Cách Điều Trị Đau Răng Hàm Dưới Bên Trái Hiệu Quả
- Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
- Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
- Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
- Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm
Đau răng hàm dưới bên trái có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm [1]:
- Sâu răng & viêm tủy: Vi khuẩn có thể gây tổn thương, gây đau và viêm nhiễm.
- Răng khôn: Sự mọc của răng khôn ở vị trí hàm dưới bên trái có thể tạo áp lực và gây đau.
- Nhiễm trùng: Viêm nhiễm có thể xảy ra với mọi loại răng và gây đau nặng.
Để khắc phục tình trạng đau răng hàm dưới, bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian nhưng tốt hơn hãy tham khám bác sĩ để được hỗ trợ điều trị tốt nhất [2].
Đau răng hàm dưới bên trái do đâu?
Có rất nhiều bệnh nhân bị đau răng hàm dưới bên trái dẫn đến việc ăn nhai và phát âm khó ăn. Tình trạng đau kéo dài sẽ không bổ sung đủ chất dinh dưỡng khiến cơ thể suy giảm miễn dịch, luôn mệt mỏi và ảnh hưởng đến công việc hàng ngày.
Đau răng hàm dưới bên trái do rất nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó chủ yếu do vệ sinh răng miệng kém dẫn đến mắc các bệnh lý nha khoa. Dưới đây là một số bệnh nha khoa dễ khiến bạn bị đau răng hàm nhất:
- Sâu răng:
Bệnh lý sâu răng được cho là chiếm đến hơn 70% nguyên nhân gây nên tình trạng đau răng hàm dưới bên trái. Sâu răng thường xuất phát chủ yếu từ việc vệ sinh răng miệng kém, khiến cho mảng bám thức ăn tích tụ kết hợp với vi khuẩn có hại tạo thành axit ăn mòn men răng, ngà răng rồi lan dần vào tủy răng.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng răng sâu là bề mặt răng có màu vàng đục, khi nặng hơn là xuất hiện những chấm đen li ti, răng bị đau nhức, ê buốt dữ dội. Các cơn đau răng sẽ xuất hiện thường xuyên hơn khi ăn những thực phẩm chua, cay, ngọt hay quá nóng, quá lạnh.
- Viêm nha chu:
Viêm nha chu là bệnh lý mà các tổ chức quanh răng bị viêm nhiễm. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cao răng tích tụ nhiều khiến vi khuẩn có hại phát triển mạnh tấn công các mô nướu mềm. Sau một thời gian nướu sẽ bị thâm đen, người bệnh có cảm giác đau răng dữ dội. Đặc biệt với thói quen nhai cắn thức ăn ở bên trái nên nguy cơ đau răng hàm dưới bên trái sẽ cao hơn.
- Do viêm tủy:
Nguyên nhân gây đau răng hàm dưới phía bên trái có thể xuất phát từ tủy răng bị viêm nhiễm. Khi bị viêm tủy, ban đầu người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức nhẹ nhưng khi nặng hơn thì sẽ gây ê buốt, đau nhức răng dữ dội. Tình trạng này có thể xuất hiện thường xuyên, có thể kéo dài trong 1 vài giây hoặc vài tiếng, có khi lan xuống cả mặt và kèm đau nửa đầu.
Tủy răng có vai trò nuôi dưỡng răng khỏe mạnh để đảm bảo chức năng ăn nhai. Nếu như viêm tủy nặng, tủy bị ăn mòn nghiêm trọng thì răng sẽ bị yếu đi, thậm chí là gây mất răng.
- Áp xe răng:
Áp xe răng là bệnh nhiễm trùng từ bên trong răng rồi lan rộng đến chân răng và một số bộ phận xung quanh. Bệnh lý này sẽ không chỉ gây ra các cơn đau nhức thông thường mà có nguy cơ gây dẫn đến biến chứng biến chứng nguy hiểm như: Tiêu xương hàm, viêm xương, viêm hạch,…
- Mọc răng khôn:
Mọc răng khôn cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau răng hàm dưới bên trái ở người trưởng thành. Trường hợp răng mọc ngầm, mọc lệch hoặc đâm sang vị trí răng số 7 sẽ càng gia tăng tình trạng đau nhức. Các cơn đau do mọc răng khôn thường kéo dài theo từng đợt mọc răng và trở nên nghiêm trọng hơn nếu bị viêm nha chu hoặc viêm lợi trùm răng khôn.
Cách điều trị đau răng hàm dưới bên trái
Đau răng hàm dưới bên trái do rất nhiều nguyên nhân khác nhau và mức độ đau nhức ở mỗi người cũng khác nhau. Do đó, tùy vào triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh mà bạn có thể lựa chọn một trong các cách điều trị sau:
Mẹo dân gian chữa đau răng hàm dưới phía bên trái
Áp dụng các mẹo dân gian cách chữa đau răng hàm dưới bên trái đơn giản và dễ thực hiện nhất. Các nguyên liệu được sử dụng rất dễ kiếm, thường có sẵn trong nhà và không tốn kém nhiều chi phí. Chính vì vậy có rất nhiều bệnh nhân lựa chọn áp dụng các mẹo dân gian để giảm tình trạng đau nhức răng tại nhà.
Một số mẹo mang lại hiệu quả khá cao được nhiều người áp dụng gồm:
Chườm ấm/chườm lạnh
Bạn có thể dùng nước ấm hoặc đá lạnh để giảm đau nhức răng hàm như sau:
- Chườm lạnh: Lấy 1 – 2 viên đá bọc vào khăn sạch rồi xoa đều lên má trái. Nhiệt độ lạnh có khả năng gây tê tạm thời nên khi áp dụng cách này có thể giảm cơn đau chỉ sau khoảng vài phút.
- Chườm ấm: Lấy 1 chai nước ấm hoặc khăn sạch nhúng nước ấm đặt vào bên má trái bị sưng đau. Kiên trì thực hiện cách này 2 – 3 lần/ngày để có hiệu quả giảm đau răng hàm tốt nhất.
Chú ý: Đối với cách chườm lạnh bạn nên di chuyển nhẹ nhàng xung quanh vị trí bị đau nhức, tránh để đá 1 chỗ gây nên tình trạng bỏng lạnh. Đối với cách chườm ấm bạn không nên để nước hoặc khăn nhúng nước quá nóng vì có thể khiến da bị bỏng nhiệt.
Dùng nước muối
Muối có khả năng sát khuẩn do đó khi dùng nước muối sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh răng miệng, từ đó làm giảm sưng đau răng hàm dưới bên trái. Vì vậy, khi bị đau nhức răng, bạn có thể áp dụng cách này hàng ngày để nhanh chóng làm dịu cơn đau.
Cách thực hiện: Lấy 1 lượng muối vừa đủ pha vào cốc nước ấm để ngậm khoảng 30 giây rồi nhổ bỏ. Thực hiện súc miệng nước muối ấm ít nhất 2 lần mỗi ngày không chỉ làm giảm đau răng mà còn có khả năng phòng ngừa các bệnh lý răng miệng khác.
Sử dụng gừng
Gừng có khả năng sát khuẩn, giảm tình trạng viêm nhiễm, đau nhức răng hiệu quả. Vì vậy, trong dân gian cũng lưu truyền cách dùng củ gừng để giảm đau răng hàm như sau:
- Lấy 1 nhánh gừng tươi, đem rửa sạch bụi đất.
- Cắt gừng thành từng lát mỏng rồi đặt vào chỗ răng hàm dưới bên trái bị đau rồi cắn chặt cho nước trong miếng gừng chảy ra.
- Mỗi ngày ngậm từ 1 – 2 lần gừng tươi sẽ giúp giảm triệu chứng đau nhức răng hiệu quả.
Uống thuốc Đông y
Khi bị đau nhức răng hàm dưới bên trái có rất nhiều bệnh nhân lựa chọn dùng thuốc Đông y để điều trị. Các bài thuốc này thường có thành phần từ thảo dược lành tính nên đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Người bệnh có thể sử dụng bài thuốc uống hoặc bôi dưới đây để giảm đau nhức răng hàm:
Bài thuốc 1:
- Chuẩn bị: Đại táo 5 quả, sinh khương 3 lát, thạch cao 12g, phòng phong 12g, thăng ma 12g, đơn bì 12g, sinh địa 12g, quy vĩ 12g, hoàng liên 10g, bạch chỉ 10g và liên kiều 8g.
- Cách dùng: Đem vị thuốc đã chuẩn bị sắc cùng 700ml nước để uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc 2:
- Chuẩn bị: Hoàng liên 10g, thạch cao 20g và thăng ma 15g.
- Cách dùng: Sắc các vị thuốc trên với nước để uống hết trong ngày, dùng ít nhất 5 ngày sẽ có hiệu quả.
Bài thuốc 3:
- Chuẩn bị: Hoa tiêu, thảo ô chế, xuyên ô chế và thạch cao mỗi loại 40g.
- Cách dùng: Đem các vị thuốc tán thành bột mịn sau đó xát thuốc vào chân răng hàm ở dưới bên trái. Ngậm thuốc trong vòng 3 – 5 phút rồi nhổ bỏ và súc miệng lại bằng nước sạch.
Bài thuốc 4:
- Chuẩn bị các loại dược liệu sau mỗi loại 4g: Phòng phong, xuyên tiêu, tất bát, hương phụ, xuyên tiêu, cao lương khương, tế tân và bạch chỉ.
- Cách dùng: Đem các dược liệu đã chuẩn bị sao giòn rồi mang đi tán thành bột mịn. Sau đó dùng bột thuốc bôi vào vị trí răng đau, giữ khoảng 3 – 5 phút rồi nhổ bỏ.
Điều trị tại nha khoa
Khi đến nha khoa kiểm tra tình trạng đau răng dưới bên trái, bác sĩ sẽ tìm hiểu rõ tình trạng và nguyên nhân gây bệnh cụ thể ở từng bệnh nhân. Sau đó tùy vào từng tình trạng cụ thể mà đưa ra phương pháp điều trị như sau:
- Điều trị đau răng hàm dưới bên trái do sâu răng: Trường hợp sâu nhẹ, bác sĩ tiến hành nạo sạch mô răng đã bị hỏng rồi thực hiện hàn trám hoặc bọc răng sứ để ngăn vi khuẩn phát triển. Nếu bị răng sâu nặng không thể phục hình thì cần nhổ bỏ răng và trồng răng mới để đảm bảo chức năng ăn nhai.
- Điều trị đau do viêm lợi, viêm nướu: Bác sĩ sẽ sử dụng sóng âm cao tầng làm sạch mảng bám và vôi răng. Trường hợp xuất hiện ổ viêm nặng bác sĩ tiến hành nạo ổ viêm rồi vệ sinh khoang miệng sạch sẽ để loại sạch vi khuẩn gây bệnh.
- Đau răng do răng khôn mọc ngầm: Trường hợp răng mọc thẳng nhưng bị lợi trùm thì bác sĩ sẽ tiến hành tách lợi trùm cho răng mọc lên bình thường. Đối với trường hợp răng khôn mọc lệch chèn sang răng hàm thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng. Vì tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ gây ra các bệnh viêm nhiễm và biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Ngoài ra, trong trường hợp bệnh nhân gặp phải cơn đau nhức nghiêm trọng bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng viêm giảm đau sau:
- Paracetamol: Thuốc giảm đau này rất thông dụng và ít tác dụng phụ nên thường được chỉ định cho cả người lớn lẫn trẻ em.
- Thuốc Dorogyne: Loại thuốc này thường được chỉ định cho trường hợp đau răng hàm, viêm nha chu, áp xe răng ở mức độ nặng hơn.
- Franrogyl: Thuốc giảm đau Franrogyl có tác dụng giảm nhanh các cơn đau hay các cảm giác khó chịu trong khoang miệng.
- Rodogyl: Đây là một dạng kháng sinh có chứa Spiramycin và Metronidazol được chỉ định để đặc trị tình trạng nhiễm trùng răng miệng.
Các loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn cơn đau ngay sau khi dùng thuốc. Tuy nhiên, bất kỳ loại thuốc giảm đau kháng viêm nào ít nhiều cũng để lại tác dụng phụ cho cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân không nên tự ý mua và dùng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Cung cấp các giải pháp Nhổ Răng chuẩn quốc tế
Cách bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng đau răng hàm dưới bên trái chủ yếu do bệnh nhân không chú ý chăm sóc sức khỏe răng miệng. Do đó, để phòng ngừa bệnh lý về răng miệng bạn cần chú ý:
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng bàn chải đánh răng, nước súc miệng chuyên dụng và chỉ nha khoa để loại sạch các mảng bám và thức ăn thừa trong kẽ răng.
- Khi đánh răng nên đánh ít nhất 2 lần/ngày bằng chải lông mềm và kem đánh răng có chứa Flour. Đồng thời nên để bàn chải nghiêng góc 45 độ và chải nhẹ nhàng khắp các bề mặt để loại sạch vi khuẩn gây hại.
- Cần tránh các thói quen gây hại cho sức khỏe răng miệng như dùng tăm xỉa răng, nhai đồ vật cứng, ngủ ngáy, bú bình,…
- Nên bổ sung đủ chất dinh dưỡng, nhất là thực phẩm chứa vitamin D, canxi để răng chắc khỏe hơn.
- Cần hạn chế ăn đồ ngọt, tinh bột, nước có gas, hút thuốc lá, uống rượu bia,…
- Nên thường xuyên theo dõi sức khỏe răng miệng, tốt nhất nên thăm khám nha khoa 2 lần/năm để lấy cao răng và phát hiện sớm các bệnh lý nha khoa.
Đau răng hàm dưới bên trái có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày nếu không điều trị dứt điểm. Vì vậy, khi cơn đau ở răng hàm kéo dài trên 2 ngày bạn cần kiểm tra và áp dụng biện pháp điều trị kịp thời.
Xem thêm
Cơ sở chính: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Chi nhánh Sài Gòn 1: 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM
Chi nhánh Sài Gòn 2: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!