Nguyên Nhân Viền Chân Răng Bị Đen Và Cách Khắc Phục
- Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
- Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
- Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
- Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm
Việc chân răng bị đen có thể do oxy hóa kim loại trong mão răng hay thức ăn bám nhiều ở vùng chân răng khó làm sạch. Khắc phục tình trạng này, bạn nên thăm khám bác sĩ để được thăm khám chi tiết và có phương pháp khắc phục phù hợp. Đồng thời, chú ý đến vấn đề chăm sóc và vệ sinh răng miệng để hạn chế tình trạng chân răng bị đen.
Nguyên nhân gây tình trạng viền chân răng bị đen
Hiểu rõ nguyên nhân gây đen chân răng giúp bạn có cách phòng ngừa và bảo vệ răng phù hợp. Tình trạng viền chân răng bị đen xuất hiện có thể do tác động từ bên trong lẫn các tác nhân bên ngoài như:
Nguyên nhân do cao răng
Các mảng bám tích tụ hình thành cao răng trên kẽ và bề mặt răng. Đây là các khối vôi hoá cứng bám trên răng và xuất hiện do sự hoạt động của vi khuẩn kết hợp với thức ăn dư thừa. Cao răng, các mảng bám trên bề mặt răng thường có có màu ngà, vàng, thậm chí nâu đen… Mảng bám tích tụ ở viền chân răng lâu dài sẽ khiến chân răng xỉn màu và chuyển dần sang đen.
Do sâu răng
Sâu răng là vấn đề nguy hiểm với sức khỏe răng miệng. Men răng bị vi khuẩn tấn công và phá huỷ. Răng bị bào mòn, hỏng men khiến chân răng xuất hiện tình trạng đen. Tình trạng này còn có thể gây đau đớn, khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt và ăn uống.
Do mão răng quá cũ
Với người đã bọc răng sứ, việc mão răng quá cũ, sử dụng trong thời gian dài khiến chân răng dần chuyển màu đen. Lớp kim loại bên trong mão sứ bị oxy hoá trong môi trường khoang miệng hoặc khoáng chất trong thức ăn làm lớp sứ bên ngoài mỏng dần. Viền đen của kim loại trong mão sứ lộ dần ra và gây mất thẩm mỹ.
Các bệnh lý nha chu
Bệnh nha chu (viêm nướu) có thể xuất hiện nhiều ở người trường thành. Đây là tình trạng nướu sưng đỏ, chảy máu kéo dài dẫn đến tụt lợi, mất răng. Viêm nướu khiến nướu bị ăn mòn dần, chân răng lộ ra và bị xỉn đen.
Tìm hiểu thêm: Răng Sứ Zirconia Có Mấy Loại? Ưu Điểm Và Giá Bọc Răng
Cách khắc phục viền chân răng đen
Viền chân răng bị đen khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp. Nếu không khắc phục sớm, sức khoẻ răng miệng cũng bị ảnh hưởng. Để đẩy lùi tình trạng chân răng đen, nha sĩ có thể đưa ra những phương án điều trị như sau:
- Lấy cao răng: Dùng cho trường hợp chân răng đen do mảng bám hoặc cao răng. Kỹ thuật nha khoa này cần được thực hiện cẩn thận để loại bỏ hết mảng bám, làm sáng răng nhưng không gây tổn thương men răng.
- Hàn răng sâu: Phương án này thường được áp dụng cho người có viền chân răng bị đen do vi khuẩn sâu răng. Tổ chức sâu và ngà bệnh được loại bỏ trước khi răng được trám, hàn thẩm mỹ tạo hình.
- Chụp răng sứ mới: Được chỉ định trong trường hợp hỏng men răng hoàn toàn, răng sứt mẻ, mão răng cũ bị đen viền. Cầu răng sứ mới với chất lượng tốt hơn được dùng để chụp lên cùi răng thật.
Chăm sóc răng miệng để ngăn ngừa đen viền chân răng
Ngoài việc tìm kiếm phương pháp điều trị, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa đen chân răng bằng cách chăm sóc răng miệng đúng cách. Để có được nụ cười tươi sáng, tự tin, bạn cần lưu ý:
- Chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách, chú ý làm sạch các mặt răng. Có thể làm sạch kẽ răng, thức ăn bám trong khoang miệng bằng chỉ nha khoa hoặc tăm nước.
- Chế độ ăn uống khoa học, tránh đồ uống có cồn, nước ngọt, đồ ăn chua, ngọt nhiều đường.
- Đến nha sĩ để kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần hoặc khi thấy răng có hiện tượng đen viền, sâu răng,… Lấy cao răng định kỳ để hạn chế mảng bám, làm trắng răng.
- Lựa chọn chất liệu răng sứ chất lượng tốt, hạn chế tình trạng làm đen viền răng trong trường hợp bạn chụp răng sứ mới. Để có được hàm răng khỏe đẹp, bạn nên tìm đến các phòng khám, bệnh viện răng hàm mặt uy tín, đảm bảo về kỹ thuật và tay nghề bác sĩ.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục viền chân răng bị đen. Chăm sóc răng miệng đúng cách giúp duy trì vẻ trắng sáng, chắc khoẻ của hàm răng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!