Mòn Men Răng – Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị
Mòn men răng là một trong những vấn đề thường gặp, khiến răng trở nên nhạy cảm, đặc biệt là khi ăn uống. Khi tình trạng này kéo dài, không có giải pháp khắc phục kịp thời sẽ gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Mòn men răng là hiện tượng gì? Nhận biết thế nào?
Men răng là lớp màng phủ bên ngoài răng, giữ vai trò bảo vệ phần ngà răng nhạy cảm nằm ở bên trong. Mòn men răng là tình trạng lớp bảo vệ này bị bào mòn, khiến phần ngà răng bên trong lộ ra. Điều này vừa gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, vừa ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai cùng nhiều vấn đề nguy hiểm khác.
Bạn có thể nhận biết tình trạng men răng bị mòn thông qua một số dấu hiệu điển hình như:
- Răng trở nên nhạy cảm hơn, đặc biệt khi ăn các loại đồ ngọt, đồ ăn nóng hoặc lạnh.
- Khi men bị mòn, ngà răng lộ ra bên ngoài có thể khiến răng chuyển sang màu vàng.
- Các vết nứt xuất hiện trên bề mặt răng, cạnh của răng không đều, đôi khi hơi thô ráp.
- Mòn men răng ở mức độ nặng có thể gây ra các vết lõm trên bề mặt răng.
- Tạo điều kiện cho sâu răng phát triển dẫn đến áp xe răng hoặc nhiễm trùng vô cùng đau đớn.
Một số nguyên nhân khiến men răng hư hại
Tình trạng mòn men răng có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể:
Nguyên nhân do hoạt động cơ học
Một số thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng men răng bị mòn:
- Các hoạt động ăn nhai khiến men răng bị mòn, thường gặp ở người cao tuổi.
- Thường xuyên sử dụng thực phẩm có đường, giàu tinh bột, đồ uống có tính axit sẽ từ từ bào mòn men răng.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách như sử dụng bàn chải quá cứng hoặc chải răng sai cách.
- Người có thói quen xấu như cắn móng tay, nhai vật cứng, dùng răng mở nút chai… cũng sẽ gây mòn men răng.
Xem thêm: Răng Nhiễm Màu Kháng Sinh: Cách Nhận Biết Và Khắc Phục
Mòn men răng do yếu tố bệnh lý
Ngoài những nguyên nhân do hoạt động cơ học, yếu tố di truyền cũng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng men răng. Bên cạnh đó, men răng có thể bị mòn do ảnh hưởng của những bệnh lý sau:
- Bệnh khô miệng: Ở người mắc bệnh này, lượng nước bọt tiết ra ít sẽ khiến acid bám trên răng lâu hơn, làm gia tăng nguy cơ mòn răng gấp nhiều lần.
- Tật nghiến răng khi ngủ: Dẫn đến tình trạng mòn mặt nhai của răng hàm.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Ở người mắc bệnh này, axit trào lên có cơ hội tiếp xúc với bề mặt răng gây mòn răng.
- Một số bệnh lý khác: Thiểu sản men, các bệnh lý ảnh hưởng đến quá trình khoáng hoá, bệnh lý gây ra sự ma sát quá mức giữa hai hàm răng, bệnh liên quan đến khớp hàm như đau mỏi khớp, kêu khớp… là những nguyên nhân khiến men răng mềm và dễ vỡ hơn bình thường.
Tham khảo: Răng Sứ Kim Cương Là Gì, Chất Lượng Có Tốt Không?
Gợi ý phương pháp điều trị men răng mòn hiệu quả
Do men răng không chứa tế bào sống nên khi xuất hiện tổn thương sẽ không thể tự hồi phục và sửa chữa. Bên cạnh đó, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng như răng bị xỉn màu, ố vàng, nhạy cảm, nguy cơ sâu răng, nứt gãy răng và nghiêm trọng hơn là viêm tủy dẫn đến mất răng.
Bởi vậy khi xuất hiện những dấu hiệu của mòn men răng, bạn cần thăm khám tại các phòng khám nha khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời. Tùy tình trạng bệnh ở mức độ nặng hay nhẹ mà các giải pháp điều trị gồm có:
Điều trị mòn răng nhẹ
Tình trạng men răng bị mòn ở mức độ nhẹ có thể được khắc phục thông qua một số biện pháp điều trị và chăm sóc đơn giản. Việc bạn cần làm là tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ với một số gợi ý được khuyến cáo như:
- Bổ sung fluor: Fluor là khoáng chất cần thiết, giúp bảo vệ răng luôn chắc khỏe. Tùy theo mức độ mòn răng mà bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng fluor ở dạng nước súc miệng, gel bôi hoặc dùng các loại thuốc, nước uống chứa khoáng chất này.
- Máng nhai ban đêm: Với những bệnh nhân bị mòn răng với nguyên nhân do tật nghiến răng, rối loạn khớp thái dương hàm, đây là phương pháp thường được chỉ định. Theo đó, máng nhai chính là khí cụ bằng nhựa có hình dạng của 1 hàm răng, rỗng bên trong giúp bao bọc toàn bộ cung răng.
- Trám răng: Đây cũng là phương pháp phổ biến, áp dụng trong trường hợp mòn men răng ở mức độ nhẹ. Bác sĩ sẽ sử dụng các vật liệu như GIC, composite,… để trám lên vùng men răng bị mài mòn. Điều này sẽ tạo nên lớp màng bảo vệ ngà răng, giảm tình trạng ê buốt, đau nhức khi ăn uống cũng như che đi các vết ố vàng trên răng. Trong trường hợp mòn răng cửa, bạn có thể lựa chọn giữa trám răng thẩm mỹ và một số phương pháp phục hình răng khác.
Tìm hiểu ngay: Răng Sứ Chrome Cobalt: Ưu, Nhược Điểm Và Lưu Ý Khi Thực Hiện
Điều trị mòn men răng nặng
Khi men răng bị mòn nhưng không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ tiến triển và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Lúc này, các phương pháp điều trị sẽ phức tạp và tốn kém hơn gồm:
- Bọc răng sứ: Đây là phương pháp giúp để bảo vệ phần răng thật bên trong với hiệu quả cao. Để thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng mão sứ chụp lên cùi răng thật đã được mài nhỏ. Bọc răng sứ không chỉ giúp răng phục hồi hình dạng, kích thước mà còn cải thiện màu sắc, chức năng, thẩm mỹ cho răng.
- Lấy tủy răng: Với những trường hợp mòn men răng nặng dẫn đến biến chứng viêm tủy răng, bác sĩ sẽ tiến hành lấy tủy trước khi bọc răng sứ. Đây là thủ thuật khá phức tạp nên bệnh nhân sẽ cần thực hiện từ 1 – 2 lần. Sau khi loại bỏ tủy răng, bác sĩ sử dụng gutta percha để trám bít khoáng tủy và đắp mão sứ lên trên để bảo vệ cùi răng thật.
Gợi ý địa chỉ điều trị men răng bị mòn uy tín hiện nay
Để điều trị mòn men răng hiệu quả, việc lựa chọn một địa chỉ uy tín, chất lượng là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số gợi ý hàng đầu mà bạn đọc có thể tham khảo:
Trung tâm nha khoa điều trị ViDental tại Hà Nội
Trung tâm nha khoa điều trị ViDental là nơi hội tụ của các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu về răng hàm mặt, chuyên khám, chẩn đoán và điều trị chuyên sâu các bệnh lý nha khoa cho mọi đối tượng khách hàng.
Tại đây được trang bị hệ thống máy móc và công nghệ hiện đại, nổi bật gồm máy chụp X-Quang toàn cảnh Panorex, công nghệ quét dấu răng iTero 5D, lấy dấu mẫu hàm Scan 3D, thiết kế răng sứ CAD/CAM 3D giúp hỗ trợ tốt nhất việc điều trị các bệnh lý về răng hàm mặt hay làm răng thẩm mỹ.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ trung tâm: Lô 14, khu đấu giá Tân Triều, thuộc phường Thanh Trì, Quận Hà Đông, Hà Nội.
- Số điện thoại: 0987.933.309.
Xem thêm: Tìm Hiểu Công Nghệ DSD Thiết Kế Nụ Cười: Lợi Ích, Quy Trình Thực Hiện
Phòng khám nha khoa Kim ở Hà Nội
Đây là hệ thống nha khoa lớn với hơn 20 chi nhánh tại nhiều tỉnh thành từ Nam ra Bắc. Trong đó, chi nhánh tại Hà Nội được đầu từ về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Phòng khám chuyên thăm khám, kiểm tra, tư vấn và điều trị các bệnh lý răng miệng thường gặp, trong đó có mòn men răng. Tất cả các khách hàng đến với nha khoa Kim đều được tư vấn dịch vụ bởi đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm, chuyên môn cao.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Số 162a P. Tôn Đức Thắng, Hàng Bột thuộc quận Đống Đa, TP Hà Nội.
- Số điện thoại: 0287.308.6899.
Phòng khám nha khoa Việt Đức tại TP Đà Nẵng
Nha khoa Việt Đức có lịch sử hoạt động lâu đời, là một trong những địa chỉ chuyên điều trị các vấn đề về răng miệng và nha khoa thẩm mỹ uy tín tại Đà Nẵng. Tại đây có đội ngũ bác sĩ với trình độ chuyên môn cao, hơn 15 năm công tác trong lĩnh vực nha khoa và đặc biệt luôn tận tâm với người bệnh.
Bên cạnh đó, phòng khám không ngừng đổi mới, tập trung đầu tư vào hệ thống cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị y tế nhằm kiến tạo một địa chỉ đạt chất lượng cao. Việc đổi mới này giúp khách hàng có trải nghiệm dịch vụ nha khoa an toàn, chất lượng, hiệu quả.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Số 92 Yên Bái, Hải Châu, Đà Nẵng.
- Số điện thoại: 0236.3833.233.
Phòng khám nha khoa Anna tại TP HCM
Phòng khám nha khoa Anna hoạt động với phương châm nụ cười đẹp cho cuộc sống tốt hơn. Bởi thế mà tại đây thường xuyên cập nhật những trang thiết bị mới nhất, nỗ lực mang đến cho khách hàng các dịch vụ nha khoa đảm bảo an toàn, chất lượng. Khi thăm khám, điều trị men răng bị mòn tại địa chỉ nha khoa này, bạn sẽ được đội ngũ bác sĩ, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trực tiếp thực hiện.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Số 28-30 đường 3/2 thuộc phường 12, quận 10, TP Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 1800.2072.
Phòng khám nha khoa Parkway
Nha khoa Parkway là địa chỉ chuyên thăm khám, điều trị các bệnh lý về răng miệng cũng như phục vụ nhu cầu nha khoa thẩm mỹ của khách hàng.
Tại đây, hệ thống trang thiết bị được kiểm định nghiêm ngặt bởi Bộ Y tế trước khi đưa vào hoạt động. Ngoài ra, phòng khám có chi phí điều trị hợp lý cùng chính sách bảo hành lâu dài sẽ đem lại sự yên tâm cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Số 431B Đ. Lê Văn Việt, Tăng Nhơn Phú A thuộc quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Số điện thoại: 028.9999.8059.
Có thể bạn quan tâm: Tìm Hiểu Công Nghệ CAD/CAM/CNC Trong Nha Khoa
Giải pháp phòng ngừa mòn men răng
Mặc dù men răng bị mòn không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng cũng gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống. Để phòng ngừa mòn men răng hiệu quả, bạn cần chú ý nhiều hơn đến thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày như:
- Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối, mỗi lần 2 phút, không chải răng quá mạnh để làm giảm áp lực lên men răng, mô nướu.
- Sử dụng bàn chải có phần lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor để làm sạch răng.
- Sau khi đánh răng, nên sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám còn sót lại.
- Uống nhiều nước trong ngày, đặc biệt giữa các bữa ăn để kích thích khoang miệng tiết nước bọt. Nếu bạn đang sử dụng một số loại thuốc gây khô miệng, nên uống khoảng 2.5 lít nước/ngày sẽ góp phần ngăn tình trạng mòn răng và sâu răng.
- Hạn chế dung nạp các loại đồ ăn, thức uống có chứa axit. Nếu sử dụng cần súc miệng thật kỹ sau khi ăn bằng nước, sữa hoặc nước súc miệng có chứa fluor.
- Sử dụng kẹo cao su không đường sau các bữa ăn để trung hòa axit do vi khuẩn bài tiết, đồng thời hỗ trợ làm sạch thức ăn thừa và mảng bám trên bề mặt răng. Đây cũng chính là cách thức giúp kích thích khoang miệng tăng tiết nước bọt và giảm chứng khô miệng hiệu quả.
- Khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần giúp hiện sớm các vấn đề liên quan đến răng hàm mặt.
Mòn men răng hoàn toàn có thể ngăn chặn được bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý và thay đổi thói quen chăm sóc vệ sinh răng miệng hàng ngày. Trong trường hợp nhận thấy xuất hiện những dấu hiệu của hiện tượng này, bạn cần thăm khám sớm để được tư vấn điều trị hiệu quả nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!