Sún Răng Cửa Là Gì, Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ nội trú ĐH Y Hà Nội – Phạm Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
  • Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
  • Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
  • Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm

Sún răng cửa là tình trạng răng trẻ bị mất lớp men răng, gây ra bởi những nguyên nhân như vệ sinh sai cách, ăn uống không khoa học hoặc tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Răng cửa bị sún gây đau nhức răng, ăn nhai kém và tiềm ẩn nguy cơ rụng răng cao. Khắc phục tình trạng răng cửa bị sún, cha mẹ nên cho bé thăm khám bác sĩ để được điều trị đúng cách.

Sún răng cửa là gì?

Sún răng cửa hay còn gọi là sún các răng phía trước, thể hiện tình trạng răng trẻ bị mất lớp men răng làm răng bị mủn đen và tiêu dần đi. Lâu ngày sẽ làm giảm thể tích thân răng sữa, thậm chí chỉ còn chân răng sữa.

Sún răng cửa thường hay gặp ở trẻ 1 – 3 tuổi và không gây cảm giác đau nhức cho bé . Răng bị sún sẽ có màu đen hoặc nâu có diện tích rộng nên thường gây mất thẩm mỹ cho hàm răng của trẻ. Sún răng cửa có tốc độ độ lan rộng nhanh chóng tới các răng khác bên trong hàm nếu không được kiểm soát. Cuối cùng, hàm răng sữa của trẻ chỉ còn lại những mỏm răng nhỏ nằm sát lợi, gây ảnh hưởng tới việc ăn nhai, nói chuyện của trẻ.

Sún răng cửa thường xảy ra phổ biến ở trẻ 1 – 3 tuổi
Sún răng cửa thường xảy ra phổ biến ở trẻ 1 – 3 tuổi

Nguyên nhân khiến trẻ sún răng cửa

Theo các bác sĩ nha khoa cho biết, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sún răng cửa, trong đó điển hình nhất có thể liệt kê các yếu tố chính sau đây:

  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ sai cách: Răng cửa là vị trí dễ bị sún răng nhất nếu răng của trẻ không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách. Trẻ nhỏ tuổi ba mẹ thường bỏ qua việc chải răng hàng ngày của con, khiến các vi khuẩn có trong thức ăn tích tụ và phát triển trong khoang miệng, gây ra tình trạng răng cửa bị sún.
  • Do chế độ ăn uống: Bệnh lý sún răng thường gặp khi trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt,  đồ ăn sấy khô. Lượng đường quá lớn trong các loại thực phẩm này chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng răng cửa trẻ bị sún.Khi chất đường không được loại bỏ sạch sẽ dễ bám dính lên bề mặt răng và tạo ra axit mài mòn men răng. Từ đó vi khuẩn gây sún răng sẽ có cơ hội tấn công men răng phá vỡ lớp vỏ bên ngoài, rồi dần phá hỏng cấu trúc bên trong tới ngà răng và tủy răng sữa.
  • Do bản chất răng của trẻ: Nhiều mẹ khi mang thai sử dụng các loại thuốc kháng sinh như:  Tetracycline, Doxycycline cũng khiến răng trẻ cũng yếu, dễ bị tổn thương. Hoặc một số trường hợp khi mới sinh ra trẻ phải uống, tiêm các loại thuốc kháng sinh liều nặng cũng làm giảm độ chắc khỏe của răng sữa, dễ làm răng bị sún.

Qua những thông tin trên ba mẹ có thể thấy rằng tình trạng bé bị sún răng cửa rất dễ xảy ra và xuất phát từ thói quen chủ quan trong sinh hoạt. Do đó để tránh gặp phải bệnh lý này, hãy chú ý những vấn đề đã đề cập để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công làm răng cửa của trẻ bị sún.

Sún răng có nguy hiểm không?

Hiện tượng sún răng cửa rất thường gặp, nên nhiều bố mẹ không quan tâm và cho rằng khi các răng vĩnh viễn mọc lên là sẽ ổn, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nếu tình trạng sún răng cửa không được phát hiện sớm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Trẻ bị sún răng cửa kéo dài làm trẻ bị đau nhức răng, rụng răng và thậm chí là nhiễm trùng răng cửa. Nếu trẻ bị sún 2 răng cửa sẽ gây ra những ảnh hưởng như:

Ảnh hưởng chức năng ăn nhai

Khi trẻ bị sún răng cửa nghiêm trọng, phần ngà răng lộ sẽ bị ra ngoài gây hiện tượng đau nhức cho trẻ. Việc này ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển cơ thể của trẻ do răng đau khiến trẻ quấy khóc và biếng ăn hơn so với những đứa trẻ khác.

Răng cửa bị sun ảnh hưởng chức năng ăn nhai của trẻ
Răng cửa bị sun ảnh hưởng chức năng ăn nhai của trẻ

Trong một số trường hợp nếu răng sữa bị ăn mòn diện tích lớn, chỉ còn phần thân răng mà chưa đến giai đoạn thay răng sẽ gây khó khăn cho việc cắn đứt, ăn nhai thức ăn của trẻ. Hơn hết tình trạng này còn khiến dạ dày của trẻ hoạt động kém hơn, dễ mắc các bệnh về tiêu hóa.

Phát âm không rõ

Những chiếc răng cửa sún đen không chỉ làm mất thẩm mỹ. mà còn gây ra vấn đề về khả năng phát âm của trẻ. Bé từ 1 – 2 tuổi đang trong giai đoạn hình thành ngôn ngữ và giọng nói nên việc phát âm chuẩn ở trẻ rất quan trọng. Nhưng khi răng cửa của trẻ bị sún sẽ khiến bé có thể khó phát âm chính xác và có nguy cơ bị nói ngọng. Đặc biệt là việc học ngoại ngữ của trẻ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Vì vậy, ba mẹ cần phòng ngừa tình trạng răng cửa bị  sún ở trẻ để không ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp sau này.

Ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn

Bé bị sún răng cửa gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng của trẻ, nhất là khi làm xáo trộn quá trình mọc răng vĩnh viễn. Bởi răng sữa có mối liên kết chặt chẽ với răng vĩnh viễn răng cửa rụng đi sẽ nhường lại đúng vị trí đó trên cung hàm cho chiếc răng vĩnh viễn mọc lên. Quá trình thay răng sẽ bắt đầu khi trẻ 5 tuổi và kết thúc khi 12 tuổi.

Vì vậy, nếu răng sữa rụng quá sớm sẽ khiến các răng bên cạnh dịch chuyển sai vị trí trên cung hàm. Sau đó răng vĩnh viễn mọc lên sẽ có xu hướng mọc lệch lạc, nghiêng vẹo. Thậm chí tình trạng sún răng ở mức độ nghiêm trọng còn có thể làm sai lệch thời gian mọc răng vĩnh viễn ở trẻ.

Bệnh lý khác

Khi bị sún răng cửa, bé dễ dàng mắc phải những nguy cơ bệnh lý liên quan khác như: viêm họng, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa,… Thậm chí nếu trẻ lười ăn còn có thể khiến cân nặng bị sút và giảm sức đề kháng cho cơ thể.

Ngoài ra, khi răng cửa bị sún sẽ tạo môi trường lý tưởng để có nhiều vi khuẩn có hại tấn công phá hủy, gây viêm vùng nướu. Nguy hiểm hơn còn có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn răng lợi trong khoang miệng.

Có thể thấy tình trạng sún răng cửa gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe răng miệng của bé. Chính vì thế, bố mẹ hãy lưu ý theo dõi và chăm sóc răng miệng cho trẻ từ sớm. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở vùng răng nướu trẻ, ba mẹ cần thực hiện điều trị sớm để tránh những biến chứng về sức khỏe không đáng có.

Sún răng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng của trẻ
Sún răng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng của trẻ

Cách trị sún răng cửa an toàn hiệu quả

Răng cửa của trẻ bị sún phải làm sao? Điều quan trọng với ba mẹ lúc này là tìm ra hướng phương pháp xử lý càng sớm càng tốt trước khi bệnh lý này trở nên phức tạp. Bạn có thể tham khảo một số cách trị răng cửa bị sún dưới đây:

Chữa sún răng cửa tại nhà

Ba mẹ có thể khắc phục và kiểm soát tình trạng trẻ bị sún răng của bằng một số mẹo tại nhà thực hiện rất đơn giản và hiệu quả.

Cho trẻ ngậm nước muối hàng hàng

Đây là cách chữa các bệnh lý về răng miệng được sử phổ biến bởi nguyên liệu rất đơn giản. Bạn có thể tìm kiếm muối ở bếp của bất cứ căn nhà nào. Để điều trị sún răng ở trẻ, ba mẹ thực hiện như sau:

  • Pha ½ thìa cafe muối tinh với 150ml nước vừa đủ.
  • Mỗi sáng và tối sau khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cho trẻ ngậm một ngụm nước muối loãng để loại bỏ mọi vi khuẩn còn sót lại trên răng. Lưu ý không để trẻ ngậm quá lâu và sau khi ngậm cần súc miệng thật sạch lại với nước trắng.
  • Phương pháp này rất an toàn cho trẻ nhỏ nên ba mẹ có thể yên tâm.

Chữa sún răng bằng lát lốt

Đây là bài thuốc giúp giảm cơn đau nhức do bệnh sún răng cửa gây ra cho trẻ rất hiệu quả. Theo nghiên cứu trong lá lốt có thành phần Benzyl Axetat và Beta-caryophylen có tính kháng khuẩn rất tốt. Nếu trẻ mới chớm bị sún răng ba mẹ hoàn toàn có thể áp dụng để bảo vệ hàm răng sữa chắc khỏe của con.

Chữa sún răng bằng lát lốt
Chữa sún răng bằng lát lốt

Hướng dẫn thực hiện:

  •         Xay nát một ít rễ lá lốt với một ít muối tinh sau đó lấy rây lọc lấy nước cốt.
  •         Dùng tay đã sửa sạch hoặc tăm bông để thấm dung dịch trên vào răng cửa bị sún ở trẻ.

Đến nha khoa chữa sún răng cửa cho trẻ

Phương pháp điều trị tại nhà đều có những hiệu quả nhất định với bệnh sún răng cửa ở trẻ. Nhưng việc thực hiện cần phải có sự kiên trì và chỉ phù hợp với những trẻ bị sún răng ở mức độ nhẹ. Nếu răng của bé đã bị tiêu gần hết và gần vào lợi, lộ tủy… thì rất khó để khắc phục.

Vì vậy, ba mẹ nên đưa con đến các phòng khám nha khoa lớn và uy tín để bác sĩ tiến hành thăm khám và có phương pháp xử lý kịp thời. Điều này còn tránh được những biến chứng bệnh lý khác hay làm ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh sún răng mà khi thăm khám, các bác sĩ sẽ quyết định giữ lại hay loại bỏ chiếc răng cửa bị sún đó. Thông thường trẻ sẽ được điều trị bằng các phương pháp y khoa như:

  • Điều trị bằng fluoride
  • Trám răng sún cho trẻ
  •  Nhổ răng

Chăm sóc và ngăn ngừa sún răng cửa ở trẻ hiệu quả

Để ngăn ngừa tình trẻ bị sún răng cửa và những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra thì việc quan tâm đến chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng là rất cần thiết. Ba mẹ nên lưu ý tới một số vấn đề như: trẻ sún răng cửa

Thực đơn ăn uống

Chế độ dinh dưỡng trong những năm đầu đời của trẻ cũng góp phần rất lớn vào việc ngăn chặn các bệnh lý về răng miệng. Ba mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của trẻ các thực phẩm giàu chất xơ, canxi giúp răng chắc khỏe hơn.

Người bị sún răng nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ
Người bị sún răng nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Bên cạnh đó cũng cần hạn chế cho trẻ ăn các đồ ăn vặt, đồ uống có ga, bánh kẹo ngọt bởi đây là nguyên nhân gây ra tình trạng sún răng cửa.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Việc chăm sóc răng đúng cách nghe chừng đơn giản nhưng thực tế rất nhiều người vẫn thực hiện sai. Theo nha sĩ, mỗi người nên đánh răng 2 – 3 lần/ngày với các loại bàn chải lông mềm tránh gây hại nướu và men răng. Hãy đưa bàn chài theo chiều xoay vòng ngược chiều kim đồng hồ thay vì chải ngang mà mọi người hay thực hiện.

Ngoài ra, hãy thay bàn chải định kỳ 3 tháng 1 lần để tránh vi khuẩn trú ngụ gây bệnh răng miệng. Với trẻ nhỏ tuổi chưa chủ động được trong quá trình chăm sóc răng, ba mẹ nên thể hướng và theo sát quá trình trẻ thực hiện.

Hạn chế dùng thuốc kháng sinh

Để hạn chế tình trạng răng cửa dễ bị mài mòn và sún, ba mẹ nên tránh cho trẻ uống thuốc kháng sinh. Đặc biệt là trong quá trình chữa sún răng cửa nếu trẻ sử dụng thuốc kháng sinh có thể gây ảnh hưởng khiến phương pháp điều trị không đem lại hiệu quả như mong muốn.

Khám răng định kỳ

Việc cho trẻ đi thăm khám răng định kỳ 6 tháng/lần tại nha khoa là vô cùng cần thiết nếu ba mẹ muốn trẻ luôn sở hữu một hàm răng trắng khỏe. Quá trình này cũng giúp các bác sĩ phát hiện sớm các bệnh lý khi mới khởi phát và có biện pháp khắc phục hiệu quả

Trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng sún răng cửa ở trẻ dành cho độc giả. Hi vọng các bậc phụ huynh sẽ chú ý tới việc phát triển và chăm sóc hàm răng của trẻ kỹ hơn để tránh tối đa nguy cơ bị sún răng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

răng nhiễm flour-min
Răng Nhiễm Fluor: Nguyên Nhân Và Giải Pháp Điều Trị, Phòng Ngừa

Nội dung bài viếtSún răng cửa là gì?Nguyên nhân khiến trẻ sún răng cửaSún răng có nguy hiểm không?Ảnh hưởng chức năng ăn nhaiPhát âm...

Mất Nhiều Răng Liền Kề: Hậu Quả Và Cách Phục Hình Răng Hiệu Quả

Nội dung bài viếtSún răng cửa là gì?Nguyên nhân khiến trẻ sún răng cửaSún răng có nguy hiểm không?Ảnh hưởng chức năng ăn nhaiPhát âm...

Răng Móm: Nguyên Nhân, Ảnh Hưởng Và Biện Pháp Khắc Phục
Răng Móm: Nguyên Nhân, Ảnh Hưởng Và Biện Pháp Khắc Phục

Nội dung bài viếtSún răng cửa là gì?Nguyên nhân khiến trẻ sún răng cửaSún răng có nguy hiểm không?Ảnh hưởng chức năng ăn nhaiPhát âm...

Trẻ Chậm Mọc Răng Có Sao Không? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nội dung bài viếtSún răng cửa là gì?Nguyên nhân khiến trẻ sún răng cửaSún răng có nguy hiểm không?Ảnh hưởng chức năng ăn nhaiPhát âm...


Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

messenger Messenger
zalo Zalo
phone Hotline
uudai Xem ưu đãi