20 Loại Khí Cụ Chỉnh Nha Phổ Biến Nhất Dùng Trong Nha Khoa

bs-thai
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thái
  • Bác sĩ CKII chuyên khoa Răng Hàm Mặt
  • 1 trong 10 bác sĩ ĐẦU TIÊN tại Hà Nội đạt chứng chỉ Invisalign
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa - Cấp tại Los Angeles
  • Chủ tịch Hiệp hội Nha khoa tư nhân Việt Nam
  • Thành viên BCH Hiệp hội Nha chu Việt Nam
  • Đại sứ thương hiệu Mylis Arrow Implants System

Khí cụ chỉnh nha không thể thiếu trong quá trình thực hiện niềng răng bao gồm:

  1. Niềng răng mắc cài kim loại: Mắc cài, dây cung, minivis, band niềng,... [1]
  2. Niềng răng trong suốt: Khay niềng, Attachment. [2]
  3. Niềng răng trẻ em: Twinblock, Facemask, Quad Helix,... [3]

Ngoài những khí cụ bắt buộc như trên, có nhiều dụng cu nha khoa khác cũng được sử dụng để hỗ trợ quá trình niềng diễn ra thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn.

Khí cụ chỉnh nha là gì?

Khí cụ chỉnh nha hay khí cụ niềng răng là các dụng cụ nha khoa được sử dụng để hỗ trợ quá trình dịch chuyển các răng về đúng vị trí trên cung hàm, từ đó khách hàng có được hàm răng đều đẹp, khớp cắn chuẩn hơn. Bất kể là bạn niềng răng mắc cài hay niềng răng trong suốt cũng cần đến khí cụ chuyên dụng để có một hệ thống chỉnh nha hoàn chỉnh. 

Khí cụ chỉnh nha giúp các răng dịch chuyển về đúng vị trí
Khí cụ chỉnh nha giúp các răng dịch chuyển về đúng vị trí

Trong nha khoa có rất nhiều loại khí cụ chỉnh nha khác nhau, tùy từng tình trạng, nhu cầu, mức độ sai lệch của răng và xương hàm mà bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng kết hợp nhiều loại dụng cụ đồng thời. Thông thường, một số khí cụ được gắn cố định nhằm đảm bảo độ chắc chắn, giúp duy trì lực kéo ổn định trong quá trình niềng răng. Trong khi đó những khí cụ khác lại có khả năng tháo lắp linh hoạt trong quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

Các loại khí cụ chỉnh nha phổ biến ở nha khoa hiện nay

Có rất nhiều loại khí cụ chỉnh nha, mỗi loại sẽ có chức năng riêng và ứng dụng trong các trường hợp khác nhau. Ngoài ra, tùy từng phương pháp thực hiện mà khí cụ niềng răng cũng không giống nhau.

Khí cụ chỉnh nha thường dùng khi niềng răng mắc cài

Niềng răng mắc cài là kỹ thuật truyền thống, đã xuất hiện từ rất lâu trước đó và hiện nay vẫn được nhiều khách hàng lựa chọn vì cho hiệu quả nhanh. Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ gắn mắc cài và một số dụng cụ chuyên dụng lên răng, từ đó tạo lực kéo để nắn chỉnh răng về đúng vị trí, khắc phục tình trạng sai lệch, khấp khểnh, lộn xộn. 

Khí cụ nha khoa dùng trong niềng răng mắc cài bao gồm:

Mắc cài

Mắc cài (Bracket) là dụng cụ được bác sĩ gắn trực tiếp lên bề mặt răng để giúp răng dễ dàng dịch chuyển đúng hướng với lực kéo đã được tính toán từ trước. Mắc cài thường được chế tác từ nhiều loại vật liệu khác nhau, phổ biến nhất là kim loại, sứ, pha lê, trong đó mắc cài sứ, pha lê có màu trắng trong tương tự răng thật nên đảm bảo tính thẩm mỹ cao hơn.

Có 2 loại mắc cài thường dùng hiện nay
Có 2 loại mắc cài thường dùng hiện nay

Trong chỉnh nha bằng mắc cài, người ta chia thành 2 loại là mắc cài thường và mắc cài tự buộc:

  • Mắc cài thường: Sau khi gắn mắc cài lên răng, bác sĩ sẽ sử dụng thun buộc để giữ dây cung trong mắc cài, tuy nhiên sau một thời gian ngắn, độ đàn hồi của dây thun bị giảm đáng kể nên không thể giữ chắc dây cung, làm ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha. Do đó khách hàng được khuyến khích thăm khám nha khoa nhiều lần để bác sĩ thay thun cũng như siết răng định kỳ.
  • Mắc cài tự buộc: Loại mắc cài này có sự cải tiến hơn rất nhiều so với mắc cài thường bởi có nắp trượt tự động thay thế cho thun buộc nhằm cố định dây cung trong rãnh mắc cài. Nhờ giữ được lực tác động lên răng ổn định nên các răng có thể nhanh chóng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm.

Dây cung

Dây cung (Archwires) là một trong những khí cụ không thể thiếu khi chỉnh nha mắc cài. Dụng cụ này được thiết kế dài, mảnh, thường được gắn cố định với những mắc cài nằm trên thân răng bằng thun buộc hoặc chốt tự động.

Dây cung có chức năng tạo lực kéo để các răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Cụ thể áp lực do khí cụ này tạo ra sẽ khắc phục tình trạng sai lệch hiệu quả. 

Hiện nay có rất nhiều loại dây cung phổ biến tại nha khoa đó là dây cung Titan – Beta, dây cung Niken – Titan, dây cung Stainless Steel, dây cung Cobalt – Chromium, dây cung kim loại quý,…

TÌM HIỂU THÊM: Dây cung niềng răng dùng để làm gì?

Band

Band hay chính là khâu chỉnh nha – một vòng kim loại nhỏ có cấu tạo giống với hình dáng răng, thường được gắn vào răng hàm số 6 hoặc số 7 để tạo điểm tựa giữ hệ thống mắc cài được chắc chắn hơn. Đây là khí cụ niềng răng được dùng suốt từ khi bắt đầu đến khi kết thúc quá trình chỉnh nha với nhiệm vụ hỗ trợ tác động lực lên hàm răng.

Band là vòng kim loại nhỏ có cấu tạo giống với hình dáng răng
Band là vòng kim loại nhỏ có cấu tạo giống với hình dáng răng

Một số nghiên cứu thực tế còn chỉ ra rằng band niềng răng sẽ giảm đáng kể thời gian đeo niềng, tuy nhiên không phải tất cả trường hợp đều cần dùng đến band. Bác sĩ nha khoa cho biết band chỉ sử dụng khi cần dùng đến khí cụ nong hàm hoặc với đối tượng có thân răng ngắn, gắn mắc cài dễ bị bung tuột. 

Band trong chỉnh nha thường bao gồm:

  • Móc bên ngoài để móc chun hoặc lò xo.
  • Ống phía má dùng cho mục đích luồn dây cung.
  • Ống phía lưỡi dùng khi gắn khí cụ chỉnh nha.

Hook

Hook cũng là một dụng cụ không thể thiếu trong bộ khí cụ chỉnh nha. Chúng có dạng móc, thường được dùng để gắn thun. Bác sĩ có thể gắn hook ở răng nanh, răng cối nhỏ, mắc cài của răng cối lớn hoặc band.

Có rất nhiều loại hook khác nhau như hook thẳng, hook cong, hook 1 móc, hook 3 móc, hook chăn đuôi. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ lựa chọn sử dụng loại hook phù hợp và có thể kết hợp cùng các khí cụ khác như dây thun, dây cung, minivis nhằm mục đích kéo liên kết hai hàm lại với nhau.

Minivis

Minivis chính là vít niềng răng, có hình xoắn ốc và thường có kích thước khá nhỏ với đường kính 1,4 – 2mm và chiều dài từ 6 – 12mm. Minivis được dùng để tạo điểm neo vững chắc, từ đó kết nối với hệ thống mắc cài để răng nhanh chóng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm, từ đó điều chỉnh khớp cắn chuẩn hơn.

Trên thực tế không phải tất cả những người niềng răng đều phải bắt vít niềng răng. Các bác sĩ cho biết Minivis thường dùng trong trường hợp răng hô, răng hàm quá cứng, nhổ bỏ răng số 4 hoặc số 5, mất nhiều răng,….

Minivis chính là vít niềng răng, có hình xoắn ốc
Minivis chính là vít niềng răng, có hình xoắn ốc

Lò xo

Lò xo là một trong các loại khí cụ chỉnh nha phổ biến hiện nay, thường sử dụng trong các trường hợp niềng răng với mắc cài. Lò xo được làm từ vật liệu thép không gỉ, cấu tạo gồm nhiều vòng tròn nối tiếp nhau, yêu cầu phải có độ đàn hồi tốt để không gây trở ngại cho các hoạt động của răng hàm. Thông thường lò xo được gắn vào hàm kết nối với dây cung phía sau răng số 3.

Lò xo trong nha khoa được chia thành 3 loại chính là:

  • Lò xo đẩy có thể tạo thêm khoảng trống giữa các răng.
  • Lò xo kéo dùng để đóng lại khoảng trống sau khi nhổ răng hoặc do răng thưa.
  • Lò xo duy trì nhằm mục đích duy trì khoảng trống giữa các răng trên cung hàm.

Thun chuỗi

Thun chuỗi (Memory Chain) là một dải cao su với nhiều vòng chữ O được kết nối với nhau, thường được gắn trực tiếp lên hệ thống mắc cài nhằm mục đích đóng những khoảng trống giữa các răng trong quá trình niềng.

Thun chuỗi niềng răng được làm từ vật liệu cao su thân thiện với cơ thể, lành tính, không gây kích ứng và đặc biệt phải có tính đàn hồi hoàn hảo để không gây cản trở quá trình chỉnh nha. Thông thường thun dùng trong niềng răng mắc cài có đến 28 màu sắc khác nhau để khách hàng dễ dàng lựa chọn.

Khí cụ nong hàm

Khí cụ nong hàm cũng thường xuyên được sử dụng trong quá trình chỉnh nha để tăng diện tích vòm miệng, tạo khoảng trống trên cung hàm để các răng mọc lệch dễ dàng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn.

Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thiết bị nong hàm cho những trường hợp có vòm hàm quá hẹp, hàm bị lệch, méo hoặc không đủ khoảng trống để sắp xếp răng. Theo quy trình đúng chuẩn, nong hàm sẽ được thực hiện trước khi gắn các khí cụ nha khoa như mắc cài, dây cung,… Thời gian đeo nong hàm dao động từ 1 – 6 tháng tùy từng tình trạng khấp khểnh của từng người. 

Khí cụ nong hàm giúp tăng diện tích vòm miệng
Khí cụ nong hàm giúp tăng diện tích vòm miệng

Thun liên hàm

Thun liên hàm (Rubber bands) được bác sĩ chỉ định dùng với đối tượng có răng khểnh, hàm răng mọc lệch hẳn về phía trên hoặc cần điều chỉnh lại khớp cắn giữa 2 hàm. Thun liên hàm có thiết kế tương tự những chiếc thun thông thường nhưng có độ đàn hồi khá cao, bên cạnh đó cũng được làm từ chất liệu cao su đảm bảo an toàn tuyệt đối với răng, nướu và các bộ phận khác trong khoang miệng.

Trong quá trình chỉnh nha, một đầu thun liên hàm được đặt trực tiếp ở mắc cài hàm trên, trong khi đó đầu còn lại được gắn vào mắc cài hàm dưới để tạo lực kéo vừa đủ, giúp các răng dịch chuyển dễ dàng hơn. 

Thun tách kẽ

Thun tách kẽ chính là dây cao su được thiết kế theo dạng hình tròn hoặc là các thanh kim loại hình chữ L thường được gắn trực tiếp vào các kẽ của răng hàm số 5, 6. 7, tuy nhiên thun cao su được sử dụng phổ biến hơn cả.

Khí cụ chỉnh nha này được dùng trong trường hợp cần nong rộng hai răng để tạo khoảng trống giúp bác sĩ đặt khâu hoặc band vào răng. 

Thun tách kẽ được bác sĩ chỉ định khách hàng sử dụng trước khi gắn mắc cài khoảng 1 tuần và đặt trực tiếp ở kẽ răng hàm dưới. Chú ý suốt thời gian mang thun tách kẽ, bạn không nên ăn thực phẩm quá dai, cứng vì lực mạnh tác động lên răng sẽ khiến thun dễ dàng rơi ra ngoài. 

Sáp nha khoa

Khi niềng răng bằng mắc cài, hệ thống khí cụ có thể cọ xát vào nướu, mô mềm gây trầy xước, đau nhức, khi đó sử dụng sáp nha khoa là việc làm cần thiết để giảm ma sát, đau nhức. Sáp nha khoa là chất trong suốt, khá mềm, có thể tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc miệng.

Sáp nha khoa được làm từ các thành phần rất lành tính nên vô cùng an toàn, vì thế nếu vô tình nuốt phải cũng không gây hại cho cơ thể, tuy nhiên nếu ăn uống hoặc vệ sinh bạn vẫn cần tháo ra.

Sáp nha khoa giảm trầy xước nướu, mô mềm
Sáp nha khoa giảm trầy xước nướu, mô mềm

Hàm duy trì

Đa số những trường hợp niềng răng cần phải đeo hàm duy trì trong khoảng 1 – 2 năm để đảm bảo hiệu quả cao nhất, vì thế đây là khí cụ niềng răng đặc biệt quan trọng. Hàm duy trì có tác dụng giữ răng chắc chắn khớp cắn ổn định, tránh trường hợp răng dịch chuyển về vị trí cũ vì sau khi tháo niềng, hàm răng đã đẹp hài hòa nhưng vẫn chưa thực sự ổn định.

Thực tế đã có rất nhiều trường hợp không đeo hàm duy trì và quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến răng nhanh chóng bị xô lệch, chạy về vị trí cũ, thậm chí các răng bị ê buốt hay lung lay. 

Tại các nha khoa hiện nay có 2 loại hàm duy trì là cố định và tháo lắp, tùy từng tình trạng cụ thể và nhu cầu riêng của từng khách hàng mà bác sĩ sử dụng khí cụ phù hợp.

Kìm nha khoa

Kìm chỉnh nha là khí cụ được làm từ vật liệu thép không gỉ với nhiều hình dạng khác nhau và có nhiều công dụng, cụ thể:

  • Kìm bấm Hook TC: Thường được dùng để bấm các hook trên dây cho những trường hợp cần hook để mang thun hoặc lò xo. Loại kìm này có thiết kế gọn nhẹ, vừa tay để khi bấm hook được chắc chắn, không gặp hiện tượng xoay lệch.
  • Kìm bẻ đuôi dây Niti: Đây là loại kìm có khả năng bẻ cong phần đuôi dây cung khi niềng răng. Kìm bẻ đuôi dây Niti có thiết kế thông minh với lòng máng cong để bác sĩ dễ dàng thực hiện các thao tác.
  • Kìm tháo mắc cài: Loại kìm này chuyên dùng để tháo mắc cài trên răng sau khi kết thúc quá trình chỉnh nha. Theo cơ chế hoạt động, kìm có khả năng kẹp chặt mắc cài theo cả chiều dọc và chiều ngang, đồng thời đầu kìm có 2 mỏ cong đặt bên trên và dưới mắc cài, từ đó bác sĩ sẽ dễ dàng tháo khí cụ này ra mà không cần sử dụng quá nhiều lực tác động.
Kìm tháo mắc cài sử dụng khi kết thúc chỉnh nha
Kìm tháo mắc cài sử dụng khi kết thúc chỉnh nha
  • Kìm chỉnh nha cạo vật liệu dư: Loại kìm này được dùng với mục đích loại bỏ những vật liệu dư thừa trên răng sau khi đã tháo mắc cài. Đây là khí cụ chỉnh nha có thiết kế vừa với vòm miệng của khách hàng để bác sĩ dễ dàng kiểm soát trong suốt quá trình thực hiện và hạn chế tối đa tổn thương mô mềm trong khoang miệng.
  • Kìm Weingart: Được dùng để đặt dây cung trong rãnh mắc cài, đồng thời uốn cong phần cuối của dây cung. Theo thiết kế chung, đầu kìm có răng cửa để giữ dây cung chắc chắn ở mọi góc độ. Đặc biệt kìm Weingart có phần đầu thon, hơi cong và được bo tròn để dễ dàng kẹp dây giữa 2 mắc cài, đảm bảo tính chính xác và an toàn. 

Khi cụ chỉnh nha trong niềng răng trong suốt

Bên cạnh niềng răng mắc cài thì phương pháp chỉnh nha với khay niềng trong suốt cũng rất phổ biến hiện nay bởi có nhiều ưu điểm vượt trội. Do có nhiều cải tiến trong thiết kế, cơ chế hoạt động nên các khí cụ chỉnh nha dùng trong dịch vụ này cũng được giảm đáng kể. Cụ thể khi niềng răng trong suốt chỉ cần 2 khí cụ chính:

Khay niềng trong suốt

Khay niềng trong suốt được thiết kế với bề mặt trơn nhẵn, có kích thước riêng phù hợp với hàm răng của từng người, cho tác dụng tạo lực nắn chỉnh các răng về đúng vị trí trên cung hàm, khắc phục tình trạng răng lệch lạc, lộn xộn.

Khí cụ này thường được làm từ vật liệu cao cấp, đã được kiểm định và chứng minh về độ an toàn, lành tính với khoang miệng, đặc biệt khay niềng trong suốt có bề mặt nhẵn nên không làm tổn thương đến nướu hay mô mềm.

Thêm một ưu điểm của niềng răng trong suốt là bạn có thể dễ dàng tháo lắp khay niềng trong trường hợp ăn uống, vệ sinh, tuy nhiên vẫn cần đảm bảo đeo khí cụ đúng thời gian bác sĩ yêu cầu.

THAM KHẢO: Niềng răng trong suốt hiệu quả thế nào?

Khay niềng trong suốt đảm bảo tính thẩm mỹ cao
Khay niềng trong suốt đảm bảo tính thẩm mỹ cao

Attachment

Attachment chính là những nút nhựa được làm từ vật liệu Composite, được bác sĩ gắn lên răng thông qua keo nha khoa chuyên dụng. Attachment được thiết kế với nhiều hình dáng khác nhau và màu sắc tương tự răng thật, đảm bảo tính thẩm mỹ cao.

Loại khí cụ này được sử dụng để hỗ trợ tạo lực cho khay trong và đóng khoảng vị trí nhổ răng, từ đó các răng có thể dịch chuyển về đúng vị trí giống như phác đồ bác sĩ đưa ra. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định dùng Attachment hoặc không và những đối tượng cần thiết dùng Attachment là trường hợp răng lệch ra ngoài, răng xoay vào trong,….

Dụng cụ dùng trong niềng răng trẻ em

Thực tế các khí cụ chỉnh nha cho người lớn và trẻ em cũng có sự khác biệt vì trẻ nhỏ là đối tượng đang trong quá trình phát triển về xương, răng, hoàn thiện xương hàm. Do đó việc sử dụng dụng cụ dành riêng cho người lớn có thể không đạt hiệu quả cho các bé, thậm chí còn gây ra một số rủi ro nhất định.

Thông thường, niềng răng trẻ em sẽ cần những khí cụ chỉnh nha bao gồm:

Twinblock 

Đây là một khí cụ có thể tháo lắp linh hoạt, gồm 2 phần là 2 nền nhựa tương ứng với hàm trên và hàm dưới. Twinblock hoạt động theo cơ chế tác động trực tiếp đến hàm dưới, khi đó nền nhựa sẽ giữ chặt hàm dưới luôn hướng ra phía ngoài và sau đó dịch chuyển dần hàm dưới ra phía trước. Khí cụ này có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như điều trị khớp cắn ngược hoặc nong cung hàm hẹp ở trẻ em.

Twinblock là khí cụ có thể tháo lắp linh hoạt
Twinblock là khí cụ có thể tháo lắp linh hoạt

Khí cụ Facemask 

Khí cụ chỉnh nha Facemask cũng được dùng phổ biến trong dịch vụ niềng răng cho trẻ nhỏ. Chúng có chức năng điều chỉnh khớp cắn ngược phía trước do xương trong trường hợp thiếu sản xương hàm trên ở trẻ em đang trong giai đoạn phát triển.

Facemask có cấu tạo gồm:

  • Phần đỡ trán phía trên lông mày khoảng 1 – 2cm. 
  • Phần đỡ cằm đặt dưới rãnh khoảng 7mm. 
  • Thanh đỡ chính làm từ thép không gỉ và đặt chính giữa mặt của trẻ.
  • Thanh ngang đặt ở vị trí dưới mặt phẳng cắn từ 2 – 3 cm.
  • Chun móc ngang răng nanh và hướng xuống dưới, ra phía trước từ 1 – 1,5cm so với mặt phẳng cắn.
  • Khí cụ nong khẩu cái Hydrax.

Khí cụ Quad Helix

Quad Helix là khí cụ nong rộng cung hàm cho đối tượng trẻ nhỏ trên 6 tuổi, nhất là khi răng số 6 đã mọc với tác dụng xử lý các sai lệch của hàm răng. Khí cụ Quad Helix có thể dùng khi hẹp hàm, cung hàm phát triển không đều, răng mọc lệch lạc, chen chúc, răng móm, khớp cắn chéo. Loại khí cụ này được làm từ vật liệu thép không gỉ hình chữ U, cấu tạo gồm 4 vòng xoắn ốc ở 4 góc với phần dây ở giữa 2 vòng xoắn ốc phía trước, phần nối giữa vòng xoắn phía trước và vòng xoắn phía sau và cánh tay ngoài – phần cuối cùng của dây tự do gần với vùng răng cối nhỏ.

Khi chỉnh nha cho trẻ, việc sử dụng khí cụ này sẽ nong rộng hàm với nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào từng đối tượng. Lúc này các vòng xoắn ốc của Quad Helix sẽ tạo áp lực lên răng và xương ở hai bên cung hàm, từ đó các răng dần dịch chuyển ra phía ngoài. 

Myobrace

Myobrace là khí cụ chỉnh nha không mắc cài rất phổ biến hiện nay, có khả năng điều chỉnh sai lệch khớp cắn, giúp các răng lệch lạc trở về đúng vị trí trên cung hàm.

TÌM HIỂU THÊM: Niềng răng khấp khểnh thực hiện thế nào?

Khí cụ chỉnh nha Myobrace được chia thành 4 loại:

  • Myobrace for Juniors: Dành cho các bé đang trong giai đoạn có răng sữa với mục đích chỉnh sửa những thói quen xấu của bé ở độ tuổi 3 – 6.
  • Myobrace for Kids: Dùng cho đối tượng đang mọc răng vĩnh viễn, ở độ tuổi từ 6 – 10. Loại khí cụ này có thể điều chỉnh sai lệch khớp cắn, loại bỏ tình trạng răng mọc chen chúc ở cả hàm trên và hàm dưới.
  • Myobrace for Teens: Thích hợp sử dụng cho các bé ở giai đoạn 10 – 16 tuổi, khi xương, răng đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện, cũng nhằm mục đích điều chỉnh sai lệch khớp cắn để trẻ nhỏ có được hàm răng đều đẹp hơn. 
Myobrace là khí cụ chỉnh nha không mắc cài
Myobrace là khí cụ chỉnh nha không mắc cài

Khí cụ 2 x 4

Loại khí cụ này thường được chỉ định trong trường hợp răng có dấu hiệu mọc lộn xộn, thưa, hô, móm do răng thay vì nguyên nhân do xương hàm. Khí cụ 2 x 4 có khả năng sắp xếp lại các răng trên cung hàm để chúng được dàn đều, từ đó khách hàng lấy lại khớp cắn chuẩn, khắc phục những khuyết điểm trước đó. 

Khí cụ chỉnh nha có rất nhiều loại với công dụng khác nhau và thường được chỉ định sử dụng trong từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra, mỗi phương pháp niềng răng cũng cần dùng đến khí cụ riêng. Khách hàng sau khi đến nha khoa thăm khám, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị và gắn khí cụ lần lượt theo từng giai đoạn chỉnh nha, đảm bảo xử lý hiệu quả vấn đề răng khấp khểnh, lệch lạc để khách hàng có được hàm răng đều đẹp. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Xem thêm

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng Và Những Điều Cần Biết
Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng: Lợi Ích Và Lưu Ý Quan Trọng

Lợi ích của việc kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ Việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ mang...

Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách
Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách

Máy tăm nước là gì? Ưu nhược điểm cụ thể Tăm nước là một thiết bị sử dụng dòng nước rung có áp suất cao...

Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện
Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện

Scan răng 3D là gì? Ưu điểm nổi bật Scan răng 3D còn được gọi là lấy dấu kỹ thuật số (Oral Scan) hay dịch...

Kỹ thuật chụp 3 chiều cho hình ảnh chất lượng cao
Chụp X-Quang Răng: 5 Điều Cần Biết Trước Khi Thực Hiện

Chụp X-quang răng là gì? Khi nào cần thực hiện? Chụp X quang răng là kỹ thuật giúp ghi lại rõ hình ảnh trong khoang...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Messenger zalo
0987.933.309