Bọc Răng Sứ Có Niềng Răng Được Không? Cần Chú Ý Gì?
- Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
- Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
- Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
- Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm
Danh sách ưu đãi Niềng Răng
Bọc răng sứ có niềng răng được không là băn khoăn của nhiều khách hàng. Nếu chỉ bọc một vài răng sứ đơn lẻ, niềng răng vẫn có thể thực hiện được với sự kiểm soát kỹ lưỡng từ bác sĩ để tránh hỏng răng sứ. Tuy nhiên, nếu đã bọc toàn bộ hàm răng bằng sứ, việc niềng răng thông thường sẽ không hiệu quả [1].
Bọc răng sứ có niềng răng được không?
Câu hỏi “bọc răng sứ có niềng răng được không” là mối quan tâm của nhiều người đã bọc sứ nhưng vẫn mong muốn chỉnh nha để có hàm răng đều và đẹp hơn. Trên thực tế, việc niềng răng sau khi bọc răng sứ VẪN CÓ THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC, nhưng chỉ trong một số trường hợp nhất định.
Trường hợp bọc răng sứ đơn lẻ
Nếu bạn bọc một vài răng sứ đơn lẻ hoặc chỉ bọc sứ ở một số răng nhất định, việc niềng răng vẫn hoàn toàn khả thi. Các khí cụ chỉnh nha như mắc cài và dây cung sẽ tác động lực đều lên cả răng thật và răng sứ, giúp di chuyển toàn bộ hàm răng về vị trí lý tưởng.
Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi sự kiểm soát và điều chỉnh kỹ lưỡng từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo răng sứ không bị hỏng hoặc rơi ra.
TÌM HIỂU THÊM: Trồng Răng Có Niềng Được Không? Nên Niềng Hay Trồng Răng Trước?
Trường hợp không thể niềng răng sau khi bọc sứ
Đối với những trường hợp đã bọc răng sứ toàn hàm, việc niềng răng sẽ KHÔNG THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC. Khi bọc sứ toàn bộ răng, bác sĩ đã tính toán kỹ lưỡng để tạo ra hàm răng cân đối, thẩm mỹ và chuẩn khớp cắn. Do đó, việc niềng răng sau khi đã bọc sứ nguyên hàm là không cần thiết và phương pháp chỉnh nha thông thường sẽ không phát huy hiệu quả trong trường hợp này.
Khi nào bọc răng sứ vẫn niềng răng được?
Dưới đây là những trường hợp bọc răng sứ vẫn có thể niềng răng:
- Mô răng thật còn nhiều: Nếu tỷ lệ mô răng thật còn lại nhiều, răng vẫn đủ chắc khỏe và có khả năng chịu lực, việc niềng răng sau đó có thể được thực hiện. Càng ít mô răng bị mài, khả năng niềng càng cao.
- Răng có khả năng dịch chuyển: Trong những trường hợp răng hô, móm, khấp khểnh hoặc thưa, nếu răng còn khả năng dịch chuyển tốt mà không gây ảnh hưởng tới chân răng, bác sĩ có thể tiến hành niềng răng.
- Răng không bị cứng khớp: Nếu răng chưa lấy tủy và vẫn còn khả năng dịch chuyển, việc niềng răng sẽ dễ dàng hơn. Trong những trường hợp răng bị lấy tủy toàn hàm hoặc mài quá nhiều, niềng răng có thể gặp nhiều khó khăn và hiệu quả không như mong đợi.
- Sử dụng mão sứ chất lượng: Mão sứ kém chất lượng hoặc keo dán không đảm bảo có thể khiến răng bị lỏng, bật ra ngoài trong quá trình niềng.
ĐỪNG BỎ QUA: Niềng Răng Hay Bọc Sứ Tốt Hơn? Nên Chọn Phương Pháp Nào?
Cung cấp các giải pháp Niềng Răng chuẩn quốc tế
Các phương pháp niềng răng sau khi bọc sứ
Bọc răng sứ có niềng răng được nếu đáp ứng đủ các tiêu chí quan trọng. Trong trường hợp này bạn có thể lựa chọn một trong 2 phương pháp sau:
Niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài là một trong những phương pháp chỉnh nha truyền thống, sử dụng dây cung và mắc cài để tạo lực kéo giúp dịch chuyển răng về vị trí mong muốn.
Ưu điểm:
- Phương pháp này phù hợp với nhiều trường hợp khác nhau, đặc biệt là những ca chỉnh nha phức tạp.
- Chi phí thấp hơn so với những phương pháp niềng răng hiện đại.
Nhược điểm:
- Mắc cài kim loại dễ bị lộ khi cười hoặc giao tiếp, làm giảm tính thẩm mỹ.
- Quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng trở nên phức tạp hơn do mắc cài dễ bám thức ăn.
- Mắc cài có nguy cơ bị bung hoặc gãy khi ăn thực phẩm dai, cứng.
Niềng răng không mắc cài
Niềng răng không mắc cài hay còn gọi là niềng răng trong suốt, sử dụng các khay niềng được thiết kế riêng theo dấu hàm của từng khách hàng. Khay niềng này có khả năng dịch chuyển răng mà không cần đến mắc cài và dây cung.
Ưu điểm:
- Khay niềng trong suốt gần như vô hình, giúp bạn thoải mái tự tin khi giao tiếp.
- Dễ dàng tháo lắp khi ăn uống và vệ sinh răng miệng, giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm hay bám thức ăn như phương pháp niềng truyền thống.
- Giảm thiểu việc phải nhổ răng và số lần thăm khám định kỳ, giúp tiết kiệm thời gian.
Nhược điểm: Phương pháp này có chi phí cao hơn, phụ thuộc vào mức độ phức tạp của từng trường hợp.
Lưu ý khi niềng răng sau khi bọc sứ
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng bạn cần biết khi tiến hành niềng răng sau khi bọc sứ:
- Hãy đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sau mỗi bữa ăn và chỉ nên chải răng sau khi ăn ít nhất 30 phút để tránh làm hỏng men răng.
- Sử dụng bàn chải có lông mềm để tránh gây trầy xước lên bề mặt răng sứ và mắc cài.
- Chỉ nha khoa giúp loại bỏ mảng bám ở những khu vực khó tiếp cận, trong khi nước súc miệng hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn và làm sạch sâu.
- Trong giai đoạn niềng răng, nên chọn các món ăn dễ nhai như súp, cháo, mì mềm và tránh các thực phẩm cứng, dai có thể làm hỏng mắc cài hoặc gây áp lực cho răng sứ.
- Hãy đảm bảo ăn đủ các loại thực phẩm giàu vitamin C, canxi, chất xơ và protein để tăng cường sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa sâu răng và duy trì độ chắc khỏe của răng sứ.
- Không nhai kẹo cao su, cắn móng tay hoặc các vật cứng khác có thể làm hỏng răng sứ và mắc cài.
- Đến đúng lịch hẹn giúp bác sĩ theo dõi tiến trình di chuyển của răng, điều chỉnh mắc cài khi cần thiết và phát hiện sớm các vấn đề có thể phát sinh.
THAM KHẢO: Mất Răng Có Niềng Răng Được Không? Niềng Thế Nào Hiệu Quả Nhất?
Bài viết trên đây vừa giải thích chi tiết cho bạn đọc về vấn đề “bọc răng sứ có niềng răng được không”. Như đã phân tích, việc kết hợp giữa bọc răng sứ và niềng răng hoàn toàn khả thi và có thể mang lại hiệu quả cao trong việc chỉnh nha cũng như nâng cao thẩm mỹ. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, bạn cần tư vấn kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa nha khoa, đảm bảo lựa chọn phương pháp phù hợp và tuân thủ đúng hướng dẫn chăm sóc sau điều trị.
Cơ sở chính: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Chi nhánh Sài Gòn 1: 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM
Chi nhánh Sài Gòn 2: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!