Trám Răng Là Gì? Ưu Nhược Điểm, Quy Trình, Chi Phí Thực Hiện

Trám răng là quá trình sử dụng vật liệu nhân tạo, tạo hình vào vị trí răng sứt mẻ, khuyết thiếu để khôi phục hình dáng và chức năng ăn nhai của răng [1].

  • Một số vật liệu trám răng thường dùng là: Composite, Amalgam, sứ, vàng, GIC,... [2]
  • Ưu điểm của trám răng: Khôi phục hình dáng và thẩm mỹ của răng, ngăn ngừa vi khuẩn lây lan, quy trình thực hiện nhanh chóng, chi phí rẻ [3].
  • Chi phí hàn răng dao động từ 200.000 - 700.000 VNĐ/răng [4].
  • Quá trình thực hiện không gây đau đớn, ê nhức nếu được thực hiện đúng kỹ thuật [5]. 

Trám răng là gì?

Trám răng hay hàn răng là kỹ thuật sử dụng vật liệu nhân tạo, bổ sung vào phần mô răng bị thiếu do sứt mẻ, nứt vỡ, sâu răng. 

Mục đích của trám răng là bịt kín lỗ hổng, ngăn không cho vi khuẩn tấn công vào bên trong gây hỏng tủy và phá hủy men răng, đồng thời khôi phục hình dáng của răng, đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai.

Hàn răng thường áp dụng trong những trường hợp sau:

  • Hàn răng sâu để ngăn vi khuẩn sâu răng ăn vào tủy và chân răng gây đau nhức.
  • Hàn răng mẻ giúp tái tạo hình dáng răng ban đầu, không để răng bị sứt mẻ nghiêm trọng hơn.
  • Hàn răng thưa để tạo hình răng, tuy nhiên chỉ có thể thực hiện cho khoảng hở nhỏ dưới 2mm, nếu răng thưa lớn cần tìm giải pháp khác như bọc răng sứ.
  • Trám thay chỗ trám cũ nếu miếng trám bị mòn hoặc rơi ra hoàn toàn. 
  • Hàn răng để ngăn ngừa sâu răng ở trẻ nhỏ.

XEM THÊM: Có Bầu Trám Răng Được Không? Cần Chú Ý Gì?

Trám răng giúp khôi phục hình dáng cho răng sứt mẻ, nứt vỡ
Trám răng giúp khôi phục hình dáng cho răng sứt mẻ, nứt vỡ

Một số vật liệu thường dùng trong trám răng

Tại các nha khoa hiện nay có rất nhiều vật liệu thường dùng trong trám răng, phổ biến nhất là:

Vật liệu trám răng

Ưu điểm

Nhược điểm

Vật liệu Composite

  • Composite có màu tự nhiên giống răng thật
  • Phù hợp để hàn răng cửa hay các răng ở vị trí dễ nhìn thấy
  • Tuổi thọ không cao, chỉ khoảng 5 năm
  • Khả năng chịu lực kém nên không dùng cho răng hàm

Vật liệu Amalgam

  • Chi phí rẻ
  • Độ bền cao, khả năng chịu lực tốt, phù hợp để trám răng hàm
  • Tuổi thọ cao, lên đến 15 năm
  • Tính thẩm mỹ không cao do được làm từ hỗn hợp kim loại và thủy ngân
  • Không được dùng cho răng cửa

Vật liệu sứ

  • Thẩm mỹ cao do sứ có màu trắng tự nhiên, tương tự răng thật
  • Vật liệu này có khả năng chống ăn mòn và chống bám bẩn cao
  • Tuổi thọ của vật liệu sứ sử dụng lâu dài, hơn 10 năm
  • Chi phí hàn răng cao
  • Dễ bị bám màu nếu không được chăm sóc tốt, ăn thực phẩm gây ố vàng

Vật liệu vàng

  • Tính thẩm mỹ cao
  • Khả năng chịu lực tốt, bền bỉ, ít bị ăn mòn hơn các vật liệu khác 
  • Chi phí cao
  • Không được dùng cho răng cửa do dễ bị lộ miếng trám

Vật liệu GIC

  • Có chứa fluor chống sâu răng, thích hợp để trám lỗ sâu.
  • GIC an toàn trong môi trường khoang miệng của khách hàng
  • Có khả năng gắn chặt vết nứt với nhau, ngăn ngừa tình trạng nứt vết trám
  • Màu sắc không được tự nhiên nên tính thẩm mỹ không cao
  • Khả năng chịu lực của GIC kém hơn Composite
Có nhiều vật liệu trám răng cho khách hàng lựa chọn
Có nhiều vật liệu trám răng cho khách hàng lựa chọn

Ưu nhược điểm của trám răng

Một số ưu điểm của trám răng có thể kể đến như:

  • Khôi phục hình dáng ban đầu của răng, giúp khách hàng ăn nhai như bình thường.
  • Cải thiện tính thẩm mỹ, đặc biệt là vật liệu trám bằng sứ và Composite có màu trắng tự nhiên, không bị lộ miếng trám.
  • Phương pháp này giúp ngăn ngừa vi khuẩn sâu răng tấn công và lan rộng, bảo vệ cấu trúc men răng và tủy răng.
  • Quy trình thực hiện nhanh chóng, chỉ mất từ 1 - 2 lần đến nha khoa.
  • Chi phí rẻ hơn so với các phương pháp phục hình khác, chỉ khoảng 200.000 VNĐ/răng.

Ngoài ra, hàn răng cũng tồn tại một số hạn chế như:

  • Phương pháp trám răng chỉ có tuổi thọ từ 3 – 5 năm, một số vật liệu cao cấp lên đến 10 năm, sau đó phải hàn răng mới.
  • Miếng trám có thể bị sứt mẻ, nứt vỡ nếu chịu tác động lực quá mạnh khi ăn uống, vệ sinh.
  • Vật liệu sứ và Composite dễ bị đổi màu, ố vàng nếu dùng nhiều trà, cà phê, thuốc lá.
  • Một số người có phản ứng dị ứng với vật liệu hàn răng. 

THAM KHẢO: Trám Răng Có Bền Không? Làm Sao Để Tăng Tuổi Thọ?

Trám răng giá bao nhiêu?

Giá trám răng hiện nay dao động từ 200.000 – 700.000 VNĐ/răng. Chi phí thực tế có thể chênh lệch phụ thuộc vào vật liệu được chọn, số lượng răng cần trám, tình trạng răng cụ thể, kỹ thuật thực hiện và chính sách giá của từng nha khoa.

Bạn đọc có thể tham khảo bảng giá trám răng dưới đây:

Dịch vụ

Chi phí (VNĐ)

Hàn răng bị sâu men

300.000 

Hàn răng mòn cổ

500.000 - 700.000

Trám kẽ răng thưa

400.000

Hàn răng sữa trẻ em

70.000 - 200.000 

Trám bít hố rãnh bằng composite

200.000

Trám bít hố rãnh bằng nhựa Sealant

200.000

Trám bít hố rãnh bằng Composite

200.000 

Trám bít hố rãnh bằng GIC

200.000

TÌM HIỂU THÊM: Trám Răng Cửa Bao Nhiêu Tiền? Có Đắt Không?

Chi phí trám răng khá rẻ, ai cũng có thể thực hiện
Chi phí trám răng khá rẻ, ai cũng có thể thực hiện

Quy trình trám răng chuẩn Y khoa

Quy trình hàn răng trực tiếp được thực hiện với 4 bước như sau:

  • Bước 1 - Thăm khám và tư vấn: Bác sĩ cho khách hàng chụp X-quang, kiểm tra vị trí răng cần trám, xác định được tình trạng răng miệng, kích thước vùng trám. Qua đó khách hàng được tư vấn vật liệu phù hợp.
  • Bước 2 - Gây tê và vệ sinh khoang miệng: Bác sĩ tiến hành vệ sinh khoang miệng thật sạch và gây tê cục bộ để tránh tình trạng ê buốt, khó chịu. Nếu răng sâu, bác sĩ sẽ vệ sinh sạch chỗ sâu, xử lý tủy bị viêm, hỏng.
  • Bước 3 - Trám răng: Bắt đầu đổ vật liệu trám dạng lỏng vào trong khoang trám, sau đó chiếu đèn Laser để miếng trám dần đông lại thông qua phản ứng quang trùng hợp.
  • Bước 4 – Chỉnh sửa chỗ trám: Bác sĩ điều chỉnh lại chỗ trám để loại bỏ phần dư thừa, đảm bảo tính thẩm mỹ và giúp khách hàng ăn nhai tốt hơn.

Quy trình trám răng gián tiếp (Inlay – Onlay) được thực hiện như sau:

  • Bước 1 - Thăm khám và tư vấn: Khách hàng được chụp X-quang để bác sĩ kiểm tra khoang miệng, đánh giá mức độ hư tổn của răng và tư vấn vật liệu phù hợp.
  • Bước 2 - Gây tê và vệ sinh khoang miệng: Trước khi trám răng cần loại bỏ hoàn toàn mảng bám cao răng, thức ăn thừa bám dính, sau đó bác sĩ gây tê cục bộ.
  • Bước 3 - Lấy dấu hàm: Bác sĩ tiến hành lấy dấu hàm để tạo hình miếng trám đúng hình dáng, kích thước của lỗ hổng trên răng.
  • Bước 4 - Gắn miếng trám: Sau khoảng 2 - 3 ngày, khách hàng quay lại nha khoa để bác sĩ gắn miếng trám lên trên răng, cố định bằng keo chuyên dụng và tạo hình để đảm bảo thẩm mỹ, chức năng ăn nhai.

Trám răng có đau không?

Trám răng là kỹ thuật đơn giản, không yêu cầu kỹ thuật phức tạp, không xâm lấn cấu trúc răng, mô mềm nên được thực hiện tương đối nhanh chóng, dễ dàng và gần như không gây đau nhức.

Với khách hàng hàn răng thưa, răng sứt mẻ, bác sĩ chỉ cần làm sạch vùng răng cần điều trị và đắp vật liệu lên trên nên hoàn toàn không bị khó chịu, ê nhức. Riêng trường hợp sâu răng nặng, cần điều trị tủy trước, sau đó mới tiến hành trám răng, lúc này bạn có thể hơi ê buốt, do tác động đến phần tủy.

Trên thực tế hàn răng có đau không còn phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ, kỹ thuật thực hiện và hệ thống máy móc thiết bị tại nha khoa. Vì thế tốt nhất bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín khi có ý định phục hình, thẩm mỹ răng miệng.

Quá trình trám răng đơn giản, không đau nhức
Quá trình trám răng đơn giản, không đau nhức

Lưu ý quan trọng sau khi trám răng 

Quá trình trám răng mặc dù diễn ra đơn giản, tuy nhiên sau khi thực hiện, bạn vẫn cần chú ý đến cách chăm sóc, ăn uống, vệ sinh tại nhà để duy trì tuổi thọ lâu dài:

  • Sau hàn răng khoảng 2 giờ đầu không nên ăn uống bất kỳ thứ gì để vật liệu trám có thời gian tương thích với răng thật.
  • Tránh ăn các thực phẩm cứng, dai, dẻo, dễ dính trong 2 ngày, nhất là khi sử dụng vật liệu trám bạc.
  • Hạn chế ăn uống thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh vì răng lúc này dễ gây ê buốt, khó chịu. 
  • Nếu ăn thức ăn nhiều đường cần súc miệng ngay để tránh đường bào mòn răng.
  • Trong quá trình vệ sinh chỗ trám, nên dùng bàn chải lông mềm để tránh mòn bề mặt răng, ngoài ra kết hợp sử dụng thêm nước súc miệng, chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn tốt nhất.
  • Sau khoảng 6 tháng, bạn cần đến nha khoa để kiểm tra độ bền của miếng trám và xử lý những vấn đề bất thường nếu có.

Trám răng có thể xử lý tình trạng sứt mẻ, nứt vỡ, sâu răng cho nhiều trường hợp, giúp khôi phục khả năng ăn nhai và thẩm mỹ. Phương pháp này có chi phí rẻ, quá trình thực hiện đơn giản, tuy nhiên vẫn có một số hạn chế, vì thế bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn.

ĐỪNG BỎ QUA:

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Niềng Răng Móm Có Tốt Không? Thời Gian, Chi Phí Như Thế Nào?
Niềng Răng Móm Có Tốt Không? Thời Gian, Chi Phí Như Thế Nào?

Mục LụcTrám răng là gì?Một số vật liệu thường dùng trong trám răngƯu nhược điểm của trám răngTrám răng giá bao nhiêu?Quy trình trám răng...

Niềng Răng Mắc Cài Pha Lê Có Tốt Không? Bảng Giá Và Lưu Ý
Niềng Răng Mắc Cài Pha Lê Có Tốt Không? Bảng Giá Và Lưu Ý

Mục LụcTrám răng là gì?Một số vật liệu thường dùng trong trám răngƯu nhược điểm của trám răngTrám răng giá bao nhiêu?Quy trình trám răng...

Niềng Răng Thưa Là Gì? Quy Trình Và Bảng Giá Chi Tiết
Niềng Răng Thưa Là Gì? Quy Trình Và Bảng Giá Chi Tiết

Mục LụcTrám răng là gì?Một số vật liệu thường dùng trong trám răngƯu nhược điểm của trám răngTrám răng giá bao nhiêu?Quy trình trám răng...

Niềng Răng Trainer: Ưu, Nhược Điểm, Phân Loại Và Lưu Ý
Niềng Răng Trainer: Ưu, Nhược Điểm, Phân Loại Và Lưu Ý

Mục LụcTrám răng là gì?Một số vật liệu thường dùng trong trám răngƯu nhược điểm của trám răngTrám răng giá bao nhiêu?Quy trình trám răng...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

messenger Messenger
zalo Zalo
phone Hotline
uudai Xem ưu đãi