Sâu Khe Răng Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết

Sâu khe răng là một vấn đề nha khoa phổ biến, thường xuất hiện ở các kẽ răng.

Dấu hiệu:

  • Đau răng, nhạy cảm khi ăn nóng, lạnh.
  • Thay đổi màu sắc của răng.

Nguyên nhân:

  • Thủ phạm chính là vi khuẩn gây sâu, thường do không chăm sóc răng miệng đúng cách.
  • Ăn uống nhiều đường, chăm sóc răng kém cũng làm tăng nguy cơ.

Cách khắc phục:

  • Hạn chế đường và duy trì vệ sinh răng hàng ngày.
  • Điều trị sớm bằng phương pháp như lấp đầy hoặc niềng răng.

Để tránh sâu khe răng, duy trì chăm sóc răng đúng cách và thăm nha sĩ định kỳ là quan trọng.

Giải đáp: Sâu khe răng là bệnh lý gì?

Sâu khe răng là bệnh lý xuất hiện ở giữa khe của 2 chiếc răng liền kề nhau, thay vì phát triển tại bề mặt răng như sâu răng thông thường. Lúc này, giữa 2 răng sẽ có cảm giác đau nhức, xuất hiện màu nâu, đen, xỉn màu.

Sâu khe răng là bệnh lý có tỷ lệ người mắc khá cao hiện nay
Sâu khe răng là bệnh lý có tỷ lệ người mắc khá cao hiện nay

Những vị trí thường gặp tình trạng sâu khe răng nhất bao gồm:

  • Giữa 2 chiếc răng hàm: Đây là một trong những nơi thường bị sâu kẽ răng nhất do vị trí góc khuất. Hơn nữa, răng hàm đóng vai trò ăn nhai chính nên rất dễ bị vướng thức ăn trong khe răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ, sinh sôi và làm mòn men răng, dẫn tới sâu răng.
  • Giữa 2 răng cửa: Rất nhiều người có thói quen dùng tăm xỉa răng dẫn đến bị thưa kẽ răng cửa, tạo điều kiện cho mảng thức ăn, vi khuẩn trú ngụ ở đây và hình thành sâu kẽ răng.

Biểu hiện của sâu khe răng qua từng giai đoạn

Ban đầu, sâu khe răng rất khó nhận thấy vì vị trí sâu ở góc khuất, khiến người bệnh khó để ý. Tuy nhiên, trải qua thời gian, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, sâu kẽ răng sẽ ngày một tiến triển và nguy cơ gây hại cho răng cũng lớn hơn.

  • Sâu men: Đây là giai đoạn đầu tiên của sâu khe răng. Lúc này, trong kẽ răng sẽ có những vệt vàng hoặc nâu, người bệnh phải quan sát rất kĩ mới có thể nhận thấy. Nếu phát hiện sớm, việc điều trị sẽ rất dễ dàng, không quá tốn kém và nguy cơ tái phát cũng thấp hơn.
  • Sâu ngà nâu: Khi men răng bị tổn thương và không được xử lý kịp thời, bệnh sẽ phát triển thành sâu ngà nâu. Bạn có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường và nhận thấy những lỗ nhỏ li ti xuất hiện ở khu vực khe răng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng bắt đầu có dấu hiệu đau nhức răng, đặc biệt là khi ăn đồ quá nóng, lạnh, cay nóng. Vậy nên người bệnh cần nhanh chóng đi thăm khám, khắc phục nhằm tránh những biến chứng nghiêm trọng hơn của sâu răng.
  • Sâu ngà sâu: Đây là giai đoạn nặng nhất, khi lớp men răng đã bị phá hủy hoàn toàn và lớp ngà bị lộ ra. Thậm chí, tình trạng sâu có thể lây lan sang cả răng bên cạnh. Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau buốt, khó chịu ngay cả khi không ăn uống gì, đặc biệt đau hơn vào ban đêm. Đồng thời, trong khoang miệng sẽ xuất hiện mùi hôi cực kỳ khó chịu.

Để ngăn ngừa sâu khe răng tiến triển sang các giai đoạn nặng, đe dọa tới sức khỏe răng miệng, tốt hơn hết, bạn nên thăm khám ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường.

Tổng hợp nguyên nhân gây sâu kẽ răng

Sâu kẽ răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định nguyên nhân chính xác đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát. Theo các bác sĩ chuyên khoa, có các nguyên nhân phổ biến gây sâu răng dưới đây:

  • Chế độ chăm sóc răng miệng kém: Việc chăm sóc răng miệng cũng như loại bỏ các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, mảng bám là yếu tố quan trọng, quyết định tới 90% việc răng có khỏe mạnh hay không. Nếu bạn không làm sạch, chăm sóc răng miệng đúng cách, vi khuẩn, thức ăn thừa bị kẹt lại trong kẽ răng sẽ ăn mòn men răng, hình thành các lỗ sâu. Chúng ngày một lớn dần và gây tổn thương răng, thậm chí xâm nhập tủy răng, dẫn đến mất răng vĩnh viễn.

Xem ngay: Răng Số 8 Bị Sâu Vỡ – Nguyên Nhân Và Phương Pháp Khắc Phục

Chế độ răng miệng quyết định phần lớn việc bạn có bị sâu răng hay không
Chế độ răng miệng quyết định phần lớn việc bạn có bị sâu răng hay không
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Việc thường xuyên ăn đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường, nước uống có gas,… cũng là các nguyên nhân phổ biến dẫn đến sâu răng. Trong các loại đồ ăn trên có chứa các thành phần làm mòn men răng, tạo nên các lỗ sâu và hình thành sâu khe răng.
  • Thói quen xấu: Một số người có thói quen sử dụng tăm xỉa răng thường xuyên để loại bỏ thức ăn kẹt giữa 2 răng. Khi thực hiện thường xuyên, răng sẽ ngày một thưa hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn, thức ăn thừa trú ngụ và làm gia tăng nguy cơ sâu răng.
  • Không điều trị sớm bệnh lý răng miệng: Một số bệnh lý răng miệng người bệnh mắc trước đó như: Viêm nướu, viêm nha chu,… cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới sâu răng. Bởi khi mắc bệnh, mật độ vi khuẩn trong khoang miệng sẽ gia tăng cao, tấn công men răng và gây sâu răng nhanh chóng.
  • Nguyên nhân khác: Bên cạnh các nguyên nhân phổ biến trên, sâu khe răng còn có thể xuất phát từ việc sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh. Bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường, các bệnh lý này đều khiến men răng trở nên nhạy cảm, nên sức đề kháng kém và dễ bị tấn công bởi vi khuẩn hơn bình thường.

Sâu khe răng có nguy hiểm không?

Sâu khe răng có nguy hiểm không là thắc mắc chung của khá nhiều người khi gặp phải bệnh lý này. Theo các bác sĩ chuyên khoa, mặc dù sâu khe răng không quá nguy hiểm, không đe dọa trực tiếp tới tính mạng nhưng người bệnh vẫn không nên chủ quan. Thay vào đó bạn cần điều trị càng sớm càng tốt vì nếu không, sâu kẽ răng có thể dẫn tới những hệ lụy, biến chứng nghiêm trọng. Chẳng hạn như:

  • Suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng tâm lý: Việc hàm răng xuất hiện các vệt nâu, đen ở kẽ răng sẽ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sự tự tin của người bệnh khi giao tiếp. Bên cạnh đó, những cơn đau nhức do sâu răng cũng khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống, trở nên chán ăn, mệt mỏi, cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng, suy giảm sức đề kháng và tạo điều kiện cho các bệnh lý khác xuất hiện.
Sâu khe răng khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp
Sâu khe răng khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp
  • Khả năng lây lan sang các răng xung quanh: Sâu khe răng có mức độ ảnh hưởng, lây lan sang các răng khác nhanh hơn so với sâu răng thông thường. Một chiếc kẽ răng bị sâu sẽ kéo theo 2 chiếc răng bên cạnh cùng bị tổn thương. Không dừng lại ở đó, tốc độ lây lan có thể khiến cả hàm răng cùng bị sâu.
  • Rụng răng: Nếu người bệnh không áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ ăn mòn dần men răng, tấn công vào ngà răng và tủy răng và dẫn tới viêm tủy. Lúc này, răng thật sẽ khó có thể bảo tồn và nguy cơ rụng răng, mất răng thật vĩnh viễn là cực kỳ cao.
  • Gây ra bệnh lý răng miệng khác: Sâu kẽ răng có thể là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt bệnh lý răng miệng nguy hiểm khác như mòn men răng, viêm nướu, tụt lợi, chết tủy. Nếu không được xử lý kịp thời, sâu khe răng có thể dẫn tới nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Để ngăn chặn những biến chứng nghiêm trọng do sâu khe răng gây ra, ngay khi phát hiện những biểu hiện của sâu răng trong kẽ răng, hãy đến cơ sở nha khoa uy tín để được xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Tham khảo: Răng Sâu Bị Lồi Thịt Là Do Đâu? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Tốt

Giải pháp điều trị sâu khe răng hiệu quả, an toàn

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp điều trị sâu khe răng khác nhau. Tùy thuộc vào từng đối tượng, nhu cầu của khách hàng và mức độ sâu răng, người bệnh có thể áp dụng phác đồ xử lý răng sâu, phục hình răng phù hợp nhất.

Trường hợp sâu khe răng nhẹ

Trong trường hợp khe răng chỉ bị sâu ở mức độ nhẹ, người bệnh phát hiện từ sớm và điều trị kịp thời, bạn hoàn toàn có thể tự khắc phục tại nhà bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng, kết hợp áp dụng các mẹo dân gian sau:

  • Lá bạc hà: Lá bạc hà có chứa thành phần menthol – Hoạt chất có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, khử mùi hôi và tăng cường sức khỏe răng miệng hiệu quả. Mỗi ngày, bạn hãy lấy 1 nắm lá bạc hà hãm thành trà hoặc đun sôi lá và dùng để súc miệng hàng ngày. 
  • Lá chanh: Trong lá chanh cũng có chứa hàm lượng chất kháng khuẩn dồi dào. Bạn hãy ngâm nước muối lá chanh, rửa sạch, xay nhuyễn lấy nước cốt. Sau đó, dùng tăm bông thấm nước cốt lá chanh, chấm vào vị trí kẽ răng bị sâu 3 – 4 lần/ngày. Bạn sẽ nhận thấy hiệu quả cải thiện sâu răng rõ rệt.
  • Gừng tươi: Các hoạt chất kháng khuẩn trong gừng tươi sẽ giúp bạn điều trị sâu khe răng hiệu quả. Bạn chỉ cần đun sôi gừng hoặc hãm trà gừng để uống hoặc súc miệng hàng ngày. Sau 3 – 4 ngày, tình trạng sâu răng sẽ được cải thiện.
Sử dụng gừng là cách trị sâu răng an toàn, hiệu quả từ tự nhiên
Sử dụng gừng là cách trị sâu răng an toàn, hiệu quả từ tự nhiên

Trường hợp sâu khe răng nghiêm trọng

Nếu sâu khe răng không được phát hiện và điều trị từ sớm, bệnh có thể tiến triển và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Lúc này, bạn cần thăm khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ xử lý ổ viêm cũng như tư vấn phương pháp khắc phục bằng cách hàn trám, bọc răng sứ,… bảo tồn tối đa răng thật. Các biện pháp thường được áp dụng tại các nha khoa để điều trị tình trạng sâu răng gồm có:

  • Hàm trám răng: Đây là giải pháp chữa sâu răng hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ hoàn toàn dịch viêm trong răng, khử khuẩn và dùng chất liệu trám chuyên dụng bịt kín chiếc răng sâu, ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập trở lại. Chất liệu hàn chủ yếu là composit, fuji khá an toàn với cơ thể và có độ bền từ 5 – 10 năm.
  • Bọc răng sứ: Phương pháp này có chi phí cao hơn so với hàn trám răng. Tuy nhiên, bọc răng sứ cũng có độ bền cao, thẩm mỹ tốt và tuổi thọ dài hơn. Các bác sĩ sẽ mài bớt một phần răng thật, bao gồm phần răng bị sâu, sau đó thiết kế một mão sứ chụp lên bên trên cùi răng thật, bảo vệ cùi răng khỏi vi khuẩn, mảng bám.
  • Trồng răng giả: Khi sâu răng đã lan đến tủy, gây viêm tủy, lung lay răng và không thể bảo tồn răng thật được nữa, các bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng để tránh ảnh hưởng tới các răng xung quanh và trồng răng giả thay thế.

Mỗi phương pháp chữa sâu khe răng trên đều có những ưu, nhược điểm riêng. Tùy theo nhu cầu của khách hàng, mức độ sâu răng cũng như khả năng tài chính của mỗi người, các bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp phù hợp.

Bài viết liên quan: Sâu Răng Ăn Vào Tủy – Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị An Toàn

Lưu ý để phòng tránh sâu khe răng hiệu quả

Sau khi áp dụng các biện pháp điều trị sâu khe răng, người bệnh cần có chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý để phòng ngừa bệnh quay trở lại bằng cách:

  • Làm sạch răng đều đặn ít nhất 2 lần mỗi ngày, sau khi ăn 30 phút để làm sạch toàn bộ bề mặt răng, bao gồm cả khe răng, ngăn ngừa thức ăn, vi khuẩn tích tụ và gây bệnh. Bạn nên sử dụng kem đánh răng có chứa flo kết hợp dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng sát khuẩn,…
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế ăn đồ ngọt, tinh bọt, nước uống có gas. Đồng thời, hãy tích cực bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin, khoáng chất để răng chắc khỏe.
  • Uống nước nhiều lần trong ngày để loại bỏ vi khuẩn, làm sạch răng miệng tự nhiên.
  • Bạn nên thăm khám tại cơ sở nha khoa uy tín 2 lần/năm để lấy cao răng, kiểm tra sức khỏe răng miệng, phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng và điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về bệnh sâu khe răng. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc sẽ hiểu rõ cách điều trị, phòng tránh bệnh hiệu quả, đảm bảo an toàn và sức khỏe răng miệng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

tru-implant-megagen-2
Trụ Implant Megagen Hàn Quốc có thật sự tốt như lời đồn? Chuyên gia phân tích

Nội dung bài viếtGiải đáp: Sâu khe răng là bệnh lý gì?Biểu hiện của sâu khe răng qua từng giai đoạnTổng hợp nguyên nhân gây...

Chuyên Gia Giải Đáp: Gãy Răng Do Đâu? Cách Khắc Phục Như Thế Nào?

Nội dung bài viếtGiải đáp: Sâu khe răng là bệnh lý gì?Biểu hiện của sâu khe răng qua từng giai đoạnTổng hợp nguyên nhân gây...


Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

messenger Messenger
zalo Zalo
phone Hotline
uudai Xem ưu đãi