Nhổ Răng Khôn Hàm Dưới Khi Nào, Có Nguy Hiểm Không?
- Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
- Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
- Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
- Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm
Nhổ răng khôn hàm dưới được chỉ định cho từng trường hợp cụ thể. Nếu răng khôn hàm dưới mọc lên nhưng không nhổ bỏ có thể gây ra những biến chứng như: Sâu răng, viêm lợi, lợi trùm răng khôn, tiêu xương hàm.
- Các trường hợp nên nhổ răng khôn hàm dưới: Răng mọc lệch, gây đau nhức kéo dài, răng khôn gây bệnh lý răng miệng, răng khôn mọc lên bị lợi trùm, hình dáng bất thường [1].
- Phương pháp thực hiện: Nhổ bằng kìm, nhổ bằng bẩy, dùng máy siêu âm Piezotome [2].
- Biến chứng có thể gặp khi nhổ răng khôn hàm dưới: Chảy máu kéo dài, nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh [3].
- Chi phí nhổ răng: Khoảng 1.800.000 - 3.500.000 đồng/răng [4].
- Thời gian lành thương: Khoảng 1 - 2 tuần [5].
Trường hợp nên nhổ răng khôn hàm dưới
Các trường hợp cần nhổ răng khôn hàm dưới là:
- Răng mọc lệch, đâm vào răng số 7, có khả năng mất răng số 7 vĩnh viễn.
- Răng khôn mọc lên gây đau nhức kéo dài, cản trở quá trình ăn uống, vệ sinh.
- Răng khôn hàm dưới gây ra bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu.
- Răng khôn hàm dưới mọc thẳng nhưng vẫn đau nhức hoặc bị lợi trùm cũng cần nhổ bỏ.
- Răng khôn có hàm dưới bất thường.
Phương pháp thực hiện
Hiện nay có 3 phương pháp thường được áp dụng để nhổ răng là:
Nhổ răng khôn bằng kìm
Đây là phương pháp nhổ răng khôn truyền thống, giúp tiết kiệm chi phí cho người bệnh nhưng có thể gây đau nhức kéo dài. Cách thực hiện như sau:
- Bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê vào vị trí răng khôn cần nhổ.
- Đưa mỏ kìm vào miệng, mở kìm ở cung độ vừa phải.
- Hạ cán kìm xuống sát răng khôn, bóp cán kìm để mỏ kìm kẹp chặt vào răng khôn.
- Dùng lực từ từ, liên tục để chân răng lung lay, làm đứt dây chằng ở chân răng.
- Khi dây chằng đã đứt hẳn, bác sĩ dùng mỏ kìm nhẹ nhàng rút răng ra.
Nhổ răng khôn bằng bẩy
Dùng bẩy khi nhổ răng khôn nhằm mục đích làm đứt dây chằng, mở rộng ổ răng và huyệt ổ răng để dễ dàng đưa răng ra ngoài. Phương pháp này thường dùng khi nhổ răng khôn nằm ngang, chân răng thấp ở dưới bờ xương nhổ răng.
- Bác sĩ tách lợi, mở nướu ở vị trí răng khôn hàm dưới cần nhổ.
- Trong trường hợp lợi trùm chân răng được cắt bỏ lợi để thấy chân răng.
- Dùng bẩy đưa vào ổ răng, thọc bẩy từ từ theo chiều từ ngoài vào rồi xoay và hạ chán bẩy để làm đứt dây chằng ra khỏi khung xương hàm.
- Cuối cùng bác sĩ đưa chân răng ra ngoài.
Nhổ răng khôn bằng máy siêu âm Piezotome
Sử dụng máy siêu âm Piezotome trong nhổ răng khôn là một phương pháp hiện đại, được nhiều người lựa chọn. Bác sĩ sẽ dùng bước sóng siêu ấm thanh cao tần và bước sóng ngắn để tác động nhanh, liên tục, làm đứt dây chằng răng khôn. Sau đó rung lắc răng ra ngoài.
Ưu điểm khi nhổ răng khôn bằng máy Piezotome là quá trình thực hiện nhanh chóng, hạn chế tối đa đau đớn, độ an toàn cao. Ngoài ra, phương pháp này cũng thực hiện được cho mọi ca nhổ răng khôn từ đơn giản đến phức tạp.
Cung cấp các giải pháp Nhổ Răng Khôn chuẩn quốc tế
Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?
Nhổ răng khôn là thủ thuật khá đơn giản, nếu được thực hiện bởi bác sĩ tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm và có sự hỗ trợ của máy móc hiện đại sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Tuy nhiên với những trường hợp răng khôn hàm dưới mọc ngầm, mọc lệch nghiêm trọng, nhổ sai kỹ thuật có thể gây ra những biến chứng như:
- Chảy máu kéo dài: Thông thường khi nhổ răng khôn sẽ bị chảy máu nhưng một số trường hợp bị chảy máu kéo dài, cần đến gặp bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời.
- Nhiễm trùng: Rất dễ xảy ra nếu quá trình nhổ răng khôn không đảm bảo yếu tố vô trùng, vô khuẩn, khiến người bệnh đau nhức, khó chịu.
- Tổn thương dây thần kinh: Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm khi nhổ răng khôn. Trong trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm hoặc bác sĩ không tuân thủ đúng kỹ thuật sẽ tác động xấu đến dây thần kinh gây rối loạn cảm giác, đau đầu, đau tai, phản ứng chậm,…
XEM THÊM: Trước Khi Nhổ Răng Khôn Nên Làm Gì – Lưu Ý Từ Chuyên Gia
Nhổ răng khôn hàm dưới bao nhiêu tiền?
Chi phí nhổ răng khôn hàm dưới sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Phương pháp thực hiện.
- Số lượng răng cần nhổ.
- Độ khó của răng khôn.
Dưới đây là bảng giá nhổ răng khôn hàm dưới cập nhật mới nhất:
Dịch vụ |
Chi phí (đồng) |
Nhổ răng khôn mọc hàm dưới |
1.800.000 |
Nhổ răng khôn mọc lệch hàm dưới |
2.500.000 |
Nhổ răng khôn mọc lệch có cắt thân |
3.000.000 |
Nhổ răng khôn mọc lệch có cắt thân, chia chân |
3.500.000 |
Thắc mắc liên quan
Thông thường, sau khi nhổ răng khôn hàm dưới khoảng 1 - 2 tuần, vị trí nướu răng và mô mềm sẽ dần hồi phục, phủ kín lỗ chân răng. Sau 1 tháng, khung xương sẽ lành hoàn toàn, xương phát triển lấp đầy huyệt ổ răng như một phần của xương hàm.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau khi nhổ răng khôn là:
- Tình trạng răng ban đầu: Vị trí và hướng mọc của răng khôn tác động trực tiếp đến việc phục hồi sau khi nhổ răng. Nếu răng số 8 mọc thẳng hàng, phát triển bình thường, khi loại bỏ sẽ ít ảnh hưởng đến nướu nên lành thương nhanh. Ngược lại răng mọc ngầm, bác sĩ cần rạch nướu thì vết thương sau mổ cần ít nhất 10 ngày để hồi phục.
- Cơ địa của người bệnh: Người có cơ địa tốt, khỏe mạnh, vết thương sau nhổ răng thường lành nhanh hơn đối tượng có cơ địa kém, sức khỏe không đảm bảo.
- Kỹ thuật, công nghệ nhổ răng: Nếu áp dụng kỹ thuật nhổ răng truyền thống, sử dụng kìm và lực tay lấy răng ra khỏi nướu sẽ tăng tỷ lệ tổn thương mô mềm khiến vết thương lâu lành. Trong khi đó dùng máy siêu âm Piezotome hạn chế tác động mô mềm, xương nên đẩy nhanh tốc độ lành thương.
- Cách chăm sóc tại nhà: Việc tuân thủ đúng chế độ chăm sóc tại nhà sau tiểu phẫu sẽ hỗ trợ vết thương tại vị trí nhổ răng khôn mau phục hồi.
- Tay nghề của bác sĩ: Nhổ răng khôn hàm dưới với bác sĩ đủ chuyển môn, kinh nghiệm sẽ đảm bảo an toàn, không xảy ra biến chứng. Ngược lại bác sĩ tay nghề không cao, chưa đủ kinh nghiệm dễ gây chảy máu nhiều, để sót chân răng sau nhổ, từ đó vết thương trong khoang miệng cần nhiều thời gian hơn để lành lại.
Trong quá trình nhổ răng khôn, người bệnh được tiêm thuốc tê nên không có cảm giác đau nhức. Tuy nhiên khi thuốc tê hết tác dụng, tại vị trí vừa nhổ răng xuất hiện cơn đau, khó chịu.
Để kiểm soát cơn đau, người bệnh có thể áp dụng theo một số cách sau:
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Dùng túi đá hoặc túi chườm ấm để chườm vào vùng má bên ngoài vị trí nhổ răng khôn trong khoảng 5 phút.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý có khả năng chống viêm, sát khuẩn tốt, hỗ trợ giảm đau, sưng khi nhổ răng khôn. Bạn nên súc miệng sau khi nhổ răng 12 tiếng để tránh gây tổn thương mô mềm.
- Dùng thuốc giảm đau: Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để giảm sưng đau, khó chịu, giúp vết thương nhanh lành.
Nhổ răng khôn hàm dưới nên thực hiện khi răng mọc lệch, mọc ngầm hoặc có hình dáng bất thường. Quá trình nhổ răng sẽ hạn chế đau nhức và biến chứng nếu được thực hiện bởi bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm. Do đó bạn nên tìm đến nha khoa uy tín để khi có nhu cầu nhổ răng.
TÌM HIỂU THÊM:
- Sau Khi Nhổ Răng Khôn Bao Lâu Thì Được Ăn – Nên Ăn Gì?
- Sau Khi Nhổ Răng Khôn Nên Làm Gì – Lưu Ý Quan Trọng
Cơ sở chính: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Chi nhánh Sài Gòn 1: 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM
Chi nhánh Sài Gòn 2: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!