay, răng sứ toàn sứ vẫn là loại răng được khách hàng ưu ái lựa chọn bởi nhiều ưu điểm như độ bền và tính thẩm mỹ cao. Phổ biến nhất trong dòng răng sứ toàn sứ là những loại như sau:
Răng toàn sứ Cercon: Là loại răng được cấu tạo từ phần lõi sứ Zirconia và lớp mão sứ 100%. Đây là loại răng toàn sứ được xem là tốt nhất hiện nay, đáp ứng được mọi nhu cầu về thẩm mỹ, độ bền và an toàn cao với người sử dụng. Với răng sứ Cercon, khách hàng có thể lựa chọn trong 16 tông màu để phù hợp với răng thật của mình nhất, không gây tình trạng ám đen và tuổi thọ có thể kéo dài lên đến 15-20 năm. Tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc Răng sứ Cercon có tốt không?
Răng sứ toàn sứ Zirconia: Phần lõi răng được làm từ sứ Zirconia và mão sứ tạo màu, có độ bền gấp tới 7 – 8 lần so với răng thật, độ chống mài mòn cao. Loại răng này thích ứng cao với cơ thể nên có thể hạn chế những kích ứng có thể xảy ra với người dùng, đảm bảo được độ trắng sáng tự nhiên, tuổi thọ lên tới 15 năm. Vậy Răng sứ Zirconia giá bao nhiêu?
Răng sứ toàn sứ Zolid: Đây là loại răng sứ thường xuyên được sử dụng trong dịch vụ bọc răng sứ hoặc trồng răng Implant. Chất liệu lõi răng vẫn là sứ Zirconia cao cấp và phủ bên ngoài là lớp sứ Zolid. Đặc tính nổi bật nhất của loại răng sứ này vẫn là trọng lượng nhẹ, có khả năng chịu lực cao, chống bám tốt và khả năng chống mài mòn cao. Chính vì vậy, nếu biết cách chăm sóc, răng sứ Zolid có thể sử dụng lên đến 20 năm.
XEM THÊM: Răng Toàn Sứ – Phân loại và Giá chi tiết.
Bạn có thể xem bảng so sánh sau:
Răng Sứ Kim Loại |
Răng Toàn Sứ |
|
Đặc Điểm | – Phần lõi từ kim loại, mảng sứ bọc bên ngoài. | – Cấu tạo từ sứ Zirconia hoặc Zolid, không có kim loại. |
Giá Cả | – Tương đối phù hợp. | – Thường đắt hơn so với răng sứ kim loại. |
Độ Bền | – Độ bền không cao. | – Độ bền cao, có thể lên đến 15-20 năm. |
Thẩm Mỹ | – Thường có vấn đề về thẩm mỹ, đen viền nướu. | – Tính thẩm mỹ cao, không gây tình trạng ám đen. |
Loại Răng Sứ Kim Loại | – Thường, Titan, Quý. | – Cercon, Zirconia, Zolid. |
Tương Thích | – Tùy thuộc vào chất liệu kim loại sử dụng. | – Tương thích cao với cơ thể, ít kích ứng. |
Tuổi Thọ | – Tuỳ thuộc vào loại kim loại và chăm sóc. | – Lên đến 15 – 20 năm, tuỳ thuộc vào loại sứ và chăm sóc. |
Màu Sắc | – Không tự nhiên, phụ thuộc vào kim loại quý. | – Tự nhiên, có thể lựa chọn từ 16 tông màu. |
TÌM HIỂU: Bọc Răng Sứ Không Kim Loại có tốt không?
Nên bọc răng sứ loại nào để đảm bảo thẩm mỹ và tuổi thọ lâu dài?
“Nên bọc răng sứ loại nào?”.
Mỗi một loại răng sứ khác nhau đều sẽ có những ưu và yếu điểm riêng. Chính vì vậy, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính của mỗi cá nhân mà có thể lựa chọn sản phẩm cho phù hợp.
Lưu ý lựa chọn dịch vụ nha khoa phù hợp với nhu cầu cá nhân
Chúng tôi đưa ra một số lời khuyên dành cho bạn trong việc lựa chọn răng sứ phù hợp:
- Nếu bạn chỉ muốn phục hình cho những chiếc răng phía trong hàm, không yêu cầu quá cao về mức độ thẩm mỹ mà đơn thuần là để dễ dàng thực hiện chức năng hàm răng thì bạn có thể sử dụng răng sứ kim loại.
- Nếu bạn chú trọng nhiều vào yếu tố thẩm mỹ cho hàm răng hoặc bạn đã và đang mắc một số bệnh lý liên quan đến răng miệng, chúng tôi khuyến cáo bạn nên sử dụng răng sứ toàn sứ. Bởi răng sứ này thường được chế tác từ vật liệu hiện đại cùng công nghệ tân tiến, an toàn lành tính hơn với cơ thể.
Một chiếc răng sứ tốt là răng sứ đáp ứng được mọi nhu cầu người dùng về thẩm mỹ, độ bền, độ tương thích, mục đích sử dụng và khả năng kinh tế. Hy vọng với những chia sẻ của Vidental, bạn đọc đã biết nên bọc răng sứ loại nào phù hợp với bản thân mình.
ĐỌC THÊM:
- Răng Sứ Kim Loại và Răng Toàn Sứ – Loại nào tốt?
- Giá Các Loại Răng Sứ Hiện Nay.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!