Dấu Hiệu Nhận Biết Mọc Răng Khôn Hàm Dưới Và Biện Pháp Khắc Phục

bs-quanganh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Quang Anh
  • Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
  • Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM
  • Chứng chỉ trồng răng Implant nha khoa do BV Răng Hàm Mặt TƯ TPHCM cấp
  • Chứng chỉ cấy ghép toàn hàm tại Trung tâm Sagodent
  • Chứng chỉ nâng xoang ghép xương
  • Chủ nhiệm đề tài nghiên cữu về kỹ thuật nhổ răng khôn xâm lấn tối thiểu

Dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới có thể bao gồm:

Đau nhức: Cảm giác đau nhức ở vùng hàm dưới là một dấu hiệu phổ biến khi răng khôn bắt đầu mọc [1].

Sưng nướu: Nướu có thể sưng và đau, đặc biệt là xung quanh vùng răng khôn [2].

Hàm nặng nề cử động khó khăn: Sự xuất hiện của răng khôn có thể làm cho hàm trở nên nặng nề và khó di chuyển [3].

Sốt và nhức đầu: Mọc răng khôn có thể gây ra các triệu chứng như sốt và đau đầu [4].

Chán ăn và hơi thở có mùi: Có thể xuất hiện các vấn đề với việc ăn và có mùi hôi miệng do khó khăn trong việc vệ sinh răng [5].

Lợi sưng: Lợi có thể sưng, gây đau đớn và khó chịu khi ăn nhai [6].

Hàm dưới đau và sưng quanh: Đau và sưng xung quanh hàm dưới cũng là một trong những triệu chứng phổ biến [7].

Những dấu hiệu này có thể biến đổi tùy người, và việc thăm bác sĩ nha khoa là quan trọng để đánh giá và xử lý tình trạng mọc răng khôn một cách hiệu quả.

Mọc răng khôn hàm dưới

Răng khôn là răng cuối cùng trong hàm, thường mọc ở người trưởng thành từ 17 - 25 tuổi. Trong quá trình mọc răng khôn có thể gặp một số trường hợp mọc sớm từ khi 13 tuổi hoặc đến 30 tuổi mới bắt đầu xuất hiện.''Mọc răng khôn hàm dưới là hiện tượng bình thường mà bất kỳ ai cũng phải trải qua''.

Tình trạng này thường đi kèm với các triệu chứng như đau nhức răng, khó chịu, thậm chí sốt cao. Tuy nhiên, bệnh nhân không cần quá lo lắng về vấn đề sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng nhưng vẫn nên đến các cơ sở nha khoa để được theo dõi hướng mọc của răng khôn.

Răng khôn hàm dưới mọc lệch gây viêm lợi

Dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới như thế nào?

Đây là dấu hiệu thường gặp nhất khi răng khôn bắt đầu mọc trên cung hàm. Các cơn đau sẽ kéo dài trong suốt quá trình răng mọc. Nếu răng khôn mọc thẳng, tình trạng này sẽ tái phát theo chu kỳ. Ngược lại, cảm giác đau nhức ở mức độ nghiêm trọng và ngày càng tăng dần, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong quá trình ăn nhai.

Nếu răng khôn có kích thước quá to, cung hàm không đủ khoảng trống để phát triển, chúng sẽ có xu hướng mọc dưới nướu và khó chồi lên trên gây ra hiện tượng sưng nướu hoặc hàm.

Mọc răng khôn thường gây đau và sưng nướu, ảnh hưởng đến cảm giác cử động của hàm, Răng khôn mọc sâu bên trong hàm, làm hàm trở nên nặng nề và khó di chuyển, gây khó khăn khi ăn nhai.

Vị trí bên dưới răng khôn được liên kết với nhiều dây thần kinh cảm giác. Vì vậy khi răng bị kẹt dưới nướu hoặc mọc không đúng hướng gây áp lực hoặc chèn ép dây thần kinh dẫn đến đau đầu, đặc biệt là đau nửa đầu bên trái. Răng là bộ bộ liên kết chặt chẽ với hệ thống não bộ trung ương, do đó tình trạng răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm có thể khiến cơ thể xuất hiện những cơn sốt cao và kéo dài.

Mọc răng khôn hàm dưới có thể gây viêm, nhiễm ở má hoặc nướu răng, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển với tốc độ nhanh gây nên nhiều bệnh lý nha khoa. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng chán ăn và hơi thở có mùi khó chịu.

Khi răng khôn cố gắng mọc, đôi khi nó không có đủ không gian hoặc nằm chệch, tạo ra áp lực lớn lên nướu và lợi. Áp lực này có thể làm cho và lợi trở nên sưng và đau. Ngoài ra mọc răng khôn có thể tạo ra một môi trường dễ phát triển cho vi khuẩn, gây nhiễm trùng nướu và làm tăng sự sưng.

Đau và sưng quanh hàm dưới có thể là dấu hiệu của quá trình mọc răng khôn. Khi răng khôn cố gắng mọc, nó có thể gây áp lực lên nướu và cấu trúc xung quanh, dẫn đến đau và sưng. Cảm giác đau và nhức ở khu vực nướu và xung quanh răng khôn là một trong những triệu chứng phổ biến. Sự xuất hiện của sưng và đỏ ở nướu là dấu hiệu rõ ràng của quá trình viêm nướu do mọc răng khôn.

TÌM HIỂU RÕ: Những Dấu Hiệu Mọc Răng Khôn Thường Thấy Nhất

Răng khôn hàm dưới mọc phải làm gì?

Tùy vào mức độ và hướng mọc của răng khôn hàm dưới mà nha sĩ sẽ có những cách xử lý khác nhau, cụ thể

qua-trinh-moc-rang-khon-1

Răng Khôn Mọc Thẳng, Không Gây Va Chạm:

Nếu răng khôn hàm dưới mọc thẳng mà không va chạm đến vị trí răng kế cận và bệnh nhân chỉ có đau nhức nhẹ, bác sĩ có thể đề xuất điều trị bằng thuốc kháng sinh để kiểm soát nhiễm trùng, thuốc giảm đau để giảm cảm giác đau, hoặc sử dụng các phương pháp mẹo dân gian như nước muối ấm để giảm sưng.

Răng Khôn Mọc Lệch hoặc Mọc Ngầm:

Trong trường hợp răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm, gây ảnh hưởng đến má và xô đẩy răng số 7, bác sĩ có thể đề xuất phương pháp nhổ răng khôn để tránh biến chứng xấu xảy ra. Công nghệ sóng âm Piezotome có thể được sử dụng để tối ưu hóa thời gian và giảm cảm giác đau trong quá trình nhổ.

Giải đáp thắc mắc mọc răng khôn mọc hàm dưới!

Mọc răng khôn thường xuất hiện cảm giác đau nhức kể cả ở hàm trên hay hàm dưới. Tuy nhiên, bệnh nhân không cần quá lo lắng bởi đây là biểu hiện bình thường và mức độ đau ở mỗi người cũng khác nhau.

Trong trường hợp răng khôn mọc thẳng, không va chạm đến vị trí răng số 7, bệnh nhân chỉ cảm thấy đau nhức nhẹ trong 2 - 3 ngày đầu tiên. Nghiêm trọng hơn là tình trạng răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm, kèm theo triệu chứng viêm nướu, lợi trùm răng khôn, cơn đau có thể kéo dài lên đến 1 - 2 tuần, thậm chí cả tháng nếu không được khắc phục kịp thời. Một số biện pháp được các nha sĩ khuyến khích để giảm các cơn đau do tình trạng mọc răng khôn như sau:

  • Nếu răng khôn mọc thẳng

Bệnh nhân có thể áp dụng một số mẹo dân gian như lá ổi, trà xanh,... để làm dịu cơn đau hiệu quả. Trong các dược liệu thiên nhiên có chứa thành phần kháng viêm, diệt khuẩn, được chứng minh có công dụng hiệu quả giúp ngăn ngừa sưng đau. Hơn nữa, các loại lá này còn hỗ trợ cải thiện tình trạng hôi miệng và mang lại hơi thở thơm mát. Đặt biệt, chúng an toàn, lành tính và không gây phản ứng phụ đối với sức khỏe con người.

TÌM HIỂU NGAY: Tổng Hợp 12 Cách Giảm Đau Răng Khôn Đơn Giản Và Hiệu Quả

Răng khôn mọc thẳng chỉ gây đau nhức nhẹ

Nếu các cơn đau vượt quá ngưỡng cho phép và các biện pháp dân gian không có hiệu quả, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau răng khôn theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc này hoạt động theo cơ chế làm suy yếu và giảm mức độ của các chất trung gian hóa học được tạo ra trong quá trình viêm, từ đó hạn chế các triệu chứng đau nhức hiệu quả.

Tuy nhiên, tránh lạm dụng gây phản ứng ngược với thuốc khiến cơ thể gặp biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, các loại thuốc giảm đau được chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai và cho con bú hoặc bệnh nhân bị kích ứng với thành phần của thuốc.

Sưng má là một trong những triệu chứng thường gặp khi răng khôn bắt đầu mọc. Nguyên nhân bởi, răng khôn mọc lệch ra má sẽ ảnh hưởng đến các mô mềm bên trong khoang miệng, dẫn đến hiện tượng má bị sưng.

Răng khôn hàm dưới mọc ngầm gây đau nhức, sưng má

Bên cạnh đó, trường hợp răng khôn mọc ngầm hoặc mọc lệch, va chạm với vị trí răng số 7 cũng có thể khiến lợi sưng to, các mạch máu phình lên khiến má sưng đau. Nếu gặp phải hiện tượng này, bạn có thể tham khảo các biện pháp “cứu nguy” kịp thời sau:

  • Chườm lạnh: Đây là phương pháp giảm sưng má hiệu quả ngay tại nhà, được các chuyên gia khuyến khích thực hiện. Nhiệt độ thấp trong đá lạnh sẽ giúp lưu thông máu và giảm sưng nhanh chóng. Bạn chỉ cần tận dụng 1 vài viên đá và một chiếc khăn sạch, sau đó chườm nhẹ nhàng lên vùng má mọc răng khôn. Thực hiện liên tục 3 lần/ngày để đạt hiệu quả như mong muốn.
  • Chườm nóng: Bệnh nhân có thể sử dụng túi chườm nóng hoặc một chiếc khăn ấm chườm lên vùng má bị sưng do mọc răng khôn. Kiên trì thực hiện 3 lần/ngày để giảm sưng má hiệu quả.

XEM CHI TIẾT: Mọc Răng Khôn Bị Sưng Má Cần Phải Làm Gì?

Theo các chuyên gia, việc nhổ 2 răng khôn hàm dưới cùng lúc còn phụ thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân. Khi cơ thể khỏe mạnh, bệnh nhân có thể nhổ nhiều răng khôn ở cả hàm trên và hàm dưới mà không phát sinh biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, nếu điều kiện sức khỏe không cho phép, biện pháp nha khoa này có thể dẫn đến nhiều tác hại, đồng thời gây khó khăn trong quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng. Thức ăn rất dễ mắc kẹt vào các khoảng trống trên cung hàm, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công khoang miệng.

 

THAM KHẢO BÀI VIẾT: Nhổ Răng Khôn Có Đau Không?

Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ sẽ có sự thay đổi rõ rệt, trở nên nhạy cảm và sức khỏe yếu hơn so với bình thường. Do đó, giai đoạn này không phải là thời điểm thích hợp để nhổ răng khôn bởi sẽ gây cảm giác đau đớn, lượng máu chảy ra nhiều và khó kiểm soát.

Hơn nữa, nếu nhổ răng tại cơ sở nha khoa kém chất lượng, vị trí răng mới nhổ rất dễ nhiễm trùng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé, nghiêm trọng có thể dẫn đến việc chán ăn, suy dinh dưỡng hoặc sinh non. Do vậy, các chuyên gia khuyến khích mẹ không nên nhổ răng khôn hoặc thực hiện các biện pháp phục nha thẩm mỹ trong lúc mang thai để tránh biến chứng xấu xảy ra.

Phụ nữ mang thai không nên nhổ răng khôn

Thông thường, nha sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu sử dụng một số thuốc giảm đau an toàn để ngăn chặn tình trạng sưng, viêm. Sau đó lên lịch hẹn đến khi sinh em bé xong mẹ có thể quay trở lại nha khoa để tiến hành nhổ bỏ răng khôn. Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng một số mẹo trị đau nhức ngay tại nhà như:

  • Súc miệng với nước trà xanh: Vò 1 nắm lá trà xanh đã rửa sạch, sau đó đun sôi với nước nóng và để nguội. Súc miệng bằng nước trà xanh giúp kháng viêm, giảm đau và mang đến hơi thở thơm mát.
  • Sử dụng rễ lá lốt: Lấy một ít rễ lá lốt đem rửa sạch, giã nhuyễn và lọc lấy nước cốt để súc miệng vào mỗi sáng thức dậy và tối trước khi đi ngủ để giảm tình trạng đau nhức do răng khôn hàm dưới mọc.

Hầu hết tình trạng mọc răng khôn hàm dưới thường gây đau nhức, khó chịu kéo dài, làm cản trở việc ăn uống và vệ sinh, chăm sóc răng miệng hằng ngày. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến các răng kế cạnh và các mô mềm bên trong khoang miệng. Để ngăn ngừa các hệ lụy nguy hiểm, bạn cần chú ý các vấn đề quan trọng sau:

  • Làm sạch răng miệng bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn cặn thức ăn thừa và mảng bám trong kẽ răng. Thực hiện thói quen dùng chỉ nha khoa và không xỉa răng bằng tăm truyền thống.
  • Đánh răng với lực vừa phải nhằm hạn chế tác động lực mạnh lên vị trí răng khôn mới mọc.
  • Trong quá trình răng khôn mọc, bệnh nhân nên ưu tiên các thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo, súp, canh hầm để tránh gây áp lực nhai lên răng. Đặc biệt, không sử dụng đồ ăn quá cứng hoặc quá dẻo, thậm chí nên kiêng hải sản nhằm hạn chế tình trạng kích ứng nướu, lợi khiến chúng nhạy cảm và sưng đau.
  • Ngay khi tình trạng đau nhức diễn biến phức tạp, bạn nên đến cơ sở nha khoa để được thăm khám và lên kế hoạch nhổ bỏ nếu cần thiết.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Xem thêm

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng Và Những Điều Cần Biết
Kiểm Tra Sức Khỏe Răng Miệng: Lợi Ích Và Lưu Ý Quan Trọng

Lợi ích của việc kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ Việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ mang...

Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách
Máy Tăm Nước: Vai Trò Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách

Máy tăm nước là gì? Ưu nhược điểm cụ thể Tăm nước là một thiết bị sử dụng dòng nước rung có áp suất cao...

Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện
Scan Răng 3D: Ưu Điểm, Quy Trình Và Địa Chỉ Thực Hiện

Scan răng 3D là gì? Ưu điểm nổi bật Scan răng 3D còn được gọi là lấy dấu kỹ thuật số (Oral Scan) hay dịch...

Kỹ thuật chụp 3 chiều cho hình ảnh chất lượng cao
Chụp X-Quang Răng: 5 Điều Cần Biết Trước Khi Thực Hiện

Chụp X-quang răng là gì? Khi nào cần thực hiện? Chụp X quang răng là kỹ thuật giúp ghi lại rõ hình ảnh trong khoang...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

ViDental - APEC Thủ Đức - Cơ sở TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

ViDental - Guva Phú Nhuận - Cơ sở TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Messenger zalo
0987.933.309