Mọc Răng Khôn Hàm Dưới Bên Trái Và Những Vấn Đề Cần Lưu Ý
- Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
- Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM
- Chứng chỉ trồng răng Implant nha khoa do BV Răng Hàm Mặt TƯ TPHCM cấp
- Chứng chỉ cấy ghép toàn hàm tại Trung tâm Sagodent
- Chứng chỉ nâng xoang ghép xương
- Chủ nhiệm đề tài nghiên cữu về kỹ thuật nhổ răng khôn xâm lấn tối thiểu
Mọc răng khôn ở hàm dưới bên trái có thể gây ra nhiều vấn đề và biến chứng [1]. Dưới đây là một số điều cần lưu ý:
Dấu hiệu nhận biết mọc răng khôn hàm dưới bên trái [2]:
- Đau nhức nướu và răng: Đau nhức là một dấu hiệu phổ biến khi răng khôn mọc. Đau có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.
- Sưng nướu và má: Răng khôn mọc có thể làm sưng nướu và má, đặc biệt nếu răng mọc lệch hoặc gây áp lực lên các cấu trúc xung quanh.
- Khó khăn khi mở miệng: Đau và sưng có thể khiến bạn gặp khó khăn khi mở miệng, đặc biệt là khi ăn nhai.
Các vấn đề và biến chứng có thể xảy ra:
- Sâu răng: Vị trí cuối cùng của răng khôn là nơi dễ bám vi khuẩn, gây sâu răng.
- Viêm lợi: Nếu răng khôn mọc lệch hoặc không đủ không gian, có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm ở lợi.
- Ảnh hưởng đến xương và cung hàm: Răng khôn mọc lệch có thể ảnh hưởng đến cấu trúc xương và cung hàm, gây đau nhức và vấn đề nặng nề hơn.
Cách xử lý khi mọc răng khôn hàm dưới bên trái [3]:
- Chăm sóc răng miệng: Hãy duy trì vệ sinh răng miệng tốt bằng cách đánh răng đúng cách và sử dụng chỉ nha khoa.
- Thuốc giảm đau: Sử dụng thuốc giảm đau không gây nôn, như ibuprofen, theo hướng dẫn để giảm đau và sưng.
- Chườm lạnh hoặc nóng: Áp dụng túi đá lạnh hoặc túi chứa nước ấm có thể giúp giảm sưng và đau.
Nếu bạn gặp vấn đề với răng khôn hàm dưới bên trái, hãy thăm nha sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp [4].
Dấu hiệu nhận biết mọc răng khôn hàm dưới ở bên trái
- Răng nướu đau nhức và trở nên nhạy cảm: Đây là dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất khi mọc răng khôn trên cung hàm. Nếu tình trạng đau nhức ở mức độ nặng, người bệnh sẽ khó mở miệng và gặp khó khăn khi ăn nhai.
- Sưng nướu hoặc hàm: Nếu răng khôn có kích thước quá to chen chúc mọc dưới nướu mà khó thoát ra ngoài sẽ gây hiện tượng sưng lợi.
- Miệng có vị khó chịu, hơi thở có mùi hôi: Nếu mọc răng khôn gây viêm, nhiễm trùng ở má hoặc nướu răng sẽ khiến vi khuẩn phát triển nhanh và miệng có mùi hôi khó chịu.
- Nhức đầu: Vị trí bên dưới răng khôn có rất nhiều dây thần kinh cảm giác đi qua. Do đó, khi răng bị kẹt dưới nướu hoặc mọc sai vị trí tạo ra áp lực dẫn đến đau đầu, đặc biệt là đau nửa đầu bên trái.
- Sốt: Đây cũng là một trong các dấu hiệu dễ gặp phải nhất khi mọc răng khôn.
Các vấn đề biến chứng có thể xảy ra
Khi răng khôn hàm dưới bên trái mọc lệch đâm vào răng bên cạnh hoặc răng khôn mọc ngầm bên trong, đâm vào xương hàm gây sưng đau hoặc áp xe. Ngoài ra, trường hợp này còn gây ra một số biến chứng như sau:
- Sâu răng: Do nằm ở vị trí cuối cùng của cung hàm nên vị trí răng khôn rất dễ bị vi khuẩn tích tụ lại gây sâu răng.
- Viêm lợi: Khi răng khôn chỉ mọc lên được một phần hoặc mọc lệch cùng với tình trạng tồn đọng thức ăn lâu ngày tạo thành mảng bám và gây viêm lợi trùm hoặc lợi trùm răng khôn. Ổ viêm khi diễn tiến nặng có thể lây lan sang các vị trí ở bên cạnh, nhất là răng hàm.
- Ảnh hưởng đến xương và cung hàm: Răng khôn nếu mọc lệch sang răng bên cạnh sẽ làm chân răng bị lung lay, tiêu chân răng, nặng hơn có thể phải nhổ bỏ răng. Nếu răng mọc ngầm trong hàm mà không xử lý kịp thời sẽ gây tiêu xương, nhiễm trùng,...
- Biến chứng sang các bộ phận lân cận: Những ổ nhiễm trùng, áp xe do răng mọc ngầm, mọc lệch nếu không được chữa trị kịp thời sẽ biến chứng sang các vùng lân cận như: Mang tai, cổ, mắt,...
Một số câu hỏi và cách xử lý khi mọc răng khôn hàm dưới bên trái
Có rất nhiều vấn đề bạn có thể gặp phải khi mọc răng khôn ở hàm dưới. Sau đây là một số câu hỏi cũng như cách xử lý thường gặp nhất:
Không giống như răng ở các vị trí khác trên cung hàm mọc liên tục mà răng khôn chia thành nhiều giai đoạn. Vì vậy, thời gian mọc răng khôn ở mỗi người là khác nhau. Có nhiều người mất thời gian vài năm để chiếc răng khôn mọc lên hoàn chỉnh.
Mỗi một lần răng khôn nhú lên kéo dài vài ngày, một hai tuần hoặc cả tháng. Các giai đoạn răng nhú lên cũng không theo một chu trình cụ thể nào. Do đó, chỉ khi thấy các dấu hiệu mọc răng khôn bạn mới có thể biết mình đang mọc răng hay không.
Đau răng là dấu hiệu thường gặp khi mọc răng khôn kể cả ở hàm trên hay hàm dưới. Tuy nhiên, tình trạng đau nhức khi mọc răng khôn ở mỗi người là khác nhau.
Trường hợp răng khôn mọc thẳng, bạn sẽ chỉ cảm thấy hơi đau trong khoảng 2 - 3 ngày đầu tiên. Còn trường hợp răng mọc lệch, bị viêm nướu hoặc viêm lợi trùm răng khôn, cơn đau có thể kéo dài trong khoảng 1 - 2 tuần, hoặc nhiều hơn.
Cách xử lý khi bị đau do mọc răng khôn hàm dưới phía bên trái:
- Sử dụng mẹo dân gian từ củ tỏi: Hợp chất Allicin trong củ tỏi đã được chứng minh có tác dụng giảm đau nhức răng và ngăn ngừa sưng viêm. Do đó, bạn có thể lấy khoảng 2 tép tỏi đã bóc vỏ để nhai 2 - 3 lần/ngày sẽ có hiệu quả.
- Giảm đau bằng thuốc Tây y: Khi bị đau răng, đặc biệt bị đau nhức khiến bạn không thể chịu đựng được bác sĩ sẽ kê các loại thuốc kháng viêm, giảm đau để giảm triệu chứng ngay tức thì. Các loại thuốc được chỉ định gồm: Aspirin, Ibuprofen,… Tuy có hiệu quả nhanh chóng nhưng các loại thuốc này sử dụng không đúng quy định sẽ để lại tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó, bạn nên cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Cắt lợi trùm: Khi bị viêm lợi trùm răng khôn có thể dẫn đến những biểu hiện khó kiểm soát như nổi hạch ở vùng cổ, tích tụ mủ bên trong ổ răng,… Giải pháp tốt nhất cho trường hợp này là cắt lợi trùm để răng mọc như bình thường.
CHI TIẾT: Tổng Hợp 12 Cách Giảm Đau Răng Khôn Đơn Giản Và Hiệu Quả
Răng số 8 là chiếc mọc cuối cùng trên cung hàm khi cấu trúc hàm và nướu đã phát triển ổn định. Chính vì vậy, răng này thường bị mọc lệch, mọc ngầm hoặc mắc kẹt dưới xương hàm.
Các hướng mọc lệch của răng khôn thường gặp:
- Mọc lệch về phía má: Trường hợp này gây đau cho phần má trong, một số trường hợp bị tổn thương có thể xảy ra nguy cơ hoại tử, viêm nhiễm nặng.
- Mọc lệch về phía răng số 7: Nếu mọc lệch theo hướng này, răng khôn hàm dưới có thể làm hỏng men răng số 7, tạo điều kiện vi khuẩn tấn công vào ngà và tủy răng bên trong gây sâu răng hoặc các bệnh nha khoa khác.
- Mọc lệch nhưng ngầm ở phía bên dưới xương hàm: Trường hợp này răng khôn mọc lệch sẽ đâm vào chân răng số 7 và khiến cho xương hàm cũng chịu nhiều ảnh hưởng.
Khi răng khôn hàm dưới bị mọc lệch sẽ gây tình trạng sưng đau nướu, khó há miệng, không nhai được thức ăn. Nếu răng mọc lệch lâu ngày có thể khiến người bệnh đau nhức, khó chịu, kém ăn từ đó thiếu dưỡng chất, cơ thể luôn mệt mỏi và làm việc kém hiệu quả.
Cách xử lý khi răng khôn mọc lệch gây đau nhức, khó chịu:
- Nếu mức độ lệch nhẹ, chỉ gây đau nhức mà không ảnh hưởng đến vị trí lân cận các bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau.
- Trường hợp răng mọc lệch gây ảnh hưởng đến má và răng số 7, bệnh nhân cần nhổ răng khôn để tránh gây hoạt tử má hoặc làm mất răng số 7. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể nhổ răng khôn được, do đó người bệnh cần đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám trước khi quyết định nhổ răng.
Trong thời gian mọc răng khôn dù ở hàm trên hay hàm dưới bạn đều có thể bị sưng má. Thông thường, nếu răng khôn mọc lệch ra má sẽ ảnh hưởng đến các mô mềm dẫn đến má trái bị sưng. Bên cạnh đó, trường hợp răng mọc đâm thẳng vào răng số 7 hoặc bị nhiễm trùng có thể khiến lợi sưng to, các mạch máu phình lên và cũng khiến má bị sưng đau.
Cách xử lý khi mọc răng khôn hàm dưới bị sưng đau vùng má trái:
- Chườm lạnh: Lấy 1 vài viên đá bọc vào miếng vải mềm rồi chườm nhẹ nhàng lên vùng má ở bên mọc răng khôn. Bạn có thể thực hiện cách chườm lạnh này khoảng 3 lần/ngày hoặc bất cứ khi nào cảm thấy cơn đau nhức dữ dội. Kiên trì chườm nhiệt lạnh sẽ giúp mạch máu co lại, các cơ bị tê nên không còn bị sưng và cảm thấy đau nhức nữa.
- Chườm nóng: Bạn có thể sử dụng túi chườm nóng hoặc đúc nước ấm vào chai nhựa rồi bọc trong khăn mỏng để chườm vào vị trí má bị sưng. Mỗi ngày nên áp dụng cách chườm này ít nhất 3 lần để có hiệu quả tốt nhất.
ĐỌC NGAY: Mọc Răng Khôn Bị Sưng Má Cần Phải Làm Gì?
Trong một số trường hợp bạn có thể bị sốt khi mọc răng khôn. Nguyên nhân gây ra tình trạng sốt này là vùng răng khôn bị nhiễm trùng và tổn thương nghiêm trọng dẫn đến tăng nhiệt độ cơ thể.
Không chỉ gây cơn sốt kéo dài mà những trường hợp này còn khiến hơi thở có mùi và ảnh hưởng đến việc ăn uống. Nếu triệu chứng viêm trở nên nghiêm trọng hơn còn có thể gây nên u nang xương hàm, mất cảm giác môi da, đỏ mắt hoặc rối loạn về phản xạ và cảm giác. Do đó khi mọc răng khôn không chỉ ở hàm dưới mà ở cả hàm trên bị sốt bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế thăm khám và điều trị.
Giải pháp giảm sốt khi mọc răng khôn:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và sử dụng nước muối ấm để loại bỏ vi khuẩn gây viêm nhiễm trong miệng.
- Trường hợp sốt cao, kéo dài lâu ngày không có dấu hiệu suy giảm bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc chống viêm hoặc thuốc giảm đau không kê đơn (OTC). Các thuốc thường được chỉ định gồm: Ibuprofen (Advil, Motrin), Acetaminophen (Tylenol),... Các loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày,... do đó, để đảm bảo an toàn người bệnh chỉ nên sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
ĐỪNG BỎ QUA: Những Nguy Hiểm Tiềm Ẩn Do Răng Khôn Mọc Lệch 90 Độ Gây Ra
Theo các bác sĩ chuyên khoa, mọc răng khôn khi mang bầu rất nguy hiểm. Thời điểm mang thai hóc môn trong cơ thể người mẹ thay đổi nhiều làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng như: Sâu răng, viêm nướu, áp xe răng,... Chính vì vậy, mọc răng khôn ở thời điểm này, nhất là răng bị mọc lệch thì tỷ lệ mắc bệnh lại càng cao hơn.
Không chỉ vậy, phụ nữ mang thai có cơ địa nhạy cảm, rất khó để áp dụng các biện pháp điều trị thông thường. Đa phần bác sĩ chỉ có thể chỉ định mẹ bầu sử dụng một số thuốc an toàn để giảm sưng viêm và ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng hơn. Đến khi sinh em bé song mẹ bầu mới có thể thực hiện nhổ bỏ răng khôn.
Nếu mẹ bầu mọc răng khôn bên trái nên đến nha khoa để được bác sĩ hướng dẫn xử lý[/caption]
Ngoài ra, để ngăn ngừa tình trạng viêm đau, khó chịu mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp dân gian đơn giản, hiệu quả mà không gây hại cho sức khỏe như:
- Súc miệng nước trà xanh: Mẹ bầu có thể lấy 1 nắm lá trà xanh, rửa sạch rồi đun với nước để súc miệng hàng ngày. Nước trà không chỉ có tác dụng giảm viêm đau mà còn giúp hơi thở thơm mát hơn.
- Sử dụng lá lốt: Mẹ bầu có thể lấy cả thân và rễ lá lốt, đem rửa sạch rồi cho lên sắc với 700ml nước. Sau khi cạn còn khoảng ½ thì chắt nước sắc lá lốt ra để súc miệng 2 - 3 lần/ngày.
Răng khôn hàm dưới bên trái mọc lên rất dễ dẫn đến tình trạng viêm, nhiễm trùng ở nướu, lợi và má. Thậm chí khi vệ sinh kém hoặc không có biện pháp xử lý kịp thời ổ viêm lây lan sang các vị trí lân cận và để lại hệ lụy rất nguy hiểm.
Để ngăn ngừa những biến chứng không nên có do mọc răng khôn gây ra bạn cần chú ý:
- Cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng chuyên dụng vào sau các bữa ăn, trước khi ngủ và buổi sáng thức dậy.
- Để tránh gây tổn thương tại vị trí răng khôn cần chú ý sử dụng bàn chải lông mềm và chải nhẹ nhàng với góc nghiêng 45 độ.
- Nên ăn các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ nhai nuốt như cháo, súp, canh hầm... và nên nhai ở bên hàm bên phải để tránh gây áp lực lên răng. Đặc biệt không nên ăn đồ cứng, dai, dẻo hoặc hải sản vì có thể khiến nướu lợi bị kích ứng, trở nên nhạy cảm, dễ sưng đau hơn.
- Bạn nên uống đủ nước (2 - 3 lít nước tùy cơ địa) mỗi ngày để tránh gây khô miệng tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm phát triển.
- Bạn nên đến nha khoa thăm khám để bác sĩ kiểm tra và đưa ra cách giải quyết tốt nhất ngay khi gặp bất thường trong quá trình mọc răng khôn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Cần Làm Gì Khi Răng Khôn Mọc Lệch 45 Độ?
- Lỗ sau khi nhổ răng khôn có nguy hiểm không
- Nhổ Răng Khôn (Răng 8) Và Những Điều Cần Nắm Rõ Trước Khi Nhổ
Cơ sở chính: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Chi nhánh Sài Gòn 1: 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM
Chi nhánh Sài Gòn 2: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!