Răng Ê Buốt Sau Khi Bọc Sứ Nguyên Nhân Do Đâu? Cách Nào Để Giảm
- Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
- Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
- Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
- Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm
Răng ê buốt sau khi bọc sứ gây cảm giác khó chịu, nguyên nhân chính là cơ thể cần thời gian để làm quen với răng sứ mới, thường chỉ diễn ra từ 2–3 ngày là hết [1]. Thực hiện các biện pháp giảm ê buốt như sử dụng đá lạnh ngoại viện, tránh thức ăn nóng lạnh, và uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ [2]. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng [3], hãy đến trực tiếp phòng khám để thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân răng ê buốt sau khi bọc sứ là gì?
Bọc răng sứ là một trong những giải pháp tối ưu giúp khắc phục những khuyết điểm của hàm răng như: răng mẻ, tối màu, răng mọc sai lệch,… Việc này mang lại cho bạn hàm răng vừa đề đẹp, trắng sáng có tính thẩm mỹ cao nhưng vẫn đảm bảo an toàn chất lượng.
Khi thực hiện bọc răng sứ bền chắc trên cung hàm, bác sĩ phải thực hiện mài lớp men răng bên ngoài với kích thước chính xác, hài hòa hơn rồi bọc một mão răng bằng sứ lên trên cùi răng thật. Tỷ lệ mài răng theo tiêu chuẩn sẽ không vượt quá 2mm nên đảm bảo không ảnh hưởng đến cấu trúc của hàm răng và hệ thống tủy.
Sau khi bọc răng sứ, đau nhức có thể xuất hiện trong những ngày đầu, điều này là hoàn toàn bình thường và sẽ chấm dứt sau khoảng 2 – 3 ngày nên bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu dấu hiệu răng ê buốt sau khi bọc sứ ngày càng nặng và kéo dài liên tục thì đó có thể là dấu hiệu biến chứng nguy hiểm, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ của mình để thăm khám và khắc phục.
Có rất nhiều nguyên nhân làm răng bị đau nhức, ê buốt sau khi thẩm mỹ sứ, cụ thể như sau:
Do răng nhạy cảm
Nếu bạn là người có cơ địa nhạy cảm hoặc men răng bẩm sinh đã yếu thì khi có lực tác động từ bên ngoài như: mài răng, lấy cao răng sẽ gây cảm giác đau nhức. Bên cạnh đó, răng sẽ ê buốt nhiều hơn khi ăn uống các loại thực phẩm quá nóng hay quá lạnh như: kem lạnh, nước đá, đá bào,… hay các loại hoa quả chua, cay.
THAM KHẢO: Răng Bọc Sứ Bị Viêm Tuỷ Xử Lý Như Thế Nào?
Khớp cắn bị tổn thương
Nhiều trường hợp do quá trình bọc răng sứ bác sĩ thực hiện kĩ thuật chưa chính xác dẫn tới khớp cắn bị sang chấn, tổn thương nghiêm trọng. Răng sứ bị cao hơn so với răng hàm trên và dưới bị lệch không khớp với nhau, kết quả là khi ăn nhai lực dồn lên thân răng, tăng áp lực lên chân răng sứ gây đau nhức.
Những cơn đau buốt thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau khi ăn xong. Thậm chí cơn đau kéo dài lâu ngày có thể lan lên đầu, tai và gây sốt cao ở người bệnh.
Nướu răng chưa kịp thích nghi
Khi lắp răng sứ, vùng nướu sẽ trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân và dễ bị đau nhức. Do đó, cần mất một khoảng thời gian để nướu thích ứng được với phần răng sứ mới và lúc đó bạn sẽ không cảm thấy đau nữa.
XEM THÊM: Răng Bọc Sứ Bị Đau – Nguyên nhân và cách xử lý.
Chưa điều trị hết tủy răng
Trong trường hợp răng bị sâu chết tủy hay cần phải điều trị tủy trước khi bọc răng sứ, bác sĩ cần phải thực hiện biện pháp loại bỏ hết phần mô bị viêm nhiễm. Nếu quá trình này thực hiện không đảm bảo sạch sẽ cũng là một trong những nguyên gây làm răng bị ê buốt sau khi bọc răng sứ.
Men răng bị mài mòn quá nhiều
Việc mài răng thật là bước bắt buộc phải thực hiện để răng sứ có sự liên kết ôm khít với răng thật, tạo độ tự nhiên cho hàm răng. Tùy vào kích thước răng thật mà bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh tỷ lệ mài mòn phù hợp nhất.
Tuy nhiên nếu bác sĩ tính toán sai tỷ lệ phần răng phải mài hoặc thao tác mài quá sâu làm lộ ngà răng gây nên hiện tượng đau buốt khi bọc răng sứ. Hơn hết, trường hợp cùi răng và mão răng sứ không ôm khít nhau tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập phá hủy phần răng thật bên trong gây sâu răng và dần mất đi chức năng ăn uống.
Bọc răng sứ kém chất lượng
Hiện nay có rất nhiều loại răng sứ với các chất liệu, giá thành khác nhau. Một số loại răng sứ không rõ nguồn gốc xuất xứ, dễ bị mài mòn và không đảm bảo về tính cách nhiệt khi ăn các món quá nóng hay quá lạnh sẽ dẫn đến bị ê buốt răng. Ngoài ra, những chiếc răng sứ kém chất lượng này có độ bám dính kém và dễ bung rơi ra ngoài.
Đã có rất nhiều trường hợp người bệnh không tìm hiểu kĩ càng, tin vào việc bọc răng sứ giá rẻ, kém chất lượng dẫn đến viêm nhiễm, gây hư hại cho răng thật. Thậm chí còn có thể làm mất răng và rất khó để phục hồi như cũ.
TÌM HIỂU: Các Loại Răng Sứ Tốt Nhất Hiện Nay.
Bác sĩ nha khoa tay nghề kém
Bên cạnh lựa chọn những chiếc răng sứ chất lượng thì việc tiến hành bọc sứ ở một cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo sức khoẻ và tuổi thọ của răng là điều vô cùng cần thiết. Bởi răng có bị ê buốt sau khi bọc răng sứ hay không phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ rất nhiều.
Với những bác sĩ tay nghề có yếu, chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình gắn mão răng thẩm mỹ thì quá trình thực hiện không đảm bảo đúng kỹ thuật. Từ đó lực tác động không đều, khiến cho răng sứ dễ bị chênh cộm không khít vi khuẩn dễ xâm nhập gây đau nhức và biến chứng viêm nhiễm và hơi thở có mùi hôi sau này.
Do đó, để an tâm điều trị, bạn nên tìm đến những Bác sĩ bọc răng sứ giỏi cả trình độ chuyên môn và tay nghề điều trị.
Giải pháp khắc phục răng bị ê buốt sau khi bọc sứ
Sau khi bọc răng sứ, tình trạng ê buốt thường xảy ra vài trong vài ngày đầu tiên và sẽ chấm dứt hoàn toàn. sau đó. Nhưng nếu như tình trạng ê buốt ngày càng nặng hơn và kéo dài nhiều tuần liền bạn cần phải đến gặp bác sĩ để tiến hành kiểm tra và xử lý kịp thời. Dưới đây là một số giải pháp khắc phục tình trạng ê buốt răng sau khi làm răng sứ:
Dùng thuốc giảm đau
Sau khi bọc răng sứ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chứa các hoạt chất giảm đau nhức ở mức độ an toàn, giúp bạn giảm thiểu tối đa tình trạng ê buốt. Bạn hãy nhớ uống thuốc theo đúng hướng dẫn và liệu lượng bác sĩ kê, đảm bảo hiệu quả.
Ngoài ra trong một số trường hợp người bệnh có thể giảm đau cấp tốc bằng việc bôi gel làm mát lên răng làm sứ, sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc. Tuy nhiên, dù là bôi gel vẫn cần có tư vấn và chỉ định của bác sĩ để đảm bảo kết quả răng bọc sứ.
Tuyệt đối người bệnh không tự ý sử dụng các sản phẩm thuốc giảm đau hay áp dụng các mẹo dân gian tại nhà để khắc phục bọc răng sứ bị ê buốt khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
Khắc phục tại nha khoa
Nếu tình trạng răng đau nhức kéo dài và gây khó khăn trong ăn uống hay cuộc sống hàng ngày. Người bệnh nên đến ngay cơ sở nha khoa đã bọc răng sứ để bác sĩ tiến hành thăm khám và có phương pháp xử lý kịp thời.
- Nếu răng sứ bị đau do các bệnh lý răng miệng chưa được xử lý triệt để, ví dụ như tủy răng chưa được làm sạch. Bác sĩ sẽ tiến hành tháo răng sứ ra để lấy hết phần tủy bị viêm nhiễm, sau đó phục hình lại răng sứ cho bệnh nhân.
- Trong trường hợp do kỹ thuật thực hiện sai cách khiến răng sứ mới lắp bị cộm, cong lệch, không khít khiến cho việc ăn nhai không thật. Bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh gắn lại mão răng sứ cho vừa khít với viền nướu.
Bạn không cần quá lo lắng về vấn đề tháo răng sứ có đau không, các bác sĩ sẽ tiến hành tháo lắp răng sứ một cách dễ dàng mà không gây bất kỳ đau nhức nào.
Lưu ý rằng, để tránh tình trạng răng ê buốt sau khi điều trị tái diễn, hãy dành thời gian tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ nha khoa bọc răng sứ uy tín, chất lượng.
XEM THÊM: Bọc Răng Sứ Ở Đâu Tốt Nhất?
Cung cấp các giải pháp Bọc Răng Sứ chuẩn quốc tế
Cách chăm sóc răng miệng sau khi bọc sứ
Răng sứ thẩm mỹ không được nuôi sống bởi các mô tủy răng giống như răng thật tự nhiên. Hơn nữa những yếu tố bên ngoài tác động vào có thể gây ảnh hưởng và làm răng sứ bị yếu dần đi. Vì vậy, việc chăm sóc vệ sinh và chế độ ăn uống sau khi bọc răng sứ là rất quan trọng.
Nhằm tăng tuổi thọ của răng và ngăn ngừa những biến chứng không đáng có khi làm răng sứ, bạn nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:
Lưu ý sau khi bọc sứ
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra chất lượng răng sau khi bọc sứ. Bên cạnh đó cũng kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường xảy ra và có biện pháp xử lý hiệu quả.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, kết hợp với sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng giúp loại bỏ vụn thức ăn còn sót lại. Đồng thời đi lấy vôi răng định kỳ 3 - 6 tháng/lần để làm sạch mảng bám.
- Với những người có tật nghiến răng, cắn móng tay hãy tìm cách khắc phục tình trạng này. Bởi điều này không chỉ làm cho răng thật bị mài mòn mà ngay cả răng sứ nguy cơ cao cũng bị hư hỏng, nứt vỡ.
- Tránh ăn nhai các loại đồ ăn quá cứng như: Xương, các loại hạt, quả cứng, nước đá,... Thay vào đó nên ăn nhiều rau củ quả có chứa axit malic như táo, bưởi để răng chắc khỏe hơn.
Khi gặp tình trạng răng bị ê buốt sau khi bọc sứ , bạn cần tới nha khoa thăm khám và điều trị sớm tránh gây ra những vấn đề răng miệng nguy hiểm khác. Hy vọng chia sẻ trên đây của chúng tôi đã phần nào giúp bạn có được thông tin hữu ích về vấn đề bọc răng sứ bị ê buốt.
ĐỌC THÊM:
- Cách Chăm Sóc Răng Sứ Chuẩn Nhất.
- Bọc Răng Sứ Bị Hở và Cách khắc phục.
Cơ sở chính: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Chi nhánh Sài Gòn 1: 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM
Chi nhánh Sài Gòn 2: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!