Tìm Hiểu Chi Tiết Các Giai Đoạn Niềng Răng Khểnh
- Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
- Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
- Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
- Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm
Các giai đoạn niềng răng khểnh là quá trình điều trị để sửa các vấn đề về răng khấp khểnh và cải thiện thẩm mỹ của răng [1]. Trong mỗi giai đoạn cụ thể, người điều trị cần đặc biệt chú ý các vấn đề vệ sinh và ăn uống để hạn chế biến chứng ngoài ý muốn xảy ra [2].
Quá trình niềng răng khấp khểnh
Niềng răng khấp khểnh là cả một quá trình dài gồm nhiều công đoạn và kỹ thuật phức tạp đòi hỏi người bệnh kiên trì. Việc nắm rõ các giai đoạn niềng răng khểnh sẽ giúp bạn hình dung được tiến trình và chuẩn bị tâm lý trước khi thực hiện. Cụ thể một quy trình niềng răng khấp khểnh gồm các giai đoạn sau:
- Giai đoạn tiền chỉnh nha
Đây là giai đoạn đầu tiên trong các giai đoạn niềng răng khểnh. Theo đó trước khi tiến hành, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe tổng quát và chụp phim cho bệnh nhân. Dựa trên những thông số thu được từ hình ảnh 3D, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng răng và xương hàm, từ đó đưa ra phác đồ điều trị tối ưu nhất. Bên cạnh đó bác sĩ cũng sẽ tư vấn loại mắc cài phù hợp với mong muốn và khả năng tài chính của từng người. Ngoài ra ở giai đoạn này người bệnh cũng sẽ được chỉ định phương pháp niềng răng cụ thể gồm: Niềng răng pha lê, niềng sắt, niềng răng mắc cài sứ,…
- Giai đoạn 3 tháng sau niềng răng
Trong giai đoạn 3 tháng đầu, bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng hoặc cắt kẽ, nong hàm tùy vào tình trạng cải thiện của từng người. Thường ở giai đoạn này, bạn sẽ chưa cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt của của răng miệng. Trừ trường hợp răng khấp khểnh nhiều thì sự thay đổi sẽ rõ ràng hơn một chút. Đây được coi là dấu hiệu tốt cho thấy giai đoạn chỉnh nha đã đạt hiệu quả tốt, răng đang vào khuôn theo đúng hướng.
- Giai đoạn 6 tháng sau niềng răng
Trong các giai đoạn niềng răng khểnh thì giai đoạn sau 6 tháng được đánh giá là có sự chuyển dịch chậm hơn các giai đoạn khác. Trong 6 tháng này, răng bạn có thể gặp phải một số hiện tượng sai lệch như răng cửa chìa ra ngoài, răng bị thừa,… Tuy nhiên người bệnh không nên lo lắng quá vì bác sĩ giỏi chuyên môn sẽ tiến hành kiểm soát tốt tình trạng này.
- Giai đoạn sau 9 tháng
Sau 9 tháng kể từ khi niềng thì quy trình niềng răng đã hoàn thành được một nửa. Lúc này hàm răng sẽ định hình khá ổn và cung xương hàm mở rộng, khớp răng hài hòa cân đối giữa hàm trên và hàm dưới.
- Giai đoạn sau 15 tháng
Hàm răng được định hình sẽ tiếp tục dịch chuyển những bước cuối cùng. Bác sĩ cũng sẽ điều chỉnh những sai lệch nhỏ nếu có để quá trình niềng răng đạt tính thẩm mỹ cao.
XEM THÊM: 8 Tác Hại Của Niềng Răng: Cảnh Báo Niềng Răng Không Uy Tín
- Giai đoạn kết thúc niềng răng
Thời điểm kết thúc niềng răng khấp khểnh ở mỗi người là khác nhau bởi điều này còn phụ thuộc vào mức độ sai lệch và đặc điểm răng của từng người. Sau khi bác sĩ kiểm ra và nhận thấy hàm răng đã hoàn toàn ổn định thì sẽ chỉ định tháo mắc khí cụ chỉnh nha.
Đồng thời bác sĩ cũng sẽ có những dặn dò sau niềng răng về chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng, đảm bảo quá trình chỉnh nha đạt được kết quả tối ưu nhất.
- Giai đoạn đeo hàm duy trì sau điều trị
Sau khi tháo niềng, xương hàm và răng chưa hoàn toàn tích hợp vì vậy việc đam hàm duy trì là hết sức cần thiết để đảm bảo độ ổn định. Cụ thể sau 6 tháng tháo niềng bạn phải đeo hàm duy trì 24/24, sau đó chỉ cần đeo vào buổi tối. Việc đeo hàm duy trì bao lâu sẽ tùy thuộc vào sự chỉ định của bác sĩ.
Các giai đoạn niềng răng khểnh và lưu ý cần thiết
Để quá trình niềng răng khểnh đạt được hiệu quả như mong muốn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau khi thực hiện:
- Lựa chọn đơn vị Nha Khoa uy tín, có cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để đảm bảo an toàn.
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm từ sữa như phô mai, bơ mềm, đồ ăn từ trứng, đồ chế biến từ ngũ cốc và các loại rau, củ quả xanh.
- Hạn chế bánh kẹo, các loại đường, rượu bia, thức ăn nhanh vì chúng có thể làm phát triển axit và các mảng bám gây bệnh sâu răng.
- Tái khám răng miệng định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo có một hàm răng đẹp, khỏe mạnh.
Trên đây toàn bộ các giai đoạn niềng răng khểnh. Để quá trình niềng răng này sớm đạt được hiệu quả người bệnh nên tìm đến những cơ sở nha khoa uy tín và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
BÀI VIẾT HAY:
- Niềng Răng Trước Và Sau Khác Biệt Như Thế Nào? Lưu Ý Cần Biết
- Niềng Răng Bị Tụt Lợi: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất
Cơ sở chính: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Chi nhánh Sài Gòn 1: 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM
Chi nhánh Sài Gòn 2: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!