Răng Lung Lay Khi Niềng Có Nguy Hiểm Không? Cần Xử Lý Thế Nào?
- Bác sĩ CKII chuyên khoa Răng Hàm Mặt
- 1 trong 10 bác sĩ ĐẦU TIÊN tại Hà Nội đạt chứng chỉ Invisalign
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa - Cấp tại Los Angeles
- Chủ tịch Hiệp hội Nha khoa tư nhân Việt Nam
- Thành viên BCH Hiệp hội Nha chu Việt Nam
- Đại sứ thương hiệu Mylis Arrow Implants System
Răng lung lay khi niềng có thể gây ra một số vấn đề nhưng không quá nghiêm trọng tới sức khỏe. Dưới đây là một số điều cần lưu ý:
- Nguyên nhân của răng lung lay khi niềng: Thường xảy ra do sự lực siết trong quá trình điều chỉnh răng về đúng vị trí. Tình trạng này còn có thể xảy ra chưa điều trị dứt điểm bệnh lý nha khoa, chăm sóc răng sai cách hay bản chất nền răng yếu [1]
- Ảnh hưởng của răng lung lay khi niềng: Răng lung lay có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của quá trình niềng răng. Điều này có thể làm giảm tính thẩm mỹ hoặc gây khó khăn trong việc ăn nhai [2].
- Cách xử lý tình trạng: Khi gặp tình trạng răng lung lay khi niềng, việc thăm khám và nhận tư vấn của bác sĩ nha khoa là cần thiết. Họ có thể đề xuất các biện pháp điều trị phù hợp để cải thiện tình trạng [3].
Nguyên nhân răng bị lung lay khi niềng
Tình trạng răng bị lung lay khi niềng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Chỉnh nha không đúng kỹ thuật: Thực hiện niềng răng đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ. Nếu quá trình niềng không được thực hiện đúng kỹ thuật, có thể tạo ra áp lực không đồng đều lên răng, dẫn đến tình trạng lung lay.
- Không xử lý các tình trạng răng miệng trước khi niềng: Cần bắt buộc xử lý các vấn đề nha khoa như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu,… trước khi niềng. Nếu không răng sẽ yếu dần trong quá trình niềng và dẫn đến bị lung lay.
- Chăm sóc răng niềng không đúng cách: Các thói quen ăn uống không đúng, nhai đá hoặc dùng răng để cắn vật cứng có thể tạo áp lực lớn lên răng.
- Do răng yếu: Chân răng yếu cũng là một nguyên nhân khiến chúng dễ bị lung lay khi chịu áp lực từ quá trình niềng.
Xem thêm Tác Hại Của Niềng Răng Sai Kỹ Thuật Tại Đây!
Răng lung lay khi niềng có nguy hiểm không?
Răng lung lay khi niềng là vấn đề nghiêm trọng mà bệnh nhân không nên chủ quan. Đây là một biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Nếu không có biện pháp xử lý triệt để sẽ dẫn đến một số hệ lụy sau:
- Thay đổi kết quả chỉnh nha: Răng lung lay có thể làm thay đổi kết quả cuối cùng của quá trình chỉnh nha, làm răng dịch chuyển lệch hướng nên kém thẩm mỹ. Bên cạnh đó còn gây các cơn đau nhức, ê buốt rất khó chịu.
- Tụt lợi hở chân răng: Răng lung lay khi niềng thường gây ra tình trạng tụt lợi và hở chân răng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn và mảng bám phát triển gây viêm nướu hay sâu răng.
- Chết tủy hoặc hoại tử tủy: Răng lung lay khi niềng do bác sĩ siết hàm quá mạnh khiến các mạch máu xung quanh tủy bị chết đột ngột kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Áp lực quá mạnh từ quá trình có thể gây chết tủy hoặc hoại tử tủy răng.
- Ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai: Răng lung lay, lỏng lẻo gây khó khăn cho việc nhai và nghiến nát thức ăn. Về lâu dài, làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe cơ thể.
- Nguy cơ rụng răng: Răng lung lay dẫn đến việc răng trở nên yếu và có nguy cơ bị rụng răng cao hơn.
- Một số biến chứng khác: Ngoài các vấn đề trực tiếp liên quan đến răng, răng lung lay còn có thể gây ra nhiều biến chứng khác như đau khớp thái xương, tiêu xương răng và các vấn đề khác về cấu trúc xương hàm.
Cung cấp các giải pháp Niềng Răng chuẩn quốc tế
Cách xử lý răng bị lung lay khi niềng hiệu quả
Tình trạng răng lung lay trong quá trình chỉnh nha cần được phát hiện và xử lý sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau. Dựa vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân, nha sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị triệt để, cụ thể như sau:
- Tháo niềng và điều trị bệnh lý nha khoa
Trong trường hợp răng bị lung lay do các vấn đề nha khoa, việc tháo niềng để kiểm tra và xử lý là cần thiết. Điều này giúp bạn đảm bảo được tình trạng sức khỏe răng miệng ở trạng thái tốt và quá trình chỉnh nha sẽ đạt hiệu quả như mong muốn.
- Điều chỉnh lực siết răng
Các chuyên gia nhận định, 80% răng lung lay khi niềng đều do lực siết hàm quá mạnh khiến chân răng suy yếu. Chính vì vậy, để giảm áp lực lên răng, bác sĩ cần điều chỉnh lực siết sao cho phù hợp nhất với từng giai đoạn chỉnh nha.
- Nhổ răng
Trong trường hợp nghiêm trọng, răng bị lung lay không thể giữ lại thì việc nhổ răng sẽ được bác sĩ cân nhắc thực hiện. Thường áp dụng nhổ răng vị trí số 4 hoặc số 5 để đảm bảo sinh hoạt ăn uống không bị ảnh hưởng nhiều.
Những lưu ý để ngăn ngừa răng bị lung lay khi niềng
Bác sĩ sẽ hướng dẫn người niềng răng cách chăm sóc răng miệng tại nhà. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ để đảm bảo quá trình dịch chuyển răng diễn ra thuận lợi nhất. Một số vấn đề mà bạn cần ghi nhớ bao gồm:
- Vệ sinh răng miệng: Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải chuyên dụng cho người niềng răng. Không quên sử dụng máy tăm nước để làm sạch kẽ răng trước khi chải răng. Tốt nhất nên dùng bàn chải điện bởi chúng có nhiều chức năng phù hợp với răng niềng, không gây tổn thương mô nướu và tránh tình trạng hỏng mắc cài.
- Ăn uống khoa học: Hạn chế thức ăn và đồ uống có thể làm hư răng và mắc cài như các thực phẩm cứng, dẻo hay nhai thức ăn mạnh để tránh áp lực lớn lên răng.
- Khắc phục thói quen xấu: Kiểm soát các thói quen xấu như nghiến răng, nhai cắn vật cứng, cắn móng tay,… để răng không phải hoạt động mạnh khi niềng.
- Tái khám định kỳ: Tái khám răng định kỳ theo chỉnh định của bác sĩ chuyên khoa, với niềng răng mắc cài là 1 tháng/lần và niềng răng Invisalign là 2 tháng/lần. Điều này giúp nha sĩ kiểm soát được lực siết răng, từ đó điều chỉnh sao cho phù hợp với từng giai đoạn.
Bài viết trên, chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ thông tin bao gồm nguyên nhân, tác hại, cách xử lý và khắc phục tình trạng răng lung lay khi niềng. Nhìn chung, vấn đề này xuất phát do kỹ thuật niềng sai cách và chế độ chăm sóc không phù hợp. Đây đều là các nguyên nhân chủ quan mà bệnh nhân có thể khắc phục được. Niềng răng là một quá trình dài, đòi hỏi tay nghề cao của bác sĩ và sự kiên trì của người bệnh. Do đó bạn nên lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín và xây dựng kế hoạch chăm sóc răng niềng hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất.
Cơ sở chính: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Chi nhánh Sài Gòn 1: 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM
Chi nhánh Sài Gòn 2: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!