Đau Răng Khi Nhai Thức Ăn: Truy Tìm Nguyên Nhân Và Cách Chữa Dứt Điểm

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ nội trú ĐH Y Hà Nội – Phạm Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
  • Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
  • Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
  • Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm

Đau răng khi nhai thức ăn có thể xuất phát từ vấn đề nướu răng, gây viêm mô mềm và tiêu bất thường ổ xương bao [1]. Khi này, nếu áp dụng các mẹo dân gian mà cơn đau không suy giảm, hãy thăm khám bác sĩ nha khoa để được hỗ trợ xử lý đúng cách [2].

Nguyên nhân đau răng khi nhai thức ăn

Hiện tượng đau răng khi nhai thức ăn cứng có thể do một số nguyên nhân sau đây:

Bệnh về nướu

Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến cho bạn mỗi lần nhai thức ăn đều bị đau nhức. Khi viêm nướu diễn ra, nó sẽ khiến khu vực này trở nên vô cùng nhạy cảm, nhất là khi ăn uống. Nướu sưng viêm sẽ dễ bị ê nhức, đau buốt. 

Lúc này, phần nướu sẽ có màu đỏ thẫm hoặc tím, sưng phồng, khi sờ vào thấy khá mềm. Mủ có thể chảy ra ở giữa nướu và răng. Nếu không có phương án điều trị kịp thời nó có thể biến chứng chuyển sang áp xe răng hoặc viêm nha chu.

Truy tìm nguyên nhân đau răng khi nhai thức ăn
Truy tìm nguyên nhân đau răng khi nhai thức ăn

Đau răng khi nhai thức ăn do viêm tủy, sâu răng

Viêm tủy, sâu răng là triệu chứng mà khá nhiều người gặp phải. Sâu răng là bệnh lý răng miệng thường diễn ra khá chậm chạp, từ từ. Lúc này vi khuẩn sẽ tích tụ trên răng tạo ra các mảng bám. Khi ăn nhiều tinh bột, đường thì mảng bám sẽ chuyển sang vôi răng.

Bên trong vôi răng, vi khuẩn sẽ hình thành tạo nên axit. Nó sẽ khiến răng xuất hiện lỗ hổng và hủy hoại phần men răng. Nếu sâu răng không được điều trị sẽ chuyển sang viêm tủy răng. Người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau dữ dội mỗi khi ăn nhai.

Mọc răng khôn

Độ tuổi từ 17 cho tới 25 răng khôn sẽ hình thành. Loại răng này mọc khi xương hàm đã ngừng phát triển, ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình ăn uống do mọc ngầm, mọc lệch. Đau răng khi nhai thịt hoặc đồ ăn khác thường khiến bạn cảm thấy khó chịu. Khu vực mọc răng khôn đau nhức sẽ dẫn tới hiện tượng viêm nhiễm, thậm chí ảnh hưởng tới những răng bên cạnh gây ra u nang xương hàm.

Khu vực mọc răng khôn đau nhức sẽ dẫn tới hiện tượng viêm nhiễm
Khu vực mọc răng khôn đau nhức sẽ dẫn tới hiện tượng viêm nhiễm

Đau răng khi nhai thức ăn do viêm khớp thái dương hàm

Viêm khớp thái dương hàm được biết tới là chứng bệnh không hề hiếm. Xương hàm dưới và xương sọ được nối với nhau bởi khớp thái dương hàm. Đau khớp có thể xảy ra do viêm thoái hóa khớp, thoái hóa khớp, nhiễm khuẩn, va đập mạnh, tai nạn, nhổ răng số 7 hoặc số 8 bị biến chứng…

Nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn tới triệu chứng đau răng sau khi ăn như gặp phải chấn thương ở răng như bị vỡ, mẻ, nứt, răng bị mài mòn cũng dẫn tới đau nhức. Người bệnh có thể đi kèm với một số triệu chứng khác như ê buốt khi ăn đồ lạnh, đồ nóng, đồ ngọt hoặc chua.

Hướng dẫn cách chữa đau răng khi nhai thức ăn hiệu quả

Để chữa đau răng hàm khi nhai thức ăn, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:

Chữa đau răng hàm khi nhai thức ăn với thảo dược tự nhiên

Thảo dược từ tự nhiên được đánh giá là lành tính, giúp giảm triệu chứng ê răng khi nhai hiệu quả:

Túi trà bạch hà

Đây là cách giúp loại bỏ cơn đau răng mang tính tạm thời do trong thành phần của bạc hà có chứa đặc tính làm tê. Bên cạnh đó, nguyên liệu này có còn chứa chất kháng viêm, kháng khuẩn, tannin vô cùng hữu ích. Bạn có thể sử dụng túi trà bạc hà đã được sử dụng để làm dịu khu vực bị kích ứng tại nướu.

Sử dụng túi trà bạc hà đã dùng, bỏ vào trong ngăn đá tủ lạnh. Tiếp đến, cho túi trà đặt vào khu vực răng bị kích ứng trong thời gian 30 phút. Bạn sẽ thấy cơn đau răng giảm đi nhanh chóng.

Hành tây

Trong hành tây có tính kháng viêm, kháng khuẩn
Trong hành tây có tính kháng viêm, kháng khuẩn

Trong hành tây có tính kháng viêm, kháng khuẩn, giúp loại bỏ vi khuẩn ẩn náu bên trong khoang miệng và ngăn sâu răng lây lan. Hơn nữa, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng nguyên liệu này cũng tiêu diệt vi khuẩn gây ra viêm nướu, viêm răng, hạn chế chảy máu nướu răng. Trong lành tây cũng có chứa lưu huỳnh. Khi đi vào khoang miệng sẽ tiếp xúc cùng nước bọt để tạo ra axit sunfuric giúp giảm đau và gây tê.

Sử dụng lát hành nhai trực tiếp cho tới khi mùi nồng hết. Hãy nhai cho tới khi nào bạn cảm thấy răng đỡ đau thì có thể dừng lại.

Tỏi

Tỏi là thảo dược có chứa hợp chất giúp hệ miễn dịch thúc đẩy, ngăn chặn viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi còn giúp loại bỏ vi khuẩn có hại gây nên mảng bám và giảm đau răng hàm khi nhai thức ăn hiệu quả. Trong tỏi có thêm allicin giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ra sâu răng.

Đem tỏi lột bỏ phần vỏ ngoài, sau đó nhai trực tiếp vào khu vực răng đang bị đau. Nếu sử dụng 1 tép tỏi triệu chứng chưa hết thì nhai tiếp tép thứ 2.

Cách chữa đau răng khi nhai thức ăn tại nha khoa

Tùy vào từng nguyên nhân gây đau răng và mức độ mà sẽ có phương án điều trị khác nhau. Sau đây sẽ là một số phương pháp điều trị đau răng khi nhai tại nha khoa dựa vào nguyên nhân gây bệnh:

Trị đau răng do sâu răng

Với trường hợp này, bác sĩ sẽ phái sử dụng phương pháp trám răng tại khu vực răng bị sâu. Với trường hợp sâu răng nặng đã xâm nhập vào bên trong tủy răng thì sẽ phải thực hiện điều trị tủy. Quá trình này gồm có các bước loại bỏ tủy răng hoàn toàn, kể cả mạch máu và dây thần kinh. Phần bên trong của răng được vệ sinh sạch sẽ rồi sử dụng vật liệu trợ hàn lại.

Trị đau răng do áp xe răng

Bệnh nhân bị áp xe răng, lúc này bên trong đã bị nhiễm trùng khá nặng. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định cho sử dụng thuốc kháng sinh để cải thiện tình trạng răng miệng. Nếu như nhiễm trùng đã lan đi rộng, người bệnh sẽ phải kết hợp thêm một số phương pháp khác để ngăn chặn sự lây lan.

Bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để giảm viêm nhiễm
Bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để giảm viêm nhiễm

Trị đau răng do áp xe nha chu

Trường hợp đau răng do áp xe nha chu, bác sĩ sẽ phải sử dụng thủ thuật dẫn lưu để loại bỏ mủ ra bên ngoài. Tiếp đến, bác sĩ sẽ thực hiện sát trùng, xử lý vết thương tại khu vực bị áp xe để loại bỏ triệt để mầm bệnh.

Dựa vào từng mức độ áp xe, bác sĩ sẽ chỉ định thêm cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị bạn cũng cần sử dụng thêm nước súc miệng có chlorhexidine để phục hồi. Mỗi ngày cần phải đánh răng thật nhẹ nhàng để không làm vết thương bị kích ứng.

Trị đau răng do bị nứt răng, gãy răng

Với trường hợp nứt răng, gãy răng bệnh nhân sẽ được chỉ định đặt mão răng mới. Đây là phương pháp có tác dụng trong việc thay thế cấu trúc răng đã bị mất, đồng thời bảo vệ răng miệng tránh khỏi các tổn thương.

Hệ thống Nha khoa ViDental

Cung cấp các giải pháp Nhổ Răng chuẩn quốc tế

Cách phòng ngừa đau răng khi nhai thức ăn

Muốn không bị triệu chứng đau răng khi nhai thức ăn ghé thăm, bạn cũng cần tuân thủ một số điều sau đây:

Mỗi năm cần tới nha sĩ khám răng ít nhất 2 lần
Mỗi năm cần tới nha sĩ khám răng ít nhất 2 lần
  • Mỗi ngày cần phải đánh răng 2 lần với kem đánh răng có chứa fluoride. Nó có tác dụng giúp loại bỏ mảng bám cứng đầu, ngăn không cho vi khuẩn có cơ hội tấn công.
  • Kết hợp sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ mảng bám còn mắc kẹt tại kẽ răng.
  • Từ bỏ những thói quen xấu làm ảnh hưởng tới răng như sử dụng rượu bia, cà phê, đồ ngọt, tinh bột… Thay vào đó cần bổ sung thêm các thực phẩm chứa canxi, vitamin, khoáng chất tốt cho răng.
  • Mỗi năm cần tới nha sĩ khám răng ít nhất 2 lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng thể hoặc lấy cao răng.

Trên đây là một số nguyên nhân cũng như cách điều trị đau răng khi nhai thức ăn hiệu quả. Muốn xác định chính xác tình trạng bệnh, bạn cần tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, tuyệt đối không nên trì hoãn khiến cho bệnh thêm nghiêm trọng.

Xem thêm

Nha Khoa ViDental - Hệ Thống Nha Khoa Quốc Tế Chuẩn AIFC

Cơ sở chính: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Chi nhánh Sài Gòn 1: 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Chi nhánh Sài Gòn 2: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Thông tin hàng tuần
Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí

Vấn đề bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mất Răng Số 6 Có Niềng Được Không, Dùng Phương Pháp Nào?
Mất Răng Số 6 Có Niềng Được Không, Dùng Phương Pháp Nào?

Nội dung bài viếtNguyên nhân đau răng khi nhai thức ănBệnh về nướuĐau răng khi nhai thức ăn do viêm tủy, sâu răngMọc răng khônĐau...

Cấu Tạo Implant Gồm Những Phần Nào? Tiêu Chí Lựa Chọn
Cấu Tạo Implant Gồm Những Phần Nào? Tiêu Chí Lựa Chọn

Nội dung bài viếtNguyên nhân đau răng khi nhai thức ănBệnh về nướuĐau răng khi nhai thức ăn do viêm tủy, sâu răngMọc răng khônĐau...

Niềng Răng Có Bị Rụng Răng Không? Cần Lưu Ý Gì?
Niềng Răng Có Bị Rụng Răng Không? Cần Lưu Ý Gì?

Nội dung bài viếtNguyên nhân đau răng khi nhai thức ănBệnh về nướuĐau răng khi nhai thức ăn do viêm tủy, sâu răngMọc răng khônĐau...

Top 6 Bàn Chải Cho Người Niềng Răng Chất Lượng Nhất
Top 6 Bàn Chải Cho Người Niềng Răng Chất Lượng Nhất

Nội dung bài viếtNguyên nhân đau răng khi nhai thức ănBệnh về nướuĐau răng khi nhai thức ăn do viêm tủy, sâu răngMọc răng khônĐau...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

messenger Messenger
zalo Zalo
phone Hotline
uudai Xem ưu đãi