Đeo Thun Liên Hàm Có Tác Dụng Gì? Sử Dụng Trong Giai Đoạn Nào?

bs-thai
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thái
  • Bác sĩ CKII chuyên khoa Răng Hàm Mặt
  • 1 trong 10 bác sĩ ĐẦU TIÊN tại Hà Nội đạt chứng chỉ Invisalign
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa - Cấp tại Los Angeles
  • Chủ tịch Hiệp hội Nha khoa tư nhân Việt Nam
  • Thành viên BCH Hiệp hội Nha chu Việt Nam
  • Đại sứ thương hiệu Mylis Arrow Implants System

Đeo thun liên hàm có tác dụng tạo lực kéo mạnh hơn cho dây cung, giúp quá trình di chuyển răng đến vị trí mong muốn nhanh hơn [1]. Việc sử dụng thun liên hàm không bắt buộc, phụ thuộc vào tình trạng dịch chuyển răng thực tế và cần có sự đánh giá từ bác sĩ nha khoa [2].

Tác dụng của thun liên hàm trong niềng răng

Đeo thun liên hàm (chun liên hàm) hiện nay là phương pháp được sử dụng phổ biến trong quá trình niềng răng để tạo lực kéo mạnh mẽ trên dây cung và răng. Khí cụ được dùng là thun liên hàm, chúng là chiếc vòng cao su, có độ đàn hồi cao. Thun liên hàm được gắn vào các mắc cài trên răng hoặc có thể được gắn vào các minivis để tạo lực kéo. 

Đeo thun liên hàm là một thủ thuật chỉnh nha phổ biến
Đeo thun liên hàm là một thủ thuật chỉnh nha phổ biến

Đeo thun liên hàm đúng cách tạo áp lực liên tục trên răng và dây cung, tạo ra lực kéo đủ mạnh để di chuyển răng từ vị trí hiện tại đến vị trí mong muốn. Từ đó, khí cụ này giúp giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến tác động chỉnh nha, bao gồm:

  • Căn chỉnh răng khểnh: Răng khểnh thường nằm ngoài dãy cung răng chuẩn. Thun liên hàm tạo áp lực để đưa chúng về vị trí đúng.
  • Căn chỉnh răng mọc quá cao hoặc quá thấp: Nếu răng mọc quá cao so với xương hàm hoặc quá thấp, thun liên hàm có thể giúp điều chỉnh chúng.
  • Điều chỉnh răng lệch: Nếu răng mọc lệch so với dãy cung răng chuẩn, thun liên hàm có thể được sử dụng để đưa chúng về vị trí đúng.
  • Xử lý răng chìa ra trước hoặc sau: Thun liên hàm cũng có vai trò trong việc đưa răng chìa ra trước hoặc sau so với dãy cung răng chuẩn về vị trí đúng.
  • Cải thiện khớp cắn đều và không bị lệch: Thun liên hàm có thể giúp tạo sự cân đối giữa hai hàm, đảm bảo khớp cắn đúng và không có sự lệch.

Trong quá trình chỉnh nha, bác sĩ nha khoa sẽ xác định tình trạng răng và khớp cắn của bệnh nhân, sau đó quyết định liệu việc sử dụng thun liên hàm là cần thiết hay không. Thun liên hàm giúp tối ưu hóa quá trình chỉnh nha, đảm bảo rằng răng di chuyển đúng hướng và không gây ra sai lệch trong khớp cắn.

ĐỌC THÊM: Dây Cung Niềng Răng – Tổng Hợp Thông Tin Quan Trọng.

Niềng răng giai đoạn nào cần đeo thun liên hàm?

Giai đoạn bệnh nhân được bác sĩ nha khoa yêu cầu đeo thun liên hàm trong quá trình niềng răng có thể khác nhau tùy theo tình trạng cụ thể của từng người và quyết định của nha sĩ.

Thông thường bác sĩ sẽ đánh giá có cần thiết sử dụng thun liên hàm hay không qua các tiêu chí:

  • Quá trình răng di chuyển diễn ra như thế nào?
  • Mức độ sai lệch các răng trên cung hàm?
  • Mức độ sai lệch khớp cắn nhiều hay ít?

Thời điểm thường được chỉ định sử dụng đeo thun liên hàm khoảng sau 4 – 5 tháng chỉnh nha. Có trường hợp cần đeo thun liên hàm ngay khi bắt đầu niềng răng.

Thời gian đeo thun liên hàm hàng ngày cũng quan trọng. Lý tưởng nhất, người niềng răng nên đeo thun liên hàm trong khoảng 20 giờ mỗi ngày, bao gồm cả khi ngủ. Thun chỉ nên được tháo ra khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng. Điều này đảm bảo rằng lực kéo từ thun liên hàm có thể hoạt động hiệu quả để đưa răng về vị trí mong muốn và cân đối khớp cắn.

XEM NGAY: Niềng Răng Mất Bao Lâu

Cần đảm bảo đeo thun liên hàm đúng cách
Cần đảm bảo đeo thun liên hàm đúng cách

Lưu ý khi sử dụng thun liên hàm khi chỉnh nha

Bên cạnh hướng dẫn đeo thun liên hàm ở trên, bạn cũng cần tuân theo một số lưu ý quan trọng khác như:

  • Tháo dây thun khi ăn uống và vệ sinh răng miệng: Để tránh tình trạng thun bị đứt, gây đau và chảy máu răng, người dùng nên tháo dây thun mỗi khi ăn uống hoặc đánh răng. Sau khi hoàn thành, đeo thun lại theo hướng dẫn.
  • Thay dây thun đều đặn: Mỗi ngày, nên thay dây thun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 12 tiếng để đảm bảo độ đàn hồi của thun và duy trì hiệu quả của việc chỉnh nha.
  • Mang dây thun dự phòng khi ra ngoài: Mang theo dây thun dự phòng khi ra ngoài giúp tránh tình trạng bị rơi, mất hoặc hỏng dây thun đang sử dụng.
  • Rửa tay sạch sẽ khi đeo hoặc tháo thun liên hàm: Điều này đảm bảo rằng thun không bị nhiễm vi khuẩn và có thể đeo mà không gây nguy cơ nhiễm trùng.
  • Bảo quản dây thun cẩn thận: Dây thun cần được bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp và không nên để dây thun ở khu vực ẩm ướt.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Rửa răng miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày sử dụng bàn chải lông mềm kết hợp với bàn chải kẽ. Ngoài ra, để loại bỏ toàn bộ mảng bám, tránh tình trạng răng miệng, thun bị ố vàng, bạn nên sử dụng thêm tăm nước, chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng khi vệ sinh.
  • Không tự ý dùng nhiều thun cùng lúc: Sử dụng nhiều thun cùng lúc có thể ảnh hưởng xấu đến chân răng và không hiệu quả trong việc chỉnh nha.
  • Không há miệng quá to: Không nên há miệng quá to khi đeo thun, vì điều này có thể làm mất tính co giãn của thun, dễ bị đứt và rơi vào bên trong miệng.
Không nên há mồm quá to khi đang đeo thun
Không nên há mồm quá to khi đang đeo thun

Câu hỏi liên quan

Dưới đây là giải đáp chi tiết cho một số thắc mắc mà người đeo thun liên hàm có thể gặp phải:

Khi bạn đeo thun liên hàm trong quá trình niềng răng, có khả năng bạn sẽ gặp phải tình trạng nuốt phải thun liên hàm, đặc biệt là trong những giai đoạn đầu khi bạn chưa quen với dụng cụ này. Tuy nhiên, việc nuốt phải thun liên hàm không gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của bạn, vì thun thường được làm từ các chất liệu an toàn cho sức khỏe và sẽ được tiêu hóa hoặc đào thải tự nhiên qua hệ tiêu hóa mà không gây ra vấn đề nguy hiểm.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc nuốt phải thun liên hàm thường là do thun bị tuột ra khỏi răng hoặc dây thun không được cắt đúng chiều dài. Để tránh tình trạng thun liên hàm không phù hợp, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Kiểm tra thun thường xuyên: Hãy kiểm tra thun liên hàm thường xuyên để đảm bảo rằng chúng vẫn đang đeo đúng cách và không bị tuột ra khỏi răng.
  • Cắt dây thun đúng chiều dài: Hãy tuân thủ hướng dẫn của nha sĩ về việc cắt dây thun theo chiều dài được chỉ định để tránh tình trạng dây quá dài có thể gây ra sự cố.
  • Tuân thủ lời khuyên của nha sĩ: Luôn tuân thủ các chỉ dẫn và lời khuyên của bác sĩ nha khoa trước, trong quá trình niềng răng nói chung và đeo thun liên hàm nói riêng.

 

Tuy việc nuốt phải thun liên hàm không có nguy cơ lớn cho sức khỏe, bạn nên luôn duy trì sự cẩn thận trong việc đeo và quản lý thun liên hàm để tránh tình trạng này xảy ra thường xuyên.

Khi đeo chun liên hàm trong quá trình niềng răng, một số người có thể trải qua cảm giác đau và khó chịu, tùy thuộc vào tình trạng cơ địa và quá trình di chuyển của răng. Lý do chính dẫn tới cảm giác này là khi mắc chun liên hàm, răng phải chịu tác động lực kéo đủ mạnh để dịch chuyển và cân đối khớp cắn, điều này có thể gây ra một số cảm giác không thoải mái.

Tuy nhiên, cảm giác đau và khó chịu thường xuất hiện ở giai đoạn đầu khi chưa quen với thun liên hàm. Sau một thời gian, cung răng thích nghi với độ kéo của thun và cảm giác này sẽ giảm dần. Để giảm nhanh cơn đau, bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

 

  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Một số người có thể tìm cách giảm đau bằng cách chườm nóng hoặc chườm lạnh khu vực bị đau. Tuy nhiên, không nên tự ý tháo ra thun liên hàm, vì việc này có thể ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của quá trình niềng răng.
  • Kiên nhẫn và cố rời sự chú ý đi việc khác: Cảm giác đau và khó chịu thường chỉ tồn tại trong giai đoạn đầu. Người niềng răng cần kiên nhẫn và không nên lo lắng quá nhiều, vì sau một thời gian, cảm giác này sẽ giảm đi và cung răng sẽ thích nghi. Những khi đau nhức, bạn có thể rời sự tập trung đến những thứ khác như phim ảnh, truyện, công việc để quên đi cảm giác khó chịu và đau nhức.

Tuy nhiên, nếu cảm giác đau quá mức hoặc kéo dài quá lâu sau nhiều ngày bắt đầu đeo thun liên hàm thì tham khảo ý kiến của nha sĩ là cách tốt để đảm bảo rằng quá trình niềng răng diễn ra một cách an toàn và hiệu quả.

Trong lần đầu đeo thun liên hàm, bạn cần được tư vấn và thực hiện bởi bác sĩ điều trị theo lộ trình chỉnh nha đã được xác định chính xác. Tuy nhiên, sau đó, việc tháo thun liên hàm đã giãn để bỏ đi, thay thun mới cần được thực hiện hàng ngày. Do đó  việc tự đeo thun liên hàm tại nhà lúc này là một phần quan trọng của quá trình niềng răng.

 

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần thay thun tối thiểu 2 - 3 lần mỗi ngày, với khoảng thời gian ít nhất là 12 tiếng mỗi lần thay. Cách đeo thun liên hàm rất đơn giản và dễ thực hiện, đã được hướng dẫn chi tiết phía trên.

Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu chi tiết về phương pháp đeo thun liên hàm trong chỉnh nha để giúp bạn đọc nắm rõ hơn về công dụng, phân loại, cách thực hiện và lưu ý khi sử dụng loại khí cụ niềng răng này. Việc sử dụng thun liên hàm không bắt buộc, tuy nhiên khi áp dụng cũng thực hiện đúng phương pháp để đảm bảo hiệu quả.

XEM THÊM CÁC CHỦ ĐỀ: 

GỢI Ý THÔNG TIN NIỀNG RĂNG MỚI NHẤT

Xem thêm

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng Và Những Điều Cần Biết
Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng: Lợi Ích Và Lưu Ý Quan Trọng

Lợi ích của việc kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ Việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ mang...

Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách
Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách

Máy tăm nước là gì? Ưu nhược điểm cụ thể Tăm nước là một thiết bị sử dụng dòng nước rung có áp suất cao...

Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện
Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện

Scan răng 3D là gì? Ưu điểm nổi bật Scan răng 3D còn được gọi là lấy dấu kỹ thuật số (Oral Scan) hay dịch...

Kỹ thuật chụp 3 chiều cho hình ảnh chất lượng cao
Chụp X-Quang Răng: 5 Điều Cần Biết Trước Khi Thực Hiện

Chụp X-quang răng là gì? Khi nào cần thực hiện? Chụp X quang răng là kỹ thuật giúp ghi lại rõ hình ảnh trong khoang...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Messenger zalo
0987.933.309