Trám Răng Có Đau Không? Những Lưu Ý Quan Trọng Cần Biết

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ nội trú ĐH Y Hà Nội – Phạm Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
  • Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
  • Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
  • Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm

Trám răng có thể gây đau tùy thuộc vào từng trường hợp và cách thực hiện. Dưới đây là một số thông tin hữu ích:

  • Trám răng có thể gây đau nhức ngắn hạn sau khi tiến hành, nhưng nếu đau kéo dài, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa [1].

  • Đối với trám răng sâu, việc chọn địa chỉ chất lượng có thể giảm đau và đảm bảo hiệu quả [2].

Mọi người nên tham khảo ý kiến chuyên gia để biết liệu trám răng có phù hợp và có đau không.

Trám răng có đau không? 

Trám răng là kỹ thuật nha khoa tương đối đơn giản và không quá phức tạp tuy nhiên nhiều bệnh nhân vẫn có cảm giác đau nhức hoặc ê buốt răng sau khi trám. Điều này có thể  phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể: 

Tình trạng răng cần trám 

Trám răng có thể áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau từ răng sâu, mẻ cho đến tình trạng răng thưa, mòn cổ chân răng. Đối với những vị trí răng bị hư tổn bên ngoài như mẻ, vỡ do chấn thương hoặc va đập bên ngoài, không ảnh hưởng đến tủy răng thì việc trám răng hoàn toàn không gây đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân. 

Tình trạng răng sâu nặng có thể gây đau nhức trong khi trám
Tình trạng răng sâu nặng có thể gây đau nhức trong khi trám

Ngược lại, nếu răng bị sâu làm tổn thương tủy răng thì việc trám răng sẽ xuất hiện các vấn đề đau nhức, khó chịu. Đây là hiện tượng bình thường, bạn chỉ cần tuân thủ các chỉ định từ nha sĩ, tình trạng đau nhức sẽ giảm sau 1 – 2 ngày. 

CHI TIẾT: Quy Trình Thực Hiện Trám Răng Sâu Và Một Số Vấn Đề Liên Quan

Cơ địa của bệnh nhân 

Trám răng có đau không còn phụ thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân. Sự tác động của khí cụ nha khoa sẽ gây đau nhức hoặc khó chịu đối với những người có cơ địa nhạy cảm và ngược lại. Nếu bệnh nhân bị dị ứng với vật liệu trám răng thì cần thông báo cho bác sĩ, tránh gây biến chứng về sau. 

Tay nghề và kỹ thuật của bác sĩ – Yếu tố quyết định trám răng có đau không

Tay nghề của bác sĩ là yếu tố quyết định đến việc trám răng có đau không. Nếu bệnh nhân được hỗ trợ bởi bác sĩ có chuyên môn giỏi, kỹ thuật trám răng tốt thì chất lượng miếng trám sẽ được đảm bảo, từ đó hạn chế tình trạng đau nhức, khó chịu trong và sau quá trình trám răng. 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều địa chỉ “nha tặc” kém chất lượng. Chúng dùng chiêu trò quảng cáo, PR bẩn, thậm chí sử dụng hình ảnh và thương hiệu trái phép từ các bác sĩ có uy tín nhằm thu hút khách hàng. Mặc dù các chuyên gia đã cảnh báo nhưng nhiều khách hàng vẫn “mắc bẫy”. 

Trám răng có đau không phụ thuộc vào tay nghề và kỹ thuật của bác sĩ
Trám răng có đau không phụ thuộc vào tay nghề và kỹ thuật của bác sĩ

Những cơ sở nha khoa này không được đầu tư trang thiết bị hiện đại, không đảm bảo yếu tố vô trùng gây ra tình trạng đau nhức, sưng tấy sau khi trám răng. Hơn nữa, vật liệu trám dễ dàng bong tróc hoặc kích ứng với khoang miệng sau một thời gian sử dụng khiến bệnh nhân “tiền mất tật mang”. 

Công nghệ trám răng 

Ngoài những yếu tố kể trên, việc trám răng có đau không còn phụ thuộc vào công nghệ trám. Hiện nay nhiều công nghệ trám răng mới ra đời đã khắc phục các nhược điểm của phương pháp truyền thông. Không chỉ rút ngắn thời gian trám mà chúng còn được đánh giá cao nhờ cơ chế hoạt động thông minh, giúp hạn chế tình trạng đau nhức, đồng thời đẩy nhanh tốc độ lành vết thương. 

ĐỪNG BỎ QUA: Trám Răng Composite Có Tốt Không? Trám Có Bị Đau Không?

Lưu ý quan trọng giúp giảm đau hiệu quả khi trám răng

 Để hạn chế tình trạng đau nhức khi trám răng, bạn cần chú ý lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín cùng đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên tuân thủ các chỉ định của nha sĩ, cụ thể như sau: 

Giảm đau nhức răng sau khi trám tại nhà 

Nếu xuất hiện tình trạng đau nhức răng sau khi trám, bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp sau: 

  • Sử dụng đá lạnh chườm lên vị trí trám răng để giảm đau nhức hiệu quả. 
  • Ngậm tỏi hoặc gừng cũng là một trong những biện pháp giảm đau được chuyên gia khuyến khích thực hiện. Các nguyên liệu này chứa zingibain, tecpen, oleoresin có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm đau tức thì. Ngoài ra bạn có thể giã nhuyễn tỏi và gừng cùng với nhau, sau đó đắp lên vị trí răng vừa mới trám để giảm đau nhức.

Vệ sinh và ăn uống lành mạnh 

Bệnh nhân cần lưu ý đến chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng, tránh gây đau nhức hoặc làm bong miếng trám răng: 

  • Chải răng đúng cách theo chiêu chiều dọc để tránh làm mòn cổ răng, tổn thương nướu hoặc gây hở miếng trám. 
  • Dùng kem đánh răng chuyên dụng cho răng nhạy cảm, đồng thời sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch cặn thức ăn thừa trong kẽ răng. 
  • Súc miệng bằng nước muối loãng sau khi đánh răng vào buổi sáng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh ra khỏi khoang miệng. 
  • Các loại đồ ngọt hoặc thực phẩm chứa nhiều đường là nguyên nhân khiến vi khuẩn tấn công vào vị trí miếng trám răng gây nên các bệnh lý nha khoa nghiêm trọng. Chính vì vậy, bệnh nhân cần hạn chế các loại đồ ngọt như kẹo cứng, bánh kem, kẹo dẻo,… 
  • Tuyệt đối không ăn các loại thực phẩm cứng hoặc hút thuốc lá gây ảnh hưởng đến miếng trám và sức khỏe răng miệng. 

ĐỌC NGAY: Lưu Ý Trước Và Sau Khi Trám Răng Cần Nhớ Để Đảm Bảo An Toàn

Chú ý chế độ vệ sinh sau khi trám răng để giảm đau nhức
Chú ý chế độ vệ sinh sau khi trám răng để giảm đau nhức

Trên đây là tổng hợp các thông tin chi tiết và giải đáp thắc mắc “Trám răng có đau không?”. Nhìn chung, vấn đề đau nhức, ê buốt sau khi trám răng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó tay nghề và kỹ thuật của bác sĩ là yếu tố yếu định. Chính vì vậy, bệnh nhân cần tìm hiểu và lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn và gia tăng độ bền cho miếng trám.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng Và Những Điều Cần Biết
Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng: Lợi Ích Và Lưu Ý Quan Trọng

Lợi ích của việc kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ Việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ mang...

Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách
Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách

Máy tăm nước là gì? Ưu nhược điểm cụ thể Tăm nước là một thiết bị sử dụng dòng nước rung có áp suất cao...

Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện
Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện

Scan răng 3D là gì? Ưu điểm nổi bật Scan răng 3D còn được gọi là lấy dấu kỹ thuật số (Oral Scan) hay dịch...

Kỹ thuật chụp 3 chiều cho hình ảnh chất lượng cao
Chụp X-Quang Răng: 5 Điều Cần Biết Trước Khi Thực Hiện

Chụp X-quang răng là gì? Khi nào cần thực hiện? Chụp X quang răng là kỹ thuật giúp ghi lại rõ hình ảnh trong khoang...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Messenger zalo
0987.933.309