Răng Trám Có Niềng Được Không? Chuyên Gia Giải Đáp
- Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
- Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
- Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
- Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm
Bạn đang tìm kiếm phòng khám nha khoa để Niềng Răng, tham khảo ngay dịch vụ tại Nha Khoa ViDental
Với thắc mắc răng trám có niềng được không, chuyên gia khẳng định là CÓ vì bác sĩ sẽ thiết kế lực kéo từ khí cụ vừa đủ, đảm bảo an toàn, tránh gây sứt mẻ hay ảnh hưởng xấu đến răng. Thông thường bác sĩ sẽ đánh giá kỹ lưỡng trước khi tiến hành niềng để tránh làm hỏng miếng trám [1].
Các yếu tố cần lưu ý khi niềng răng trám bao gồm thời điểm trám răng (nên trám trước khi niềng), lựa chọn vật liệu trám (composite hoặc sứ), và chọn phương pháp niềng phù hợp (niềng răng trong suốt hoặc mắc cài sứ có thể là lựa chọn tốt) [2].
Răng trám có niềng được không?
Không ít người thắc mắc răng trám có niềng được không. Câu trả lời là RĂNG TRÁM VẪN NIỀNG ĐƯỢC. Lực kéo từ khí cụ niềng răng được thiết kế để điều chỉnh vị trí răng một cách an toàn, mà không gây hại đến các răng đã trám. Vật liệu trám răng hiện nay như composite và sứ cao cấp có độ bền và độ cứng cao, do đó ít bị ảnh hưởng bởi lực niềng.
Tuy nhiên nếu khí cụ niềng răng không được điều chỉnh phù hợp, có thể gây nứt hoặc làm hỏng vết trám. Bác sĩ cần phải xác định kỹ lưỡng tình trạng răng miệng của bạn để đưa ra phương pháp niềng răng phù hợp, đảm bảo an toàn cho răng trám.
XEM THÊM: Răng Sâu Có Niềng Được Không? Cách Xử Lý Răng Sâu Trước Khi Niềng
Lưu ý khi niềng răng đã trám
Răng trám vẫn niềng được nhưng bạn cần thận trọng để đảm bảo hiệu quả và tránh tác dụng phụ:
Thời điểm trám răng
Việc trám răng nên được thực hiện trước khi tiến hành niềng răng. Điều này giúp bảo vệ răng thật khỏi sâu răng hoặc viêm tủy, đặc biệt quan trọng đối với các răng có vấn đề trước đó. Nếu bạn trám răng sau khi niềng, lực kéo từ dây cung và mắc cài có thể khiến miếng trám dễ bị bong tróc hoặc nứt vỡ.
Lựa chọn vật liệu trám
Chọn loại vật liệu trám bền và chắc chắn như Composite hoặc sứ sẽ giúp miếng trám có khả năng chịu lực tốt trong suốt quá trình niềng răng. Những loại vật liệu này không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn có độ bền cao, giúp hạn chế nguy cơ nứt hoặc vỡ miếng trám khi chịu lực.
Vị trí răng trám
Nếu răng trám nằm ở vị trí chịu lực mạnh trong quá trình niềng, có thể tăng nguy cơ nứt hoặc bong miếng trám. Do đó, bác sĩ sẽ cần đánh giá kỹ vị trí của răng trám và đưa ra những tư vấn phù hợp nhằm bảo vệ miếng trám trong suốt quá trình chỉnh nha.
Phương pháp niềng răng
Một số phương pháp niềng răng sử dụng lực kéo mạnh hơn, chẳng hạn như niềng răng mắc cài kim loại. Trong trường hợp này, cần chọn phương pháp niềng răng phù hợp, tránh tình trạng miếng trám bị hỏng do lực kéo quá mạnh. Phương pháp niềng răng trong suốt hoặc mắc cài sứ có thể là lựa chọn tốt hơn cho những răng đã trám.
ĐỪNG BỎ QUA: So Sánh Các Loại Niềng Răng Phổ Biến Và Hiệu Quả Tốt Hiện Nay
Cách chăm sóc khi niềng răng trám
Để đạt được kết quả tốt khi niềng răng trám, bạn cần chăm sóc đúng cách:
- Dùng bàn chải mềm hoặc bàn chải kẽ, đánh răng ít nhất 2 – 3 lần/ngày sau bữa ăn.
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và mảng bám, đồng thời dùng máy tăm nước để làm sạch kỹ hơn các vị trí khó tiếp cận, kết hợp nước súc miệng diệt khuẩn.
- Ăn thực phẩm mềm như cháo, sữa, trứng, rau củ nấu nhừ, tránh đồ cứng, giòn như kẹo cứng, đá viên, thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.
- Tuân thủ lịch tái khám để bác sĩ kiểm tra, điều chỉnh mắc cài và theo dõi quá trình điều trị.
Tóm lại, răng trám có niềng được không phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của răng và phương pháp niềng. Với sự phát triển của công nghệ nha khoa hiện đại, việc niềng răng trên răng đã trám hoàn toàn khả thi và an toàn. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, bạn cần thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Tuân thủ việc chăm sóc răng miệng và tái khám định kỳ cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn đạt kết quả tốt nhất sau quá trình niềng răng.
Cơ sở chính: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Chi nhánh Sài Gòn 1: 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM
Chi nhánh Sài Gòn 2: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!