Sâu Răng Số 7 Nguy Hiểm Thế Nào? Hướng Dẫn Điều Trị Răng Sâu
- Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ cấy ghép Nha khoa nâng cao: Cấy ghép và phục hình Implant tức thì
- Chứng chỉ cắm ghép Implant nha khoa cấp bởi viện đào tạo RHM - ĐH Y Hà Nội
- Chứng chỉ Chỉnh nha Invisalign Fundamentals Seminar Hoa Kỳ
- Chứng nhận đào tạo Bí quyết chỉnh nha hiệu quả - Điều trị răng ngầm
Sâu răng số 7 thường do vệ sinh không sạch các mảng bám thức ăn, tạo điều kiện vi khuẩn gây hại dẫn đến sâu răng [1]. Tình trạng gây ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng ăn nhai hàng ngày và có thể lan sang những vị trí răng xung quanh gây sâu răng toàn hàm [2]. Để xử lý răng số 7 bị sâu có thể áp dụng phương pháp hàn răng hoặc bọc sứ thẩm mỹ [3]. Nếu tình trạng nghiêm trọng, nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc nhổ bỏ để tránh các biến chứng xảy ra.
Đặc điểm của răng số 7
Hàm răng vĩnh viễn của người trưởng thành bao gồm hàm trên và hàm dưới, tổng cộng 32 chiếc răng. Trong đó có 4 răng số 7 nằm ở vị trí trong cùng và nếu có răng khôn thì liền kề với răng khôn số 8. Ngoài tên gọi là răng hàm số 7 thì người ta còn gọi là răng cối số 7. Tính về độ lớn thì răng hàm số 7 có kích thước lớn hơn so với răng hàm số 6. Trung bình trẻ độ tuổi 10 – 12 sẽ hoàn thành quá trình mọc đầy đủ 4 răng hàm số 7 và không thể mọc thêm lần nữa cũng như không có hiện tượng thay như răng sữa.
Về đặc điểm hình thái, răng số 7 có mặt trên rộng và có rãnh để đảm nhiệm chức năng nhai thức ăn. Răng số 7 hàm trên và hàm dưới khác nhau về số lượng chân răng, răng hàm trên có 3 chân, hàm dưới có 2 chân. Đa số răng số 7 đều có 3 ống tủy, chỉ có số ít là nhiều chân răng hơn và nhiều ống tủy hơn. Ngoài ra, răng này còn có nhiệm vụ định hình chiều dài khuôn mặt vì vị trí của nó ở đúng điểm song song chiều dài mặt.
Nguyên nhân gây sâu răng số 7
Sâu răng số 7 là tình trạng 80% dân số gặp phải, từ trẻ nhỏ tới người lớn tuổi. Răng số 7 liên kết nhiều với dây thần kinh nên khi bị sâu răng tương đối, sâu vào trong tủy bạn sẽ cảm thấy rất đau. Các nguyên nhân chủ đạo khiến răng số 7 bị sâu:
Nguyên nhân từ vị trí của răng số 7
Nằm ở sâu bên trong của hàm răng, răng số 7 rất khó được làm sạch nếu chỉ đánh răng thông thường ngày 2 lần. Cụ thể, vị trí răng ngay cạnh các bó cơ hàm cử động liên tục, đặc biệt mạnh khi nhai thức ăn khiến vụn thức ăn dễ dàng nhét sâu vào trong kẽ răng. Hơn nữa, mặt bên trong của má và lợi ma sát liên tục với nhau cũng khiến cho vị trí này càng khó được làm sạch. Lâu ngày vi khuẩn, mảng bám trong kẽ răng, bề mặt răng sẽ phá huỷ cấu trúc men răng, khiến răng bắt đầu bị sâu.
Nguyên nhân từ chức năng của răng cối số 7
Răng cối số 7 đảm nhiệm chức năng nhai và nghiền nát thức ăn. Chính chức năng này kết hợp với hình thái răng khiến cho vụn thức ăn dễ dàng len lỏi vào trong các kẽ răng và trên bề mặt gồ ghề của răng. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển gây sâu răng số 7.
Nguyên nhân từ thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh
Chăm sóc răng miệng hời hợt, đánh răng không đúng cách hay sử dụng tăm xỉa răng thường xuyên cũng có thể là nguyên nhân khiến mảng bám không được làm sạch ở răng số 7.
Hơn nữa, thói quen ăn uống kém lành mạnh bao gồm việc ăn nhiều đồ ngọt, uống nước ngọt có ga, ăn tối muộn, ăn đêm cũng có thể là nguyên nhân gây sâu răng số 7. Những nguyên nhân này còn có thể gây ra hàng loạt vấn đề về sức khỏe răng miệng khác như: viêm nướu, viêm nha chu.
Cung cấp các giải pháp Nhổ Răng chuẩn quốc tế
Răng số 7 bị sâu ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ?
Là răng ở vị trí quan trọng, đảm nhiệm chức năng nhai và nghiền nát thức ăn, khi răng số 7 bị sâu sẽ ảnh hưởng tới chức năng này đầu tiên. Cùng với đó, vi khuẩn từ răng số 7 sẽ lan sang và tấn công những răng xung quanh. Những triệu chứng của việc sâu răng còn ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ và tâm lý của người bệnh, gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.
Ảnh hưởng tới chức năng nhai nghiền thức ăn
Mỗi khi ăn bạn đều phải sử dụng đến răng số 7. Vì vậy, dù chỉ bị sâu răng số 7 hàm trên hay hàm dưới thì cũng ảnh hưởng tới chức năng nhai thức ăn.
Mới chớm sâu răng, bạn gần như không cảm thấy biểu hiện gì nhưng khi sâu răng bắt đầu ăn vào cấu trúc răng và tấn công vào tủy thì cảm giác đau nhức sẽ đồng hành với bạn. Mỗi khi nhai thức ăn cứng, ăn đồ ăn quá nóng hay uống nước lạnh đều khiến bạn cảm thấy đau buốt.
Sâu răng lan rộng sang các răng xung quanh
Với cấu trúc liền kề sát nhau, chỉ cần 1 chiếc răng sâu cũng dễ dàng làm răng bên cạnh bị ảnh hưởng. Không những thế, vi khuẩn gây sâu răng còn có thể là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt vấn đề về răng miệng khác.
Vì ở vị trí sâu trong khung hàm như vậy, vệ sinh thông thường khó làm sạch hoàn toàn vi khuẩn, lâu ngày chúng sẽ tấn công nướu, dây chằng nha chu, cung xương hàm, ăn sâu vào tủy răng… Nếu không điều trị sâu răng cối số 7 sớm thì về lâu dài có thể bạn sẽ bị viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng, áp xe răng…
Ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần người bệnh
Sâu ở răng nhai khiến cho việc ăn uống không thoải mái như bình thường. Những người bị sâu răng nặng, vỡ răng, khó nhai còn có thể chán ăn, biếng ăn. Về lâu dài, cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng thiết yếu sẽ bị thiếu chất, mệt mỏi, xanh xao, thiếu máu.
Bên cạnh đó, những cơn đau nhức thường xuyên ở vị trí răng sâu theo dây thần kinh kéo lên thành cơn đau nửa đầu, đau đầu, nổi hạch hạch huyết… sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, stress, mệt mỏi trong thời gian dài ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cách xử lý sâu răng số 7
Chỉ một chiếc răng sâu cũng sẽ ảnh hưởng tới cả sức khỏe và tinh thần nên chúng ta không nên chủ quan. Tình trạng sâu răng số 7 nếu được phát hiện và xử lý ngay từ đầu sẽ hạn chế được tối đa hậu quả của nó.
Hơn nữa, điều trị sớm còn có lợi thế là đỡ tốn chi phí và phương pháp điều trị cũng nhẹ nhàng hơn. Vậy cụ thể sâu răng số 7 phải làm sao? Tham khảo một số phương pháp chữa sâu răng theo mức độ sau đây:
Răng mới bị sâu
Không phải đến khi trên bề mặt răng xuất hiện chấm đen hoặc răng ngả màu thì mới tính là sâu răng cối số 7. Tình trạng sâu răng được xác định bắt đầu từ khi có mảng bám không vệ sinh được bằng bàn chải đánh răng thông thường. Với trường hợp này, bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian để hạn chế vi khuẩn phát triển mạnh như:
- Dùng tỏi tươi đập dập hoặc ngâm với nước ấm để chấm lên răng sâu. Cách này sẽ giúp hạn chế vi khuẩn phát triển tấn công men răng nhờ hoạt chất allicin trong tỏi.
- Súc miệng hàng ngày bằng nước súc miệng chuyên dùng cho răng nhạy cảm.
- Dùng vỏ chanh tươi rửa sạch, cho vào chai nước làm nước súc miệng hàng ngày để tăng hiệu quả sát khuẩn răng và khoang miệng.
Tuy nhiên các mẹo dân gian kể trên chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng, giảm đau, hạn chế vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Sâu răng không thể điều trị triệt để được bằng biện pháp này. Cẩn thận hơn, bạn cần khám nha khoa để được lấy cao răng sạch sẽ, xác định mức độ sâu và có thể được chỉ định bôi vecni fluor chống sâu răng nếu cần thiết.
Xem thêm: Sâu răng số 5 xử lý như thế nào? Lời khuyên từ chuyên gia
Răng số 7 bị sâu vào cấu trúc răng
Răng số 7 bị vi khuẩn tấn công lớp men răng bên ngoài, phá huỷ tới cấu trúc màng xốp của răng tạo nên vết nứt trên bề mặt hoặc các chấm đen trên răng. Với trường hợp này, bắt buộc phải áp dụng các biện pháp điều trị chuyên khoa như trám răng hoặc xử lý ổ sâu, bọc răng sứ.
- Trám răng: Hay còn gọi là hàn răng. Với những trường hợp răng số 7 sâu nhẹ, có lỗ sâu lấm chấm trên bề mặt thì áp dụng cách này hiệu quả. Răng sâu sẽ được vệ sinh sạch, các lỗ sâu được trám lại bằng vật liệu chuyên biệt rồi xử lý bề mặt răng.
- Bọc răng sứ: Biện pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cả hàn răng vì răng sâu sẽ được xử lý bằng cách mài nhọn, loại bỏ mô cứng bị tổn thương. Sau đó bác sĩ sẽ chụp mũ răng sứ lên để bảo vệ răng nguyên bản, ngăn chặn vi khuẩn tiếp cận và tấn công răng. Răng sẽ được bắc cầu với răng hàm số 6 bên cạnh để đảm bảo độ vững chắc cho hàm răng.
Răng số 7 bị sâu vào tuỷ
Nếu bị sâu vào tủy thì răng số 7 bị sâu có nên nhổ không? Không phải cứ bị sâu vào tuỷ là cần phải nhổ răng số 7. Nếu tình trạng sâu tuỷ răng số 7 chưa nghiêm trọng thì chỉ cần điều trị bằng cách nạo tuỷ hỏng, bít ống tủy và trám lại hốc răng hoặc bọc sứ.
Nhưng nếu răng số 7 đã bị sâu nặng tới mức chết tủy thì có thể cần nhổ bỏ để bảo vệ răng lân cận. Sau khi nhổ xong răng sâu cần được trồng răng mới vào để đảm bảo chức năng nhai thức ăn và độ chắc chắn của hàm răng.
Với những trường hợp răng số 7 bị sâu kèm theo các vấn đề răng miệng khác như viêm nướu, viêm nha chu, áp xe… thì cần phác đồ cụ thể của bác sĩ. Bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét tình trạng răng thực tế và chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp nhất.
Lời khuyên chăm sóc răng miệng phòng tránh sâu răng hàm
Để phòng tránh sâu răng hàm, điều đầu tiên bạn cần làm là khám răng định kỳ. Vì răng cối số 7 nằm ở vị trí gần trong cùng của hàm răng, rất khó làm sạch hoàn toàn. Tuân thủ lịch khám răng định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện dấu hiệu sâu răng số 7 từ sớm, như vậy việc chữa trị hoặc can thiệp sẽ nhẹ nhàng hơn. Một số lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn phòng tránh sâu răng hàm số 7 tốt hơn:
- Đánh răng đúng kỹ thuật, thường xuyên đánh răng với tần suất 2 – 3 lần/ngày
- Lựa chọn bàn chải đầu lông mềm để lông bàn chải có thể len lỏi vào sâu trong góc hàm và các kẽ răng
- Sử dụng nước súc miệng sau mỗi khi ăn uống, không dùng tăm xỉa răng
- Lấy cao răng định kỳ mỗi 6 tháng/lần
- Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt như bánh ngọt, kẹo, uống nước ngọt có ga vào buổi tối, nhất là ban đêm
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, thường xuyên ăn các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D, khoáng chất để ngăn ngừa tình trạng thiếu canxi răng dễ bị sâu hơn.
Hi vọng rằng những lời khuyên dinh dưỡng trên đây sẽ phần nào giúp bạn đọc chăm sóc răng miệng tốt hơn, hạn chế bị sâu răng số 7. Trường hợp phát hiện dấu hiệu sâu răng sớm, hay nhanh chóng đi khám để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Dành cho bạn: Sâu răng nhẹ là gì? Cách điều trị nhanh chóng và hiệu quả nhất
Xem thêm
Cơ sở chính: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Chi nhánh Sài Gòn 1: 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM
Chi nhánh Sài Gòn 2: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!